Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, August 1, 2021

Tiết kiệm có làm nền kinh tế trì trệ hay không?

Tư bản thân hữu luôn tìm cách dùng truyền thông để tẩy não tất cả chúng ta và mồi chài chúng ta rơi vào chủ nghĩa tiêu dùng. Họ sẵn sàng cho ta vay nợ để tiêu xài, trả giá bằng tương lai tài chính của chúng ta. Và một trong những thứ mà truyền thông tẩy não là nếu ai cũng tiết kiệm tiền thì sẽ làm nền kinh tế trì trệ. Có chính trị gia Nhật còn nói rằng kinh tế Nhật trì trệ vì người dân tiết kiệm quá nhiều. Còn chuyên gia tổ tư vấn kinh tế ở nước khác thì tìm mọi cách "khơi thông" tiền tiết kiệm trong dân.

Sự thật là như thế nào? Liệu tiết kiệm có phải là "tội lỗi" như truyền thông của tư bản thân hữu vẫn rêu rao hay không?

Đục rỗng tầng lớp trung lưu (chính sách bần dân dễ trị) làm trì trệ nền kinh tế

Không ai muốn tiết kiệm cả! Chúng ta muốn tiêu xài tương đối thoải mái. Nếu chúng ta là trung lưu, chúng ta lụi cụi nấu ăn mỗi ngày làm gì? Nếu chúng ta có nhiều tiền, tiết kiệm ly cà phê hay trà sữa để làm gì?

Trung lưu có thể định nghĩa là người có tổng thu nhập năm từ 600m tới 1000m (1 tỉ). Với dòng tiền này, bạn có thể cung cấp cho gia đình một cuộc sống tương đối tươm tất, cho con cái đi học đàng hoàng. Bạn thậm chí còn có tiền mua ... bảo hiểm nhân thọ.

Nếu bạn là trung lưu, có lẽ bạn sẽ không tiết kiệm lắm đúng không? Nhưng nếu bạn thu nhập dưới mức đó thì sao, ví dụ dưới 100 triệu/năm hoặc 100-200 triệu/năm chẳng hạn? Bạn có hai lựa chọn:

  1. Tiết kiệm bằng mọi giá từ khoản nhỏ nhất (rồi lại rơi vào "hũ mắm" mua nhà trả góp)
  2. Tiêu hết sạch tiền để "chống lạm phát"

Nếu bạn là trung lưu, bạn kiếm được nhiều tiền từ nền kinh tế, nhưng bạn sống tằn tiện và không chi tiêu, thì đúng là bạn làm nền kinh tế trì trệ. Nhưng nếu bạn là dưới trung lưu, thì điều này không đúng nữa: Bạn còn chẳng đủ tiền để sống cho tươm tất.

Có lẽ, dưới trung lưu sẽ phải sống trong khu nhà ổ chuột, mỗi khi trời mưa thì ngập nước bẩn, rác nổi lềnh phềnh và hôi thối.

Ở Nhật thì trung lưu có lẽ là có thu nhập 600 ~ 1000 vạn Yên một năm (6 triệu ~ 10 triệu JPY, tức là tầm 1 tỉ 3 tới 2 tỉ 2). Nếu bạn ở dưới mức này, bạn không phải là trung lưu, nên việc tiết kiệm của bạn không làm nền kinh tế trì trệ.

Chính sách bần dân dễ trị mới làm nền kinh tế trì trệ

Ở Nhật thì các công việc được mang ra nước ngoài, chính phủ vay nợ để phủ dụ dân chúng và làm bần cùng hóa dân chúng một cách từ từ. Tư bản thân hữu được cứu khi bong bóng bất động sản sụp đổ, và họ giữ nguyên được tài sản (bất động sản), trong khi dân chúng và người kinh doanh đều vỡ nợ. Nền kinh tế tiêu dùng sụp đổ nên tư bản thân hữu đem công nghệ ra nước ngoài và thuê nhân công giá rẻ sản xuất. Họ sẵn sàng đem công nghệ tích lũy trăm năm tuồn ra nước ngoài để đổi lấy lợi ích kinh tế cho bản thân, không phải cho dân tộc của họ.

Còn trong nước, các chính sách kinh tế làm tầng lớp trung lưu dần suy sụp: Không còn ngành nào kinh doanh sinh lời nữa. Ở Nhật còn không có lạm phát mà vật giá giảm đi từng năm, biên lợi nhuận ngày càng nhỏ. Theo đó, các công ty ngày càng trở nên bóc lột (black company) hơn. Người dân nghèo đi lại càng hạn chế chi tiêu và tất cả số đông bị bần cùng hóa.

Thế ở các nước công xưởng mới thì sao?

Chính phủ tung hứng nợ xấu để cứu các công ty lớn sa lầy trong vỡ bong bóng bất động sản, họ gần như giữ nguyên được tài sản và ngày càng trở nên giàu hơn. Người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ vỡ nợ gần hết. Bất động sản được cứu nên ngày càng bong bóng, rồi toàn dân lại đổ tiền vào thổi bong bóng này to hơn nữa.

Chính sách in tiền và thổi bong bóng làm nền kinh tế méo mó và tầng lớp trung lưu đã bị thổi bay.

Vì không ai có thể kinh doanh tạo ra dòng tiền lớn nữa, nên họ cũng không thể tiêu xài thoải mái. Việc này dẫn tới sự trì trệ của nền kinh tế tiêu dùng.

Như vậy, bản chất không liên quan đến việc tiết kiệm tiền của bạn!

Bản chất là chính sách bần dân dễ trị và sự biến mất của tầng lớp trung lưu. Bạn không phải là trung lưu nếu không kiệm được 6 triệu ~ 1 tỉ một năm, nên sự không tiêu dùng của bạn không thể làm trì trệ nền kinh tế được.

Sự ra đời của tầng lớp trung sản

Trung sản là những người có tài sản tầm 10 tỉ trở lên, thường là ở dạng bất động sản. Bong bóng kinh tế được thổi lên khiến cho một số người bắt đầu đi buôn đất. Họ có dùng đòn bẩy tài chính và nhanh chóng phất lên nhờ các cơn sốt đất, chủ yếu là đất nền. Nhờ nắm rõ thị trường đất đai một địa phương (thường là quê nhà của họ) và các mối quan hệ, họ tích lũy được rất nhiều tiền cũng như đất đai trong một thời gian ngắn, thường là 5 ~ 10 năm.

Nhưng họ không phải là trung lưu! Vì họ không tạo ra dòng tiền. Ngay cả khi bạn có 10 tỉ, bạn mua nhà và cho thuê, tỉ lệ sinh lời là 2 ~ 3%/năm, thì bạn cũng mới chỉ có 200 ~ 300 triệu/năm. Bạn vẫn phải kiếm thêm khoảng 300 ~ 400 triệu nữa để thành trung lưu.

Nếu cơn sốt đất đi qua, thì việc tăng tài sản nhờ mua bán đất nền cũng sẽ trở nên khó khăn hơn. Và khi liều lĩnh tham gia vào dự án lớn nhờ đòn bẩy tài chính (vay ngân hàng vv), gặp đúng sự trầm lắng của thị trường đất nền, hay sự thay đổi chính sách của nhà nước (siết tín dụng bất động sản vv), thì trung sản cũng có thể bị sa lầy và mất đi một phần, nếu không nói là phần lớn, tài sản đã tích lũy được.

Khi thị trường trầm lắng, hoạt động môi giới ăn hoa hồng của họ cũng không sinh ra dòng tiền, đất nền thì không tạo ra dòng tiền, họ thực sự kẹt dòng tiền mà vẫn không thể bán đất đi, vì thanh khoản của thị trường thấp. Trung sản vẫn có thể sống nghèo trên đống tài sản của mình.

Còn sự hình thành của tầng lớp trung sản thì tôi sẽ viết chi tiết trong một bài khác, để "mua vui cũng được một vài trống canh". Nếu bạn không "nhanh nhạy" nắm bắt các cơn sốt đất để làm giàu và thành trung sản thì cũng đừng quá buồn. Đấy là ý trời, là số phận. Vẫn có con đường khác để làm giàu một cách nhẹ nhàng và về hưu sung túc vào năm 60 tuổi, ngập trong tiền, đồ ăn ngon và các sugar baby trẻ trung!

Như vậy chúng ta thấy là, trung sản tích lũy được tài sản tương đối lớn, nhưng không hề tạo ra dòng tiền. Điều này mới tạo ra sự trì trệ cho nền kinh tế.

Tất cả là hậu quả của chính sách in tiền thổi bong bóng nhà đất, tạo ra lạm phát có kiểm soát, hay nói cách khác là chính sách "bần dân dễ trị".

Tư bản thân hữu đã phản bội lợi ích của nhân dân từ lâu rồi! Bạn hãy nhìn bên Nhật xem, ngay cả người tốt nghiệp đại học Tokyo loại ưu cũng có thể bị bần cùng hóa, làm những công việc không đâu vào đâu và sống dưới mức nghèo khổ. Người lao động cũng không thể kiếm được công việc lương cao, chấp nhận làm công việc lương thấp và bị bóc lột, hoặc đơn giản là làm việc bán thời gian, không kết hôn (được), sống qua ngày đoạn tháng.

Ở các nước công xưởng mới, bạn đi làm công ăn lương thì lương không tăng mấy, lạm phát luôn cao, công ty ngày càng bóc lột hơn và giá nhà tăng đều 10~15%/năm.

Đa số cũng không thể kết hôn, chỉ có người nghèo và liều mới kết hôn, sinh ra thêm rất nhiều người nghèo khác. Tầng lớp trí thức tinh hoa có khi còn sắp bị triệt tiêu luôn rồi, vì chẳng ai kết hôn được cả.

Nếu toàn dân đều nghèo, trí tuệ kém thì giấc mộng công xưởng sẽ trở thành hiện thực và tư bản thân hữu sẽ ăn ngập mồm.

Do đó, bọn này sẽ tiếp tục thực hiện chính sách bần dân dễ trị.

Bong bóng bất động sản vẫn được thổi lên, và nền kinh tế tiếp tục trì trệ. Bạn muốn kinh doanh thì phải cực kỳ bóc lột người lao động tới tận xương tủy, mới sinh tồn được. Ngay cả như thế, chỉ cần thảm họa nhỏ xảy ra, bạn vẫn phá sản vì biên lợi nhuận của bạn quá mỏng. Biên lợi nhuận của bạn mỏng vì bao nhiêu lợi nhuận làm ra bạn trả cho địa chủ hết rồi còn đâu.

Tiết kiệm mới thúc đẩy nền kinh tế

Nghe có vẻ ngược đời nhưng trong nền kinh tế "bần dân dễ trị" thì đúng như thế.

Khi bạn không chi tiêu nữa thì nhà hàng, cửa hàng không bán được hàng. Họ phá sản. Vì thế, mặt bằng bỏ trống nhiều, và giá cho thuê phải giảm đi. Giá cho thuê giảm đi nghĩa là giá trị căn nhà giảm đi.

Cứ như thế, bong bóng bất động sản phải xì hơi về giá trị thực.

Khi giá nhà giảm đi, việc kinh doanh lại trở nên dễ dàng hơn, và nền kinh tế lại sôi động trở lại.

Bạn chỉ cần KHÔNG VAY TIÊU DÙNG, không nợ thẻ tín dụng, tiết kiệm 30~50% tiền lương kiếm được, là nền kinh tế sẽ tự vận động theo hướng tích cực.

Nếu bạn còn đầu tư nữa thì "tuyệt không thể vời hơn". Vì bạn không còn sợ lạm phát và vô hiệu hóa được chính sách bần dân dễ trị. Chính sách này mất tác dụng thì giá nhà sẽ giảm đi, mọi thứ sẽ dễ chịu hơn nhiều. Bạn thậm chí mua nhà cũng được, không thì lấy tiền lời đầu tư thuê nhà cũng vô cùng điền viên và sảng khoái.

Tôi phải viết bài này để động viên tránh cho mọi người bị bọn tư bản thân hữu suy đồi hay bọn diễn giả tay sai tẩy não, bọn kinh doanh đa cấp mị dân, để rồi cuối cùng trở thành "bần dân chính hiệu".

Trong mười năm tới, tôi sẽ tiếp tục sống tối giản và đấu tranh chống tư bản thân hữu suy đồi.

Mark

No comments:

Post a Comment