Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, October 24, 2017

Anh Tran phải làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc?

Anh Tran mặc dù có cuộc sống đầy đủ nhưng lại cảm thấy trống rỗng.

Trong bài trước chúng ta đã nói tới trường hợp của anh Tran: Mặc dù cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần nhưng anh lại cảm thấy trống rỗng.

Phải chăng hạnh phúc chỉ là do cảm nhận?
幸せは気のもちようでしょうか?
Tôi không nghĩ như vậy. Một phần hạnh phúc là do cảm nhận, nhưng phần lớn là do khoa học về hạnh phúc. Bạn không thể dùng ý chí để dừng một chiếc xe hơi, mà phải nhấn phanh đúng không? ^^

Động lượng của một vật thể p = m×v nên vận tốc, khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn, vì thế chạy xe phải giữ khoảng cách an toàn. Toán học, vật lý học áp dụng phổ quát trong cuộc sống và khoa học về hạnh phúc cũng vậy.

Nếu hạnh phúc là do cảm nhận thì nhân loại hoặc hạnh phúc cả hoặc là bi kịch cả rồi. Chẳng qua nhiều người khổ là về khoa học họ khổ thật, sau đó lại thêm phần tâm lý nạn nhân nữa, nên khuếch đại nỗi khổ tinh thần lên, nhưng đây lại thuộc phạm trù khác nên sẽ bàn sau.

Thật ra thì trong bài "Chấp trước" TORAWARERU tôi cũng đã có nói về nguyên nhân của khổ:

Câu hỏi lần này là: Anh Tran phải làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc?

Chứ không phải chỉ là đang sống một cách đều đều, qua ngày đoạn tháng, cảm thấy nhàm chán. Và hạnh phúc thật sự là gì, vì chiếu theo hệ quy chiếu xã hội thì rõ ràng là anh đang phải hạnh phúc mới đúng?

Hạnh phúc thật sự không như các bạn nghĩ, đó không phải là:
Có đồ mới hay nên cảm thấy vui.
Vừa ăn một bữa ngon nên cảm thấy vui.
Có mối quan hệ mới tốt đẹp nên cảm thấy vui.
Có người yêu mới nên cảm thấy hạnh phúc.
Mới kết hôn nên thấy đời màu hồng.
Mới lên chức nên sự tự tin tăng cao như vừa hút cỏ.
Vừa hút cỏ nên cảm giác mình là nhà vô địch.
Vân vân.
Vì ai mà có thể duy trì các việc trên lâu dài, rất tốn thể lực, dopamin (vật chất khoái lạc) tiết ra nhiều quá trong não khiến bạn mệt mỏi lâu dài.

Hạnh phúc thật sự chính là cảm giác phấn khích mỗi ngày WAKUWAKU. Nếu bạn có cảm giác này thì bạn chỉ ăn uống bình thường, có mối quan hệ bình thường, tiêu tiền bình thường, kiếm tiền bình thường, làm việc bình thường, vv vẫn vui vẻ thôi.

Từ bỏ, buông bỏ không giúp bạn hạnh phúc

Nếu bạn học hạnh phúc từ người không hạnh phúc thì bạn thất bại ngay từ đầu. Kiểu như học làm giàu từ người nghèo. Bạn không biết làm giàu cách nào thì điều đấy là tốt, là lẽ tự nhiên. Nhưng bạn học làm giàu từ người nghèo thì không có tương lai chút nào, thà bạn không học gì và tự mày mò.

Những người phải "buông bỏ" là vì họ không hạnh phúc, chứ không phải là vì sở hữu. Họ thường sống tư lợi và chỉ dựa dẫm vào mối quan hệ với người khác để tìm hạnh phúc, một lúc nào đó nguồn hạnh phúc này sẽ cạn và sẽ phản tác dụng, nên họ mới phải buông bỏ. Lối sống của họ chắc chắn là không phải lối sống hạnh phúc ngay từ đầu.

Anh Tran không thể từ bỏ để hạnh phúc được, mặc dù anh sở hữu rất nhiều thứ. Bởi vì anh sở hữu những thứ tốt, từ bỏ sẽ làm cuộc sống của anh kém đi. Còn nếu không may mắn được như anh Tran mà còn từ bỏ thì có thể còn sống dở chết dở.

Như kiểu những người đi làm nhưng chán ghét công ty, công việc và đồng nghiệp, khi họ bỏ việc để tìm sự thay đổi (tức là "buông bỏ" nỗi khổ kiểu như "tăng oán hội khổ" = phải gặp người mà mình ghét) thì lập tức mất thu nhập và phải kiếm việc khác và nỗi khổ lặp lại nhưng với thể lực và tinh thần thấp hơn nên thậm chí còn cảm thấy khổ hơn.

Anh Tran không nhất thiết phải từ bỏ thứ gì.

Anh cũng chẳng cần thay đổi công việc hay lối sống một cách lớn lao hay kịch tính. Anh chỉ cần điều chỉnh nhỏ. Cái mà anh cần điều chính chính là mindset (tập hợp cách suy nghĩ) của mình. Việc này không chỉ đúng với anh Tran mà đúng với tất cả mọi người trong xã hội - những người có năng lực học tập và được giáo dục tốt.

Chính xác là anh Tran cần thay đổi điều gì?

Quan trọng nhất là TINH THẦN (KOKORO).
>>Làm sao để chấp nhận thất bại?
>>Làm sao vượt qua cơn bạo bệnh?
>>Phượng hoàng trong cuộc đời

Anh không cần làm việc tới mức như thế. Anh chỉ cần làm việc tốt nhất trong khả năng (BEST EFFORT) trong phạm vi anh mong muốn. Vì anh có thể chấp nhận thu nhập giảm bớt, vì thu nhập không quan trọng bằng chất lượng sống và lối sống. Anh có năng lực học tập và có thể làm nhiều thứ và anh nên làm ngay từ bây giờ chứ không phải đợi về hưu.

Nhưng thứ không sinh lời là những thứ đáng để làm. Vì nó đem lại niềm vui và ý nghĩa đích thực. Chúng ta không sinh ra và chết đi để phục vụ một bộ máy hay chủ nghĩa tư bản, hay để bị thao túng tới mất hết thời gian và tư tưởng.

Anh chỉ cần thực hiện LỐI SỐNG TỐI GIẢN (MINIMAL LIFE) thì anh chỉ cần làm vài tiếng mỗi ngày, mà làm chỉ như chơi mà thôi.

Tất nhiên là vợ và con anh phải chấp nhận triết lý và con người mới của anh. Vì những thứ không phù hợp triết lý sẽ ra khỏi cuộc đời anh. Con anh đâu cần phải học OA-SÊ-ĐA cho đắt đỏ - như đúng dự định ban đầu? Học TÔ-ĐAI cũng được mà, rẻ hơn nhiều.

Vì có rất nhiều thời gian và tiền anh kiếm được chỉ là để mua thời gian và trải nghiệm, nên chất lượng cuộc sống của anh thay đổi một cách kịch tính: Anh sống phấn khích (WAKUWAKU) mỗi ngày.

Thay vì đầu tư rất nhiều tiền cho con học trường tư đắt đỏ, anh để con cái tự ôn thi (ví dụ tại lớp Cú Mèo luyện thi EJU "Dư sức đậu Tô-đai") vào đại học quốc lập, còn tiền đấy để cho con cái đi du lịch nước ngoài, tức là bỏ tiền mua trải nghiệm. Để được đi du lịch, con cái anh phải học được quy tắc ứng xử khi đi du lịch và học những kiến thức để sinh tồn ví dụ khi đi lạc nhau. Thay vì cho con anh cắm đầu đi học thêm như trước, anh cho chúng thời gian tự do để trải nghiệm sở thích của mình và chỉ hướng dẫn cách thi đại học ở Nhật, chủ yếu là nhờ vả lớp Cú Mèo luyện thi EJU "Dư sức đậu Tô-đai". Vì thật ra, để đậu Tô-đai thì đâu phải học chăm là được, mà quan trọng là phải trở thành con người phù hợp với triết lý Tô-đai, tức là học tư duy không phải học kiến thức. Thi Tô-đai cũng đâu kiểm tra kiến thức mấy, mà chủ yếu kiểm tra tư duy là chính.

Anh không còn lo lắng về người khác nữa, vì anh sống phấn khích mỗi ngày. Quan trọng không phải là chết đi như thế nào, có ai khóc cho bản thân, có ai yêu quý bản thân không, mà chính là sống phấn khích mỗi ngày mà thôi.

Vì anh chỉ tập trung vào cuộc sống hiện tại và có thời gian cho tư tưởng, tư duy của bản thân mà anh không còn lo sợ tên lửa, khủng bố, cái chết bất ngờ như trước nữa.

Vì sống trong sợ hãi chỉ là sản phẩm của việc sống cuộc sống vô nghĩa hay không đáng sống.

Nhân tiện, cá nhân thì cũng không quan trọng, quan trọng là hãy suy nghĩ như nhân loại. Vì thế mà anh quyết định tìm hiểu và phát triển kỹ năng về AI (trí tuệ nhân tạo). Tức là, nếu đã sống phấn khích thì lại có rất nhiều CHỦ ĐỀ HỌC TẬP, và do dùng tiền mua thời gian, trải nghiệm nên lại có rất nhiều TRẢI NGHIỆM MỚI và lại càng thêm nhiều chủ đề hơn. Từ đó, có thể sống phấn khích lâu dài.

Rốt cuộc, anh chẳng cần từ bỏ gì cả. Cũng nên nhớ là, việc sở hữu cũng chẳng còn ý nghĩa gì và chẳng đem lại niềm vui gì. Anh chỉ giữ lại đồ vật, mối quan hệ phù hợp với triết lý của anh, còn lại thanh lý hết, để thực hiện CUỘC SỐNG TỐI GIẢN (MINIMAL LIFE).

Vì cuộc sống tối giản giúp anh thoát được khỏi MÊ LỘ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CỔ XÚY TIÊU DÙNG VÀ GIÁ TRỊ VẬT CHẤT. Thực sự, việc đầu tiên chính là thoát khỏi "căn bệnh gọi là chủ nghĩa tư bản".
Mark

Bố Nạt (Bonus): Không đợi về hưu rồi mới sống hạnh phúc!

Nhiều người sống theo phong cách "để dành": Để dành mọi thứ tốt đẹp nhất cho cuộc sống sau khi về hưu. Hãy tưởng tượng xem: Bạn đi làm cả đời, tích lũy tiền bạc, cho con cái đi học và trưởng thành, rồi về hưu sẽ thảnh thơi tận hường cuộc sống an nhàn.

Tôi chỉ muốn hỏi là: Cuộc sống có gì để bạn tận hưởng?

Từ khi về hưu khoảng 60 tới lúc chết đi khoảng 80 là 20 năm, làm gì cho hết 20 năm không còn mục tiêu học tập và làm việc?

Cho dù đi du lịch thì chán và mệt rất nhanh. Cho dù đi ăn món ngon thì món ngon hết rất nhanh. Cho dù dành thời gian cho sở thích thì sở thích cũng hết rất nhanh. Không thứ gì đủ để bạn tiêu xài hết chừng ấy năm cả. Đấy là nếu may mắn không bị bệnh tật.

Nếu bạn muốn, ngay từ khi đang du học hãy thử sống như thế: Hãy thử mỗi ngày làm một việc mới, khám phá một nơi mới, ăn một món mới vv. Rồi bạn sẽ thấy, mọi thứ sẽ hết rất nhanh! ^^

Rốt cuộc cuộc sống thường ngày mới chính là niềm vui, bằng cách HỌC HỎI QUAN SÁT và HỌC TẬP. Sở dĩ cuộc sống du học CÓ Ý NGHĨA (有意義 YUUIGI) là vì bạn có mục tiêu học tập đó thôi, nên dù cuộc sống có bộn bề thì bạn vẫn thấy có động lực. Vì học sinh, nhất là du học sinh, thì ai mà chả nghèo!

Quan điểm của tôi là không đợi về hưu mới sống hạnh phúc mà nên sống phấn khích mỗi ngày. Tất nhiên là thông qua học tập và làm việc "tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm" một cách khiêm tốn học hỏi (nghĩ lớn làm nhỏ sống li ti chết không để lại gì = think big do small live tiny die nothing left).

Vì một cuộc sống phấn khích nên dự định là:
Tôi làm việc tới khi tôi chết
死ぬまで働く
Vì nếu kiên trì học tập, tư duy từ thời trẻ một cách tự chủ, tự giác thì thời gian càng trôi năng lực và chất lượng sống của bạn càng cao nên bạn sẽ càng mong muốn làm nhiều thứ mới mẻ hơn. Đây là nền tảng vững chắc của sống phấn khích mỗi ngày. Khi chúng ta ngừng học tập, tư duy hay làm việc thì chúng ta đã chết tinh thần rồi. Cảm giác trống rỗng và nỗi sợ hãi sẽ kéo đến như màn đêm, mà màn đêm sẽ tăm tối và đầy nỗi kinh hãi.
諸君はこれで理解したかな?

1 comment:

  1. "TÔI LÀM VIỆC TÔI THÍCH, TÔI THÍCH VIỆC TÔI LÀM"-và hiện tại "TÔI THEO DÕI BÀI VIẾT TÔI THÍCH VÀ TÔI THÍCH (TÁC GIẢ) BÀI VIẾT TÔI ĐANG THEO DÕI" ^_^

    ReplyDelete