Làm sao để vượt qua một cơn bạo bệnh?
Khi bạn đi du học thì không chắc gì bạn không bị bạo bệnh, lúc này hay lúc khác. Và bạn chỉ có thể chống chọi một mình. Thậm chí, có thể bạn bị lao lực vì làm việc quá sức. Bạn có bài kiểm tra phải học phải thi nhưng không còn chút sức lực hay tinh thần. Dù người có cảm sốt hầm hập thì vẫn phải đi làm để trang trải học phí và cuộc sống. Việc đầu tiên là hãy THỞ SÂU để trấn tĩnh mỗi ngày.Vì còn có thể làm gì nữa. Bệnh viện, bác sỹ lấy tiền của bạn nhiều hơn là chữa cho bạn. Họ chụp X-quang cho bạn, thử máu cho bạn, thậm chí còn quét MRI, khám tổng thể, vv khiến bạn tốn bộn tiền. Mọi chỉ số đều bình thường như thể "phía tây không có gì lạ"!
Để vượt qua cơn bạo bệnh thì TINH THẦN (心 KOKORO) là rất quan trọng. Triết học Nietzsche gọi là "Ý chí cường lực". Tuy nhiên, khi bạn còn trẻ, ví dụ khi đang du học, thì khó mà có thể có ý chí mạnh mẽ được. May mà bạn vẫn còn trẻ, nên thường khỏe. Nếu trẻ mà còn không khỏe thì chỉ có thể trách cha mẹ và gien di truyền hoặc suy dinh dưỡng thôi.
Dù gì, trách cứ người khác không giải quyết vấn đề. Than trách cuộc đời cũng như vậy. Nên vẫn phải tự mình vượt qua cơn bạo bệnh - cả thể chất và có thể là cả tinh thần. Một cơn bạo bệnh bao giờ cũng kéo theo sự tụt dốc về tinh thần.
Điều quan trọng để vượt qua cơn bạo bệnh là NHẬN THỨC. Tóm lại thì: Không chết đâu mà lo.
Nhưng nếu chết thật thì sao? Nếu chết rồi thì bạn còn lo làm gì nữa, còn điều gì có ý nghĩa nữa đâu?
Chẳng việc gì phải lo cả. Trừ những người kiểu nho giáo chết đi nhưng vẫn muốn sống mãi và lo lắng về số phận những người (yếu đuối) đang còn sống. Lý do là vì chẳng ai chịu trách nhiệm về đời mình, chỉ muốn dựa dẫm người xung quanh (chủ nghĩa gia đình hay chủ nghĩa bầy đàn). Vì thế, người nho giáo là khó vượt cơn bạo bệnh nhất.
Nhận thức đúng về bạo bệnh là đây chính là cơ hội bạn nhìn nhận lại cuộc đời và mục tiêu tương lai. Bạo bệnh không hẳn là điều xấu, hơn nữa còn là một người bạn tốt.
Vì sao bạo bệnh có thể trở thành "bạn tốt"?
Cơn bạo bệnh cho biết lối sống của bạn không hợp lý hay thiếu lành mạnh. Bạn cần nhận thức sai lầm và sửa chữa để sống hạnh phúc hơn.Bệnh tật hay bạo bệnh chính là hồi chuông cảnh báo để bạn thay đổi lối sống và giúp bạn có cuộc sống tốt hơn.
Bạo bệnh khiến bạn phải nằm liệt giường, từ đó mọi chuyện trở nên không còn quá quan trọng và bạn có THỜI GIAN suy nghĩ về cuộc đời. Từ đó mà có thể nhận thức đúng và giác ngộ về cuộc đời. Cũng giống như người ta thường có nhiều ý tưởng vào ngày trăng tròn.
Bạo bệnh giúp bạn chữa được "bệnh" bồn chồn, nôn nóng (イライラする) và cần nhớ là nhiều người mắc bệnh này lắm. Vì thế, họ hiếm khi làm gì thành công. Khi bạn bị bạo bệnh thì bạn chẳng còn tinh thần làm gì, nên bạn có thể bỏ hết mọi thứ và thấy là mặt trời vẫn chiếu sáng, cuộc đời vẫn đẹp khi không có bạn. Đây là nhận thức quan trọng bậc nhất trong cuộc đời: Bạn không quan trọng như bạn nghĩ và giá trị về bản thân bạn chỉ là ảo giác. Mọi người thường ảo giác về bản thân nên bị nôn nóng thái quá do đó mà khó có thể cảm nhận niềm vui.
Bạo bệnh dạy cho bạn một bài học đáng giá: Bất kỳ ai cũng có thể "ra đi" bất kỳ lúc nào. Nên sinh mệnh chẳng ý nghĩa gì cả. Coi trọng sinh mệnh bản thân thái quá chỉ là cách tư duy của người đau khổ. Một cá nhân hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa trong cuộc đời. Chỉ có tư tưởng mới quan trọng đối với nhân loại mà thôi.
Do đó, hãy làm việc làm bạn vui vẻ (trước mắt và lâu dài) thay vì sống theo định kiến ví dụ kiểu nho giáo là phải sống vì cha mẹ, hi sinh cho cha mẹ với vui (hay sống vì con cái, hi sinh cho con cái mới vui). Bạn không cần và không được sống cho ai khác mà phải sống cho chính bạn.
Vì bạn có thể "ra đi" bất kỳ lúc nào, nên hôm nay hãy sống có ý nghĩa và hài lòng về ngày hôm nay. Tất nhiên, để làm điều đó thì phải có lối sống (lifestyle) lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong cuộc đời, tôi phải trải qua rất nhiều cơn bạo bệnh, hay là không nhỉ? Đột nhiên bị ho dữ dội kéo dài, mà tôi nghĩ là ho gà, không có thuốc nào chữa được chẳng hạn. Bệnh viện (lớn ở Nhật) chỉ chăn tiền mà thôi. Cuối cùng tôi đã nghĩ ra cách tổng hợp chống việc ho dai dẳng, và tôi đã thành công. Sau bao nhiêu cơn bạo bệnh, tôi đã có GIẢI PHÁP.
Ở VN thì bị ngộ độc thực phẩm, từ đó tôi không bao giờ ăn quán lề đường, vỉa hè nữa. Bạo bệnh là người bạn tốt và luôn là như vậy.
Và nếu chẳng may "ra đi" thì còn lo lắng làm gì theo phương châm: Chết là hết nợ, chết là hết bạn.
Bạo bệnh đánh thức bản năng sinh tồn từ đó bạn muốn thay đổi, có dũng khí để thay đổi. Khi sống trong xã hội thì người ta thường vì giáo điều, định kiến ảnh hưởng mà quên rằng mình phải sinh tồn.
Bạo bệnh cũng có thể là một dạng thất bại, bạn học được từ đó để trở nên khôn ngoan hơn. Từ việc chấp nhận thất bại bạn có thể có những ý tưởng giúp thay đổi cuộc sống một cách kịch tính.
Tránh tinh thần yếu đuối, dựa dẫm từ lúc bình thường
Tinh thần càng yếu đuối, dựa dẫm thì càng khó vượt qua cơn bạo bệnh. Và lúc này bạo bệnh không thành "bạn tốt" mà thành "kẻ thù". Những người tinh thần yếu đuối, chủ nghĩa bầy đàn thì khi bị bạo bệnh sẽ:- Kêu gọi mọi người chú ý, thương cảm
- Luôn cần người thân túc trực để giảm đi nỗi đau (được khuếch đại do tâm lý yếu)
- Tự thương cảm thái quá cho bản thân (than thân trách phận)
Vì ngay cả lúc liệt giường vẫn không ở một mình để có thời gian suy nghĩ, rút kinh nghiệm cũng chẳng nghĩ về cuộc đời nên chẳng học được bài học gì. Vì thế, bạo bệnh không thể thành "bạn tốt" được. Hơn nữa, lại gặp toàn người tinh thần yếu đuối nên sự thương cảm lại được khuếch đại hơn nữa.
Vì không học được bài học nên vẫn không có lối sống tốt mà vẫn sống như cũ, và lại thường dễ bị bệnh và lại than trách. Rốt cuộc chỉ chơi được với người yếu đuối, thích than thở và không hạnh phúc.
Trên đời chẳng có việc gì to tát
Thế giới hay cuộc đời có thể thiếu vắng bạn và mọi người vẫn vui chơi nhảy múa thôi. Nên cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho khỏe nhé. Khi nào bạn có thể vui vẻ thì lại có thể tham gia cùng mọi người. Ngoài kia có bao nhiêu người đẹp tuyệt trần tâm hồn thuần khiết như pha lê đây!Mark
No comments:
Post a Comment