Tôi bị đau bụng giữa đêm không ngủ được, như kiểu viêm loét gì đó vì làm việc cật lực suốt 5 tháng với các bản dịch thực sự thảm họa, làm quá sức nên khi vừa xong công việc là gặp rắc rối ngay về sức khỏe. Đi khám bệnh viện Y Dược, tới lúc 8 rưỡi mà 9 rưỡi mới lấy được số, bị hẹn chiều quay lại. 2 giờ chiều quay lại vẫn cực đông và phải gần 5 giờ mới xong. Bác sỹ chẳng hỏi han gì nhiều kêu đi siêu âm, sau đó cho đơn và kêu đi nội soi. Tôi bảo là tôi sợ đau thì bác sỹ kê hẳn cho gói gây mê 2800k (nội soi thường là 800k), nhiệt tình thật. Còn dặn mai phải nội soi sớm cho kịp tái khám. Sau khi có đơn thuốc thì tôi lại thấy "cố nhân Rabicad", giá 9500đ/viên, và bác sỹ dặn là phải mua trong tiệm thuốc bệnh viện đừng mua ngoài kẻo bị sai. Nên tôi cầm ra ngoài hỏi, thuốc tương tự là Rabestad giá 2500đ/viên. Tôi quyết định bỏ đơn, vì Rabicad là "cố nhân" có thấy khỏi gì đâu. Tôi quyết định thay đổi lối sống là không làm việc căng thẳng nữa. Sau đấy ăn cháo 30k, thì thấy không còn đau nữa. Tóm lại là rối loạn tiêu hóa. Tiền thuốc theo đơn sẽ là 922k, toàn thuốc đắt tiền, do bác sỹ lo lắng thái quá cho bệnh nhân, nhưng tôi không xứng đáng được như vậy. Cả vụ nội soi nữa. Giả sử nội soi có kết quả, thì chữa thế nào? Theo như tôi biết, rất nhiều người nội soi vẫn chữa không khỏi (sau đấy sẽ là nội soi sinh thiết, rất nhiều lần chọc que vào người), cuối cùng vẫn dùng thuốc nam. Dùng thuốc tây nhiều lại hỏng thận, sẽ phải đi chữa cả thận nữa. Trong khi siêu âm thì nội tạng của tôi vẫn gần như hoàn hảo, nên có lẽ đừng làm việc căng thẳng là được. Tổng thiệt hại là 150k khám, 150k siêu âm bụng, gửi xe 2 lần 12k = 312k. Tôi quyết định bỏ đơn để tiết kiệm 922k, nếu cần thì sẽ mua Rabestad chứ cũng không gặp lại cố nhân Rabicad. Tôi đã rút kinh nghiệm bài học 2022 là đi khám ngay khi có vấn đề. Bệnh viện vẫn là một nơi tuyệt vời để có một cuộc sống tuyệt hảo. Ít ra phải có ai đó gọi được đúng tên bệnh của chúng ta - mặc dù họ không thật sự chữa được nó, đúng không nhỉ?
Monday, February 27, 2023
Sunday, February 12, 2023
Bi kịch 80/20
Chào các bạn!
Chắc mọi người cũng hay nghe nói về quy tắc 80/20 tức là 20% việc quan trọng nhất sẽ tạo ra 80% lợi nhuận, còn 80% việc còn lại chỉ tạo ra 20% lợi nhuận, vì thế, chúng ta nên tập trung vào những việc đem lại lợi ích cao thôi, còn lại thì đừng làm. Nhưng nếu 100% số việc chúng ta làm không đem lại lợi ích mấy thì sao? Quy tắc này chỉ áp dụng được nếu có rất nhiều việc phải làm và việc nào cũng kiếm ra tiền nhỉ? Nhưng nếu có rất nhiều công việc phải làm, thì chúng ta cũng không áp dụng quy luật 80/20 vì đương nhiên là ai cũng thích tiền, nên mọi người chọn việc sinh ra nhiều tiền nhất. Chưa kể, chúng ta muốn kiếm tất cả số tiền có thể kiếm được, nên não sẽ tự động sắp xếp làm theo đúng thứ tự kỳ hạn phải nộp. Còn trong đa số trường hợp thì sẽ không có nhiều việc đến thế, và các việc cũng chỉ đem lại lợi ích rất hữu hạn. Nếu còn phải tốn công phân loại thứ tự ưu tiên thì lại cực kỳ mệt não, và nó sẽ thành bi kịch.
Vì thế, việc gì chúng ta thích làm hay cần làm thì sẽ làm 100%, không phân biệt việc lớn hay nhỏ. Làm việc nhỏ và việc dễ trước còn tốt hơn vì nó sẽ tạo động lực cho làm việc khác. Việc gì cũng có lợi ích riêng của nó và không thể tính toán được là cái nào thực sự quan trọng hơn cái nào. Việc nhỏ không làm có thể làm sụp đổ cả việc lớn về lâu dài, trong khi việc lớn còn chưa tạo ra thành quả cơ mà? Thế mới có chuyện "lấy ngắn nuôi dài".
Nếu thực sự phải tìm ra thứ tự ưu tiên, chúng ta có thể tiêu tốn tới 80% sức lực để làm việc này và ghi nhớ nó, nên nó sẽ thành "bi kịch 80/20". Thế thì khác nào anh chàng Nha giáo, lúc nào cũng sợ chơi nhầm phải bạn xấu, người xấu, nên phải dành cả ngày để đánh giá, phân loại, xếp hạng (kiểu như "ba hạng người không nên chơi, bốn kiểu người tuyệt đối tránh, ..."), cuối cùng tốn tất cả thời gian để điều tra lý lịch của mọi người. Sao không đối đãi bình đẳng như nhau, rồi sau đó tùy theo sự việc xảy ra mà điều chỉnh dần cho nhanh nhỉ?
Làm thế nào để sống hạnh phúc hơn và tăng dopamin?