Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, July 13, 2016

Công chức Nhật Bản

Chuyên đề văn hóa xã hội Nhật Bản
Quảng bá cơ hội du học Nhật Bản: Du học Nhật Bản tốn chi phí ban đầu khoảng 200 triệu (đã gồm tiền 1 năm học phí + 3/6 tháng ký túc xá) học cách làm việc chuyên nghiệp và xây dựng sự nghiệp vững chắc trong tương lai? Điều kiện du học tốt nghiệp PTTH và học tiếng Nhật 200 giờ (tương đương cấp độ thấp nhất N5). Bạn có thể du học vừa học vừa làm thêm tối đa 28 tiếng/tuần tiền lương trung bình (Tokyo) 9$ ~ 10$/giờ. >>Tìm hiểu và hỏi đáp du học Nhật >>Đăng ký tư vấn du học Nhật Bản tự túc học tiếng Nhật/học nghề senmon/học đại học/sau đại học (cao học Nhật Bản)/tư vấn visa đi làm TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
>>Chú ý: Không mất quá nhiều tiền làm hồ sơ du học Nhật Bản và không nên đóng quá 12 triệu làm hồ sơ trọn gói >>Kiểm tra ưu đãi để có chi phí hồ sơ tốt nhất cho du học Nhật Bản 2017.

Nghề công chức ở Nhật Bản

Chào các bạn, lại là Mark. Hôm nay tôi bàn về nghề công chức ở Nhật. Nếu bạn đang du học ở Nhật thì cuộc sống du học là MỘT CHƯƠNG trong Life Book của bạn. Nhớ là: Chỉ là ONE CHAPTER thôi không phải MY LIFE. Bạn học xong hãy đầu tư thời gian, công sức, lòng nhiệt huyết vào đam mê và lý tưởng mà bạn đã tìm thấy. Nhiều người hỏi tôi sao tôi về Việt Nam, hơn nữa, sao tội về rồi lại khuyên bạn trẻ đi học. Thế khác nào đẩy các bạn trẻ vào lò lửa chiến tranh.

Thật ra, du học chỉ là ONE CHAPTER. Khi kết thúc chương bạn phải sang một chương mới. Ở Việt Nam tôi là công dân nên tôi không lo chuyện gia hạn visa (ở Nhật bạn bắt buộc phải đi làm công ty mới có visa để ở lại hoặc kết hôn với người Nhật cũng được). Tôi chỉ thích hoạt động theo lòng nhiệt huyết hơn là ngồi im trong một công ty nhìn đời trôi qua cửa sổ (và nhắc lại là ngồi trong công ty rất tuyệt chỉ có điều là tôi còn nhiều việc quan trọng hơn để làm bên ngoài). Hơn nữa, khi đã tới lúc thay đổi, hãy thay đổi. Cũng có nhiều người vì tiếc mức lương và đãi ngộ ở Nhật nên ở Nhật mãi. Đó là cuộc đời đi làm. Nhưng du học sinh nghĩa là bạn ĐI HỌC, và khi đã có năng lực tốt hãy chọn cho mình một nơi hoạt động để phát huy tối đa khả năng của bạn.

Nếu cuộc sống du học là một chương trong đời thì làm thế nào để chương này vui, hay ít nhất, hữu ích và nhiều ý nghĩa? Theo tôi, đó là sự quan sát học hỏi các vấn đề trong cuộc sống và các vấn đề xã hội. Bạn không cần sống quá vui nhưng nếu những năm tháng du học là BẢN LỀ CỦA CUỘC ĐỜI BẠN thì chắc chắn đó là thời gian ý nghĩa và đáng nhớ.

Và vì thế, bạn quan sát và học hỏi không ngừng. Nếu tới đây mà bạn vẫn còn đọc thì chứng tỏ là bạn thích học hỏi và bạn sẽ có niềm vui lâu dài. Bạn đọc vì bạn muốn học để tìm ra lý tưởng cho bạn. Việc đọc cũng quan trọng mà việc trải nghiệm thực tế (dấn thân) cũng quan trọng.

Có 3 loại người thế này:
- Chỉ đọc sách, không trải nghiệm (mọt sách, lý thuyết suông)
- Chỉ trải nghiệm, không đọc sách
- Vừa đọc sách, vừa trải nghiệm

 Mọt sách hiếm khi thành công (và cũng chẳng thất bại). Trải nghiệm mà không học tập thường làm rất nhanh ban đầu nhưng về sau đổ vỡ (thiếu kiến thức). Vừa đọc sách vừa trải nghiệm thì làm gì cũng bài bản, nhưng chắc chắn và cần nhiều thời gian.

Công chức, viên chức Nhật Bản

Các bạn ở Nhật thì thường gặp họ tại 区役所 KUYAKUSHO (trung tâm hành chính quận) hay 市役所 SHIYAKUSHO (trung tâm hành chính thành phố). Và có lẽ đây là ấn tượng đầu tiên về công chức, viên chức Nhật Bản. Họ rất nhiệt tình và tử tế ... thái quá. Nhưng bản chất của người Nhật là niềm nở và tử tế. Nếu bạn tới Mỹ, Pháp, Singapore, ... thì công chức các nước đó cũng tử tế thôi, nhưng so với Nhật thì chưa là gì đấy là chưa nói tới đoạn niềm nở.

Vậy rốt cuộc thì họ là những người có nền tảng như thế nào?


Công chức, viên chức trong tiếng Nhật gọi là:
公務員
KOUMUIN [công vụ viên]

Công chức lại chia ra hai loại là 国家公務員 [quốc gia công vụ viên] và 地方公務員 [địa phương công vụ viên].

Số lượng công chức ở Nhật

Công chức quốc gia: 641,000 người
Công chức địa phương: 2,752,000 người
Tổng cộng: 3,393,000 người

So với dân số 128 triệu người của Nhật Bản thì công chức chiếm 2.65% dân số.

So với các nước phát triển thì Nhật Bản có tỷ lệ % công chức thấp nhất (chỉ bằng một nửa so với Mỹ).

Lương công chức ở Nhật có cao không?

Ở đây chúng ta tính đơn vị man (tức là vạn yên, 1 vạn yên xấp xỉ 100 USD).
Lương công chức ở Nhật phải nói là cao. Chú ý là ở Nhật tính theo thâm niên nên càng có thâm niên thì lương càng cao, do đó lương còn phụ thuộc tuổi. Ở đây tính lương trung bình và tuổi trung bình.

Cao nhất là lương công chức Tokyo: 736 man/năm (độ tuổi trung bình 41.1 tuổi)
Lương công chức bình quân Nhật Bản: 680 man/năm (độ tuổi trung bình 42 tuổi)

Tính ra tiền Việt thì công chức khoảng 43 tuổi ở Nhật kiếm được khoảng 1.4 tỷ VND/năm.

Công chức 42 tuổi = 1.4 tỷ đồng/năm

Nhật Bản và Singapore có lẽ là mô hình giống nhau: Trả lương công chức rất cao và duy trì bộ máy rất nhỏ gọn. So với các nước phát triển thì tỷ lệ công chức của Nhật là rất nhỏ và lương lại cao hơn nhiều. Lương thủ tướng Nhật là khoảng 200 man/tháng, tức là khoảng 2,400 man/năm (240,000 USD/năm). Như thế chưa thấm vào đầu so với lương 1.7 triệu USD/năm của thủ tướng Singapore.

Có lẽ đó là lý do mà Singapore zero-corrupption vì cũng không đáng để chịu rủi ro nhận hối lộ và mất mức lương cao. Ở Nhật cũng hầu như là zero-corruption.

Để trở thành công chức Nhật Bản

Nghề công chức chỉ dành cho người Nhật. Để trở thành công chức thì bạn phải thi kỳ thi công chức gọi là 公務員試験 [công vụ viên thí nghiệm]. Có hai loại là kỳ thi công chức quốc gia và kỳ thi công chức địa phương để tuyển công chức quốc gia và công chức địa phương. Vì là kỳ thi chung nên sẽ đảm bảo tính công bằng và đặc biệt là tuyển dụng được người có năng lực cao thay vì có mối quan hệ. Khi đã trả lương cao và tuyển theo năng lực thì người được tuyển lại có xu hướng tuyển người có năng lực nên sẽ hạn chế được tệ nạn con ông cháu cha và sử dụng mối quan hệ.

Kỳ thi công chức sẽ gồm có thi học lực (学力試験 gakuryoku shiken), thi viết văn (作文 sakubun) và phỏng vấn (面接 mensetsu) để đánh giá công bằng năng lực thí sinh và chọn ra người đậu. Thi học lực lại chia ra là thi giáo dưỡng và thi chuyên môn, có thể sẽ gồm cả hai hoặc chỉ thi giáo dưỡng.

Vì thi khó (không khác gì thi đại học) và lương cao nên thực chất những người đậu thường là có trình độ học vấn cao. Trường đại học có nhiều người đậu nhất là đại học Tokyo.

Các trường có nhiều học sinh đậu kỳ thi công chức quốc gia Nhật Bản năm 2015 (ngạch tốt nghiệp đại học trở lên):
  • 東京大学(459名) Đại học Tokyo (TODAI)
  • 京都大学(151名) Đại học Kyoto
  • 早稲田大学(148名) Đại học Waseda
  • 慶應義塾大学(91名) Đại học Keio
  • 東北大学(66名) Đại học Tohoku
  • 大阪大学(63名) Đại học Osaka
  • 中央大学(58名) Đại học Chuo
  • 北海道大学(54名) Đại học Hokkaido
  • 一橋大学(54名) Đại học Hitotsubashi
  • 東京工業大学(53名) Đại học kỹ thuật Tokyo (TOKODAI)
Đây đều là các đại học danh tiếng bậc nhất Nhật Bản. Ai bảo học lịch không quan trọng ở Nhật nào? ^^

"Con ông cháu cha" và "tuyển dụng theo mối quan hệ"

Nghiên cứu xã hội Nhật bạn cũng sẽ thấy là ở Nhật cũng có tệ "con ông cháu cha" và "tuyển dụng theo mối quan hệ". Vì đã là con người, ai chả thích làm thế? Ai chẳng muốn nhét con cháu mình vào chật ních cơ quan và tuyển người quen biết. Người Nhật họ sử dụng kỳ thi công chức là để tránh tệ nạn này nhằm chọn người có năng lực thay vì chọn người có quan hệ.

Nhân tiện, "con ông cháu cha" thì gọi là 世襲 SESHUU [thế tập] (tức "cha truyền con nối").
"Tuyển dụng theo mối quan hệ" gọi là 縁故採用 ENKO SAIYOU [duyên cớ thải dụng]. Thường gọi nôm na là コネ KONE. コネ là mối quan hệ (viết tắt của CONNECTION). Chú ý đây là KONE chứ không phải カネ KANE ("tiền").

コネがある tức là có mối quan hệ còn カネがある là có tiền khác nhau về ngữ nghĩa. Tất nhiên có コネ thì nhiều khả năng cũng sẽ có カネ và có カネ thì sẽ mua được コネ sớm thôi, nhưng còn tùy tài xoay sở của bạn!

Mark

No comments:

Post a Comment