Vì sao không ăn xin, không nhận bố thí?
Vì đây là vấn đề về danh dự và nhân phẩm. Khi bạn ăn xin, nhận bố thí, bạn cũng sẽ nhận luôn mặc cảm tự ti. Khi bạn bố thí cho người khác thì bạn cũng bố thí luôn lòng tự ti cho họ. Sau này bạn thành công và lòng tự ái (thường đội lốt “lòng tự trọng”) trỗi dậy thì bạn sẽ mặc cảm là ngày xưa nhờ được giúp đỡ mà mới được thế này, trong lòng luôn không thanh thản vì sự mang ơn, hoặc ngược lại, cố gắng phủ nhận tất cả. Vì thế người ta hay trách “ngày xưa khó khăn thì còn nhìn mặt nhau, giờ giàu có rồi lại ngoảnh mặt”. Vì lòng mặc cảm tự ti dẫn tới phủ nhận mà thôi. Ngoài ra, không phủ nhận thì sẽ có người kể công và đòi nợ.Người công chính không ăn xin mà chỉ vay. Và ở đời có vay có trả theo phương châm “A Lannister always pays his debts”. Nếu bạn vay và sau đó trả thì chẳng vấn đề gì cả.
Sẽ luôn có người chìa tay ra giúp đỡ bạn, thật lòng hay trục lợi, bạn hãy từ chối để đề cao tính tự lập.
Không đánh vào lòng thương hại
Đánh vào lòng thương hại, tỏ ra đáng thương, “nói khó” không phải là việc mà người công chính sẽ làm. Vì đây là dạng xin xỏ tình thương. Ví dụ, người bán vé số là kiểu đánh vào lòng thương hại và cũng không hề lịch sự vì họ rất hay chọn đúng thời điểm người khác ăn uống để nài nỉ, nói khó, kêu gọi lòng thương. Đó không phải là người công chính. Thay vì đi bán vé số họ có thể đi làm nhiều việc khác hữu ích nhưng đó chỉ là “lối sống”. Vì bán vé số thì không chịu áp lực tinh thần, không bị cấp trên ức hiếp, không phải ngồi ì trong văn phòng, không phải làm việc chân tay vất vả như rửa chén, và hơn nữa, khi từ nhỏ đã không được rèn tính kỷ luật thì làm gì, kể cả việc đơn giản cũng thất bại, và sẽ bị la mắng thì đi làm làm gì, đi bán vé số kiếm tiền sẽ tốt hơn nhiều. Bán vé số hay ăn xin có lối sống tốt hơn đa số người đi làm công, và họ lại kiếm tiền từ chính những người làm công này, nên đây là nghịch lý. Suy cho cùng, cả hai bên cùng có lợi, một bên có tiền, một bên thoải mái tâm lý.Hãy nhìn người ăn xin ở phương tây: Họ ăn xin mà vẫn ăn mặc đẹp và chỉ ngồi một chỗ, ai cho thì cho. Không có kiểu ôm mẹ già, con nhỏ ra dãi nắng dầm mưa để đánh vào lòng thương hại (với lại có làm thế cũng sẽ bị sờ gáy tội ngược đãi người già và trẻ em.) Ăn xin cũng phải có phẩm cách.
Nhưng nếu có người thương hại bạn thì sao?
Bạn cần từ chối. Vì bản chất là người công chính không cô đơn (con người chỉ cô đơn với chính bản thân do không tìm được lương tâm của mình) nên cũng không cần lòng thương hại.Khi làm việc, dù có đang đau thắt trong nội tạng, thái độ bạn vẫn bình thường. Đây gọi là ý chí. Vì việc bạn đang đau ốm không liên quan tới công việc và không nên ảnh hưởng tới ai.
Khi hoạt động trong xã hội, bạn không thể hiện bệnh tật, sự suy sụp, vv ra bên ngoài, để tránh làm phiền người khác.
Nếu bạn tàn tật, bạn không nhận sự thương hại của người khác mà đề cao sự tự lập. Bạn không nhờ vả mà cố gắng tự mình làm. Vì thế, nhiều người tàn tật ở Nhật thường từ chối sự giúp đỡ. Vì sự tự lập sẽ giúp bạn cả đời, sự thương hại chỉ giúp bạn trong chốc lát.
Khi đi xin việc chẳng hạn, nếu bạn phát hiện được tuyển dụng nhờ người ta thương hại bạn, thì bạn sẽ từ chối. Cách từ chối là như hình này:
"Nói không với bố thí, ăn xin"
Không ăn mày tình cảm
Người công chính không ăn mày tình cảm, không cần tình thương, sự quan tâm của người khác để cảm thấy bản thân có giá trị, bớt cô đơn (vì người công chính không cô đơn) hay tìm niềm vui. Cái mà người công chính cần không phải sự ban phát tình cảm mà chính là sự công bằng: Nếu bạn có nhiều tình thương thế thì hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người. Vì thế, trong tình cảm bạn cũng cần từ chối sự thương hại, vì ở đời có vay sẽ có trả thôi. Những thứ miễn phí bao giờ cũng là đắt đỏ nhất. Nếu cần sự thương hại thì bạn tự thương hại cũng được mà – nếu bạn không cô đơn.Ý nghĩa của việc nhận học bổng
>>Tư vấn học bổng du học Nhật BảnViệc trao và nhận học bổng thì lại theo ý nghĩa khác, đó là đóng góp và phụng sự xã hội. Người trao học bổng muốn trao tiền cho một người có khả năng học tập, để người này sau này đóng góp ngược lại cho xã hội. Nếu hiểu tinh thần này thì bạn dễ nhận học bổng hơn nhiều. Do đó, hãy thoải mái nhận học bổng, càng nhiều càng tốt, và đầu tư vào cho học vấn, nâng cao năng lực. Trong tương lai, hãy sử dụng năng lực của bạn để phụng sự lại cho xã hội.
Vì thế, nếu bạn giàu thì hãy trao học bổng. Nếu bạn đang đi học thì hãy cố gắng xin học bổng càng nhiều càng tốt.
-mark-
No comments:
Post a Comment