Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, July 6, 2016

Thế nào là người đáng tin và người không đáng tin?

Mark's message = Thông điệp của Mark
Đáng tin và không đáng tin
Không đáng tin không phải là 信じられない (shinjirarenai = unbelievable) mà là 信じる価値はない (shinjiru kachi wa nai = không có giá trị gì để tin). Vậy thế nào là một người đáng tin và thế nào là một người không đáng tin? Liệu người không đáng tin có phải là kẻ nói dối (嘘つき, usotsuki = liar) không? Theo tôi thì không phải như vậy.
信じられない = không thể tin được
信じる価値はない = không đáng để tin


Một trong những mục tiêu quan trọng khi đi du học: Trở thành người đáng tin
Vấn đề của một số người Việt là gì? Không phải là họ nói dối hay làm dối ngay từ đầu mà ban đầu họ cũng khá trung thực. Khi bạn tin tưởng họ rồi thì họ thường chơi cho bạn một vố đau bằng cách thất hứa, không giữ lời. Lúc chưa quen thì họ làm mọi thứ để gây cảm tình và lấy niềm tin, khi đã thân rồi thì họ lại phá vỡ lời hứa của họ.

Không chỉ trong mối quan hệ cá nhân mà trong công việc cũng vậy. Vì thế doanh nghiệp Nhật thường than phiền là nhân viên người Việt thường không đáng tin cậy.

Ngay cả khi bạn đang du học ở Nhật thì lừa đảo người Việt lại chủ yếu là người Việt (gồm cả những người đã định cư bên đó). Người Việt thường tin người Việt, thực ra là ham rẻ, sau đó bị lừa lại than trách là sao đồng hương mà lại lừa nhau. Vấn đề lớn nhất là để tiết kiệm một số tiền nhỏ thì họ sẵn sàng tin người không đáng tin.

Doanh nghiệp Việt cũng không đáng tin

Những lô hàng đầu thì họ nỗ lực rất cao, làm tương đối tốt. Vì họ cố gắng chào giá rẻ nhất có thể. Sau đó phát hiện ra thua lỗ. Khi đã đạt niềm tin rồi thì họ lập tức cắt bớt công đoạn để bù lại lợi nhuận. Việc này không chỉ đúng với doanh nghiệp Việt mà cả doanh nghiệp Trung Quốc. Tức là bạn đặt lô hàng đầu thì còn ổn (vẫn có % hàng lỗi nhất định) nhưng nếu tiếp tục đặt hàng thì sẽ nhận được toàn hàng lỗi. Họ đã phá vỡ cam kết về chất lượng sản phẩm.

Thế nào là người đáng tin?
Bạn phải trung thực 100% và giữ lời hứa 100%. Kể cả thua lỗ, phá sản, bạn vẫn phải thực hiện lời hứa.  Đây mới là người đáng tin. Nếu vì hoàn cảnh khách quan bạn không thực hiện được lời hứa thì phải nhanh chóng báo cho đối tác biết nguyên nhân, tình hình, xin lỗi đối tác và tìm cách khắc phục.

Bạn không được phá vỡ dù chỉ một lời hứa. (Người Nhật hay người phương tây bao giờ cũng thực hiện lời hứa mà họ đã nói, trừ khi họ ở hoàn cảnh không thực hiện được thì họ sẽ thông báo và xin lỗi bạn.)

Người mà chỉ trung thực 90%, 95%, 99% là người không đáng tin.  Vì tới thời điểm quyết định (critical moment) họ sẽ phản bội lời hứa. Hoặc họ chỉ đáng tin nếu mọi chuyện thuận lợi và mọi người đều được lợi ích còn khi tình hình chuyển biến bất lợi và họ có nguy cơ thua lỗ thì họ sẽ nuốt lời.

Vì thế, trong cuộc sống cần phải có kỹ năng đánh giá con người và chỉ chơi với người đáng tin cậy. Để làm điều này, bản thân bạn cũng phải là người đáng tin tưởng.


Để trở thành người đáng tin thì đây là 3 tiêu chí:
(1) Trung thực
(2) Giữ lời hứa
(3) Trọng danh dự

Vấn đề lớn nhất ở xã hội nho giáo là lãnh đạo, cha mẹ là vị trí tuyệt đối và luôn đúng. Khi cha mẹ, lãnh đạo, thậm chí nhà nước yêu cầu bạn không giữ lời hứa thì liệu bạn có phá lời hứa của mình? Ví dụ bạn hứa giúp bạn nhưng cha mẹ không cho. Hoặc lãnh đạo yêu cầu bạn làm việc trái với lời nói của bạn. Vì thế,  ở xã hội tư lợi thì bạn phải luôn luôn đề phòng. Hiếm khi kiếm được một người đáng tin tưởng là vì họ đã bị định kiến đạo đức nho giáo như vậy rồi. Đây là lý do mà doanh nghiệp Nhật hiếm khi tin tưởng nhân viên người Việt (vì họ biết là khi có vấn đề gia đình nhân viên sẽ ngay lập tức xao lãng công việc.)

Thế nào là người không đáng tin?
  • Người không thành thật
  • Người hứa lèo hoặc không giữ lời hứa
  • Người phản bội lời nói của mình
  • Người không trọng danh dự, không có ý thức về chính nghĩa
  • Người lòng tự trọng thấp, vì tiền, vì miếng ăn sẵn sàng chịu nhục
  • Người tư lợi: Làm mọi chuyện vì lợi ích bản thân
  • Người tự coi mình là trung tâm cần được người khác coi trọng
  • Người không học tập để nâng cao năng lực

Vì sao là người đáng tin lại quan trọng trong xã hội hiện đại?

Xã hội ngày nay dựa trên sự chuyên môn hóa và hợp tác chặt chẽ. Thậm chí là hợp tác trên bình diện quốc tế do quá trình toàn cầu hóa. Để sản xuất lớn cần năng lực tổ chức lao động nhất quán. Để làm được điều này, mỗi người trong hệ thống phải đảm bảo chất lượng đầu ra công việc và phải làm đúng kỳ hạn. Nếu một bộ phận làm sai kỳ hạn thì ảnh hưởng tới cả dây chuyền, tạo ra sản phẩm lỗi hoặc không hoạt động trơn tru dẫn tới thua lỗ, phá sản.

Và để chuyên môn hóa được như thế thì người làm trong đó phải trung thực và đáng tin. Tôi ví dụ, ở Việt Nam khi làm thì chuyện giao hàng muộn, chất lượng không đồng nhất, không đảm bảo xảy ra cơm bữa. Nó phụ thuộc vào tâm trạng, cảm xúc của người lao động, doanh nghiệp. Những việc như thế khiến đối tác thường bị chậm hợp đồng, phạt hợp đồng, họ có thể thua lỗ và phá sản vì bạn không làm đúng công việc của bạn. Sau một lần như vậy thì họ mất niềm tin và không ai hợp tác được nữa.

Kết cục là không thể tổ chức lao động. Tất cả chỉ là lao động nhỏ lẻ hộ gia đình. Không vì thế mà chất lượng sản phẩm tốt mà lại xảy ra rủi ro đạo đức như làm ăn gian dối, dùng hóa chất trong thực phẩm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, v.v… Cuối cùng, cả xã hội đều không giàu.

Đi du học Nhật Bản để trở thành người đáng tin

Bạn sẽ học hỏi được từ những người Nhật đáng tin và có trách nhiệm và bạn hiểu được lợi ích lâu dài của việc đó. Những doanh nghiệp làm ăn lâu dài được với người Nhật đều là người đáng tin tưởng và họ hiểu được giá trị của chữ tín. Chỉ cần một lần thất tín là cơ hội làm ăn lâu dài hầu như không còn.

Một trong những bí quyết để trở thành người đáng tin là phải có trách nhiệm với lời nói và không hứa suông. Người không đáng tin có đặc điểm là dễ dãi trong việc hứa hẹn, họ hứa hẹn suốt ngày nhưng không thực hiện được. Họ hứa chỉ để cố gắng lấy lòng đối phương còn khả năng thực hiện thì họ không tính tới hay không tư duy được. Vì toàn hứa chuyện khó nên tất nhiên là sẽ thất hứa. Vấn đề là họ quá dễ dãi và quá nóng lòng lấy lòng đối phương (để nhắm tới lợi ích nào đó.)

Bạn sẽ không làm như thế. Vì bạn không phải là người tư lợi. Vì thế về cơ bản bạn không hứa. Còn nếu hứa thì chỉ hứa việc chắc chắn bạn làm được. Và hãy nhớ kỹ 3 tiêu chí trở thành người đáng tin ở bảng trên.

Mark @ Saromalang

No comments:

Post a Comment