Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, February 11, 2017

Lao động không phải là vinh quang

Vì sao con người lao động?

Con người buộc phải lao động để nuôi sống bản thân. Lao động không có gì gọi là vinh quang cả mà là việc bắt buộc phải làm, nếu không thì chẳng ai cần lao động có thể vui chơi ca hát cả ngày. Nhưng nếu muốn sống có ý nghĩa thì bạn sẽ lao động, hơn nữa, còn lao động một cách vui vẻ. Bởi vì mục đích của lao động là như sau:

1. Nuôi sống bản thân, từ đó có thể sống tự lập
2. Hoàn thiện nhân cách

Vị trí của lao động là như sơ đồ sau:

Sơ đồ của Mark: Lao động là để 1. Nuôi sống bản thân và sống tự lập 2. Hoàn thiện nhân cách

Mục đích của cuộc đời không phải là tiền bạc mà là hoàn thiện nhân cách, từ đó trả lời cho câu hỏi "Tôi là ai", "Ý nghĩa sống của tôi là gì", tức là tìm thấy lương tâm của bản thân. Tìm thấy lương tâm thì có thể sống đúng phẩm cách con người mà không bị tâm thần hay mê tín dị đoan. Đơn giản vậy thôi ^^

Vì thế, có rất nhiều người giàu, như tổng thống Trump chẳng hạn, vẫn miệt mài lao động kể cả khi họ giàu. Lẽ ra giàu như thế chỉ cần tận hưởng và tiêu xài thôi. Nhưng đó không phải lý tưởng sống. Sống là đấu tranh cho lý tưởng và lẽ công bằng. Việc lao động chính là để hoàn thiện nhân cách và tìm tới gần hơn tới lương tâm của bản thân. Vì thế, người giàu thật sự (hiểu theo nghĩa giàu và hoàn thiện nhân cách) thường làm việc tới khi chết. Vì khi ngừng lao động, con người sẽ chết tinh thần do hết mục đích sống.

Người Nhật có câu:

死ぬまで働け Shinu made hatarake = Hãy làm việc cho tới khi chết

Không phải là "làm việc để chết (cho dễ)" mà là "làm việc cho tới khi chết". Bạn có thể làm vừa sức nhưng luôn làm việc.

Khi nào thì "Lao động là vinh quang"

Đó là khi một người lao động xong thì có vinh quang (theo dạng bằng khen, phiếu bé ngoan) còn thành quả thì người khác hưởng. Tức là người lao động lại không hưởng thành quả lao động, mà chỉ được khen ngợi, và người khác hưởng thay.

Vì thế, những nơi chủ trương lao động là vinh quang thì thường không mấy ai nỗ lực làm việc, vì có được hưởng đâu. Người đàn ông những nơi như thế thường chỉ nhậu nhẹt, làm việc cầm chừng, vì làm nhiều thì cha mẹ, anh chị em, gia đình bên vợ cũng "xin" hết. Chuyện một người đi làm cả nhà ăn ké là chuyện thường gặp.

Nếu "lao động là vinh quang" thì đó không phải là người tốt.
Vì người tốt là thế này: "Tôi sẽ hưởng 100% thành quả lao động của bản thân".

Nếu bạn không hưởng 100% mà chỉ hưởng 99% thì người ta sẽ xin thêm, và nhiều người sẽ tới "xin đểu", cuối cùng bạn đi làm để cho người khác hưởng. Đó không phải là người tốt. Vì thế, những người hối lộ cũng thường càng ngày càng bị "xin đểu" nhiều hơn và phải hối lộ nhiều hơn, d

Ở Nhật thì chẳng ai nghĩ lao động là vinh quang, mà chỉ là sự cần thiết để nuôi sống bản thân và sống tự lập mà thôi. Vì suy nghĩ đúng đắn nên giáo dục Nhật Bản cũng hướng tới tạo ra con người có nhân cách để có thể tự lập. Mục đích của giáo dục Nhật Bản không phải là tiền bạc, mà là sự "hoàn thiện nhân cách" (tiếng Nhật: 人格の完成 jinkaku no kansei).

Theo tôi nghĩ thì lao động không phải là vinh quang mà là ngược lại: Không lao động mới là vinh quang. Vì nghĩa là cha mẹ họ phải rất giàu mới không cần lao động, thế mới là vinh quang.

Chứ lao động thì rất khổ. Nó chỉ đơn giản là "có ý nghĩa" và giúp hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn khi về già mà thôi.

Có một câu chuyện về lao động thế này: Người Nhật bị người Việt ăn cắp nhiều quá họ phải dán biển thông báo "Trộm cắp STOP! 万引きは犯罪です! (Ăn cắp đồ siêu thị là phạm tội) LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG".

Người Nhật đã nhầm: Lao động không phải là vinh quang mà trộm cắp mới là vinh quang.

Thật sự tôi nghĩ trộm cắp mới là vinh quang, vì phải chà đạp lên cả nhân cách và tương lai và có dũng khí kinh khủng mới dám làm thế. Người Nhật ai mà dám trộm cắp được như thế!
-mark-

No comments:

Post a Comment