Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, July 31, 2018

Vì sao con người sống lâu?

Con người thật ra không cần trường thọ. Họ chỉ cần sinh con đẻ cái nuôi dạy tới khi trưởng thành, lúc đó là xong nghĩa vụ và ra đi lúc nào cũng được. Đôi khi, ra đi sớm sẽ tiện hơn. Tuy biết thế, nhưng ai cũng muốn sống mãi, sống hoài dù chỉ để ngồi trước ti vi xem phim "cô dâu 8 ngàn tuổi" ngày này qua ngày khác.

Nhiều người cũng rất có ý thức để "chết sớm", bằng thuốc lá, rượu chè, tửu sắc vv. Vì họ biết, có sống thêm cũng chẳng vui thêm, chi bằng vui ngay hôm nay, mai chết thì có người khác lo. Còn hơn là sống dài, sống dai, sống mãi mà chẳng có niềm vui gì. Quả thật, có những người chết rất sớm do hút sách, rượu chè quá độ.

Nhưng mà, không ai dễ mà chết sớm. Ngành công nghiệp trường thọ luôn luôn làm ăn phát đạt trong mọi quốc gia, mọi thời đại. Thử xem ai kiếm nhiều tiền hơn họ nào? Có lẽ chỉ có ... bảo hiểm nhân thọ.

Thời trẻ ai cũng nghĩa mình sẽ chết một cách nhẹ nhàng bên gia đình, nhưng khi thần chết viếng thăm thì ai cũng sợ hãi tột độ, bởi lẽ mình chưa hề thật sự sống trên đời, chưa biết gì về mùi vị cuộc đời thì đã phải ra đi ... quá sớm. Thế nên, ngành công nghiệp trường thọ lúc nào cũng thừa khách hàng, quan trọng là khả năng chi trả của khách hàng, hay đúng hơn là của con cái họ tới mức nào mà thôi. Họ vẫn sẽ tiếp tục sống để tiếp tục trả các khoản phí y tế khổng lồ nhằm kéo dài tuổi thọ - dù không còn động lực nữa, trừ việc chờ tới khi các cháu lập gia đình.

Suy cho cùng, thế cũng là hợp lý. Không có gì phải băn khoăn. Nhờ việc "ham sống sợ chết" một cách tự nhiên mà các nhà tư bản (của ngành công nghiệp trường thọ) kiếm bộn tiền và hơn nữa duy trì được việc "người nghèo tiếp tục nghèo":
- Người nghèo sẽ mất mọi tài nguyên để trả phí chữa bệnh, y tế cho cha mẹ
- Người nghèo trả phí y tế cao, sống lâu trong bệnh tật nên chất lượng sống thấp, dễ bệnh tật
- Hiếm có ai có lối sống tốt không bệnh tật (lối sống của bác sỹ Shin)

Bạn có thể sống trường thọ mà không cần tới những thứ đắt đỏ như
"đông trùng hạ thảo"

Vì sao con người trường thọ?

Tôi sẽ trường thọ. Tất nhiên là trừ khi có biến cố rất lớn trong cuộc đời, mà e là, không có. Lý do tôi tự tin là vì ... tự tin thì cần gì căn cứ. Tôi đề ra lý tưởng 99 (sống tới 99 tuổi) để các bạn dù không thực hiện được 10 phần cũng được 7, 8 phần, như thế là khá thọ rồi. Mà ở đây, là sống khỏe mạnh, chứ không phải là sống lê sống lết ngày ngày bệnh tật, trầm cảm.

Tất nhiên là để thực hiện lý tưởng thì phải có kỷ luật và sự khôn ngoan về sức khỏe, dinh dưỡng. Tôi không gặp vấn đề về sức khỏe và ngày càng khỏe hơn, chứ không như mọi người ngày càng yếu đi. Vì càng ngày tôi càng khôn ngoan hơn. Cũng như bác sỹ Shin, tôi không đi bệnh viện và không uống thuốc. Thay vào đó, hãy để tiền bạc để có lối sống lành mạnh.

Con người trường thọ là vì lý do tiến hóa. Mặc dù, ngành công nghiệp trường thọ chỉ là để phục vụ mục đích "ích kỷ" của con người, nhưng nó cũng tập trụng được vốn tư bản khổng lồ để nghiên cứu về sức khỏe và tuổi thọ, cũng như về khoa học y tế. Ngày nay, chúng ta đều được tận hưởng các dịch vụ này để sống rất lâu dài - tất nhiên là với giá cắt cổ, có thể là cái giá tương lai sung túc của con cái.

Lý do tiến hóa ở đây là con người thường đạt đỉnh cao trí tuệ vào năm 50, 60 tuổi (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Cho dù làm nghề gì thì năm 60 mới là năm đỉnh cao trong cuộc đời của bạn. Vì thế, muốn lập được đại nghiệp, để lại danh tiếng ngàn năm thì tới năm 60 bạn vẫn phải cường tráng.

Cũng như Trang thái tổ Đỗ Nam Trung nhà Đại Trang lên ngôi vào năm 70 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, vẫn đi đánh golf với thủ tướng Nhật Bản bình thường.

Ngẫm lại thời tam quốc, sở dĩ đại nghiệp của Thục Hán không thành một phần vì Gia Cát Lượng chết sớm hơn Tư Mã Ý: Gia Cát Lượng sinh năm 181 chết năm 234, thọ 53 tuổi, Tư Mã Ý sinh năm 179 chết năm 251, thọ 72 tuổi.

Nếu Gia Cát Lượng không chết sớm, mà ngược lại, Tư Mã Ý chết sớm, thì cục diện có thể thay đổi. Tuy nhiên, đây cũng là số phận lịch sử vì vấn đề Tư Mã Ý là nhà giàu, còn Gia Cát Lượng lại là nhà nghèo: Nhà Tư Mã Ý đã nhiều đời làm quan còn Gia Cát Lượng chỉ là học trò nghèo trên núi.

Vì thế, tuổi thọ là một yếu tố quyết định thành công trong cuộc đời.

Những người mà thời trẻ sinh hoạt vô độ, đam mê tửu sắc, hút sách triền miên, sống bê tha bệ rạc, không hiểu biết về sức khỏe và dinh dưỡng sẽ không thể sống lâu. Tới năm 50, 60 là họ đã như quả bóng xì hơi, chỉ còn sống thoi thóp chờ ngày qua đời. Trí tuệ cũng đã trì trệ từ lâu do không dùng tới, chỉ biết nhại đi nhại lại các giáo điều mà "người lớn", "quan lớn" nhồi vào đầu. Như thế thì không những không thành công mà phải sống cuộc sống không khỏe mạnh, chất lượng thấp.

Do đó, ngay từ thời trẻ bạn nên chú ý rèn luyện sức khỏe, thân thể, rèn luyện nhân cách, học vấn, học tập để trở thành người có năng lực và duy trì việc học tập lâu dài. Nên tránh xa thuốc lá, rượu chè, cờ bạc, tửu sắc, tứ đổ tường.

Vậy thì có gì vui? Ha ha. Lại câu hỏi hay. Bạn vẫn vui chơi chứ, vì đời còn là gì nếu không vui chơi? Nhưng trong phạm vi sức khỏe cho phép mà thôi. Hơn nữa, vui chơi là việc cả đời, đâu phải là chỉ tuổi trẻ? Học tập mới chính là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời.
Mark

No comments:

Post a Comment