Vì sao làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực?
Trước đây có tư tưởng xã hội đề xuất "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" tức là nếu bạn làm được 1 thì làm 1 nếu làm được 10 thì làm 10 còn hưởng thành quả thì theo đúng nhu cầu của bạn. Nhưng điều này ngay lập tức dẫn tới bất công và vấn đề nan giải:(1) Nhu cầu con người ngày càng cao còn năng lực thì không tăng lên
(2) Người quản lý sẽ đáp ứng nhu cầu của mình trước rồi mới tới cấp dưới nên nếu nhu cầu này chiếm hết thành quả thì cấp dưới không có gì
(3) Con người thích sinh con đàn cháu đống cho vui nhưng không giáo dục con cái thành người có năng lực (chỉ tiêu tốn tài nguyên của xã hội)
Vì thế, xã hội như thế sẽ nghèo. Người ta cũng chẳng làm gì vì có làm thì người quản lý cũng hưởng hết. Tức là phương châm "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" chỉ tốt cho người quản lý.
"Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" sẽ sớm dẫn tới bất công và sự không lao động. (Thà không làm chứ nhất định không làm cho người khác ăn.)
Để giải quyết vấn đề này thì xã hội hiện nay đã tiến hóa sang giai đoạn: Làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực. Tức là bạn làm bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, tiếng Nhật gọi là:
成果主義
SEIKA SHUGI [THÀNH QUẢ CHỦ NGHĨA]
Dù còn nhiều bất cập nhưng chắc chắn đây là phương pháp đảm bảo sự công bằng và nền kinh tế hiện nay đi theo hướng này. Lương của bạn trong công ty phản ánh số tiền bạn kiếm được về cho công ty theo công thức sau:
(LƯƠNG CỦA BẠN) = (SỐ TIỀN BẠN KIẾM CHO CÔNG TY) / 3
1/3 số tiền: Trả lương cho bạn
1/3 số tiền: Tiền lương quản lý và tiền lời kinh doanh của công ty
1/3 số tiền: Chi phí tốn cho bạn làm việc như văn phòng, điện nước, bảo hiểm, v.v...
Ở Nhật thì thường tính lương theo thâm niên và lòng trung thành, nhưng các công ty nước ngoài ở Nhật thì thường trả theo năng lực. Và mặc dù công ty Nhật tính lương theo thâm niên nhưng họ tuyển dụng rất kỹ và chỉ tuyển người trung thành lâu dài với công ty nên thật ra ngay từ đầu bạn đã chọn được mức lương của mình (mỗi công ty sẽ có mức thu nhập năm 年収 NENSHUU kỳ vọng khác nhau được công bố công khai). Bạn chọn công ty là chọn theo thu nhập năm này và phải cạnh tranh để vô công ty. Do đó, dù trả lương theo thâm niên thì tiền lương của bạn cũng được quyết định xong rồi.
Hơn nữa, họ còn trả tiền thù lao quản lý nên chức cao có thể lương sẽ cao hơn trung bình một chút.
Trên đây mới là vế "hưởng theo năng lực", tức là cực kỳ công bằng. Những người giáo dục gia đình không tốt, khả năng học tập hạn chế thì sẽ lương thấp và làm việc chân tay nặng nhọc. Ngược lại, những người có giáo dục gia đình tốt thì làm công việc trí óc. Nhà giàu thì hướng tới học ngành y làm bác sỹ hoặc học nghề kiểm toán làm kiểm toán viên có chứng chỉ quốc gia. Thu nhập của bạn sẽ cực kỳ cao khi làm các nghề sang chảnh và cần IQ cao như thế này.
Làm thế nào để làm theo nhu cầu?
Làm theo nhu cầu là thế này: Bạn chỉ muốn làm 4 tiếng/ngày thì sao? Bạn có thể làm 8 tiếng, nhưng không muốn. Vì nhu cầu của bạn chỉ là 4 tiếng, còn lại làm việc khác. Ở phần lớn các quốc gia đang phát triển, bạn không thể làm việc này vì làm 8 tiếng/ngày còn không đủ sống.Nhưng ở đất nước phát triển như Nhật thì lại đang dần hình thành cơ chế này. Ví dụ khi bạn đi làm thêm (arubaito) thì bạn chọn được số giờ mình làm. Hoặc nếu làm freelancer (nghề tự do) thì bạn cũng chọn được số giờ bạn sẽ làm (tất nhiên là cần rất khéo léo). Nhiều người Nhật chỉ làm パート (parttimer) vì họ còn bận việc nhà.
Ngày càng có nhiều người hơn tham gia vào lực lượng làm thêm tính tiền theo giờ (làm アルバイト arubaito để nhận 時給 jikyuu [thời cấp] tức lương theo giờ).
Để có thể làm theo nhu cầu thì cần một xã hội chuyên môn hóa cao như Nhật Bản, nơi đã cơ giới hóa và tự động hóa ở rất nhiều lĩnh vực.
Tôi thường nói là "Arubaito là thiên đường, sarariiman là địa ngục". (Chỉ là joking)
Bởi vì arubaito thì bạn làm theo nhu cầu được còn sarariiman (người đi làm công ty nhận lương tháng) thì bạn phải làm xong việc mới về và ngày nào cũng làm tới gần nửa đêm.
Ước mơ "làm theo nhu cầu, hưởng theo năng lực" sẽ không dễ một sớm một chiều mà thực hiện được nhưng đây là ước mơ khả thi, miễn là bạn có năng lực chuyên gia. Vì thế, quan trọng là phải có năng lực học tập và kiên trì để học thành chuyên gia. Hoặc bạn phải có business sense để khởi nghiệp kinh doanh (có thể sập tiệm trong tương lai).
Còn đa phần thì sẽ chỉ làm サラリーマン sarariiman [salary man] làm công nhận lương hàng tháng thôi. 95% là vậy đúng không nhỉ?
"Arubaito là thiên đường, sarariiman là địa ngục" chỉ là câu nói vui. Vì khi về già thì sarariiman có lương hưu còn arubaito thì không, nên sẽ đổi lại là "sarariiman là thiên đường, arubaito là địa ngục (phiên bản về hưu)".
Vấn đề cốt lõi cuối cùng, theo tôi vẫn là vấn đề về năng lực. Vì thế, việc học tập thời trẻ thường quyết định cuộc sống khi về già. Những người lo xa, có 危機感 KIKIKAN [nguy cơ cảm, khả năng cảm nhận được nguy cơ] thường sẽ sống sung túc về già hơn những người sống vô mưu, vô tư lự.
Chắc chắn, để sống tốt khi về già, bạn cần học được kỹ năng chuyên gia và kỹ năng làm việc trước năm 30 tuổi. Những người nôn nóng muốn ra đời sớm, ổn định sớm sẽ khó mà làm được điều này (vì hội chứng "tôi đã quá tuổi").
- Đừng bao giờ nôn nóng khi bạn còn chưa qua 30 -
Tốt hơn hết là đừng bao giờ nôn nóng trong cuộc đời ^^
Mark @ Saromalang
No comments:
Post a Comment