Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, May 11, 2017

"Chấp trước" (cố chấp) không phải là nguyên nhân của việc đau khổ

Khoa học thường thức về đau khổ
Những người đau khổ thì sớm muộn gì cũng phải học cách "buông bỏ" và đối tượng buông bỏ là tham sân si, tức là "chấp trước".

"Chấp trước" tiếng Nhật là 執着 (shuuchaku) và lòng cố chấp gọi là 執着心 (shuuchakushin, chấp trước tâm). Tức là bị bó buộc (縛られる shibarareru), bị cầm tù (とらわれる torawareru), bị cố chấp hay bắt buộc phải có một thứ gì đó. Tóm lại thì người đau khổ họ có vấn đề về nhận thức với giá trị quan bị sai lệch nghiêm trọng (thường là sùng bái cá nhân như cha mẹ, thầy cô, lãnh đạo, lãnh tụ, giáo điều), thế giới quan nhỏ hẹp và nhân sinh quan méo mó. Nhưng vì sao họ lại đổ hết lỗi cho "chấp trước"?

Vì nỗi khổ của họ là DỤC CẦU BẤT MÃN (tiếng Nhật 欲求不満 YOKKYUU FUMAN) hay CẦU BẤT ĐẮC KHỔ (求不得苦 GUFUTOKUKU). Tóm lại là họ có CẦU (tức là dục vọng) nhưng lại không thỏa mãn được vì ĐẮC (khoản thu về) quá thấp. Hãy xem phương trình khổ (không phải là phương trình bản thân nó khổ mà là phương trình giải thích về khổ) dưới đây:


Ví dụ bạn muốn kiếm 100 đồng mà chỉ kiếm được 50 đồng thì khổ khách quan của bạn là 50%. Nếu bạn chỉ kiếm được 30 đồng thì bạn khổ 70%, và nếu bạn kiếm 70 đồng thì bạn khổ 30%. Nếu bạn kiếm được 100 đồng trở lên thì chẳng có gì khổ.

Nhưng con người còn bị chứng tâm lý vì những người sống bầy đàn thường không nhìn nhận khách quan được mà họ có hệ số tâm lý. Tinh thần yếu thì hệ số tâm lý x > 0, còn e là hằng số (cơ số logarith tự nhiên, khoảng 2.78). Những người tinh thần yếu thì họ thường khổ lên được nhiều lần do vấn đề tinh thần. Ví dụ kiểu người coi mình là trung tâm, thích mè nheo, nhõng nhẽo, thời nhỏ được cha mẹ dạy tính ăn vạ thì hệ số x của họ tương đối cao, nên họ "cảm nhận" nỗi khổ tốt hơn nhiều. Ví dụ họ đi làm lương thấp hơn bạn bè, mặc dù có khi không thấp lắm, nhưng chỉ vì có người khác lương cao hơn mà họ mất ăn mất ngủ chẳng hạn.

Vì sao "chấp trước" không phải nguyên nhân đau khổ?

Vì nếu bạn bắt buộc có thứ gì đó mà bạn đạt được nó thì gọi là "ước mơ thành hiện thực" và bạn còn hạnh phúc vì điều đó, đau khổ ở đâu? Nếu bạn kiếm được nhiều tiền đúng như nguyện vọng thì vì sao phải đau khổ? Đây lại gọi là KHÔNG TỪ BỎ hay KHÔNG THỎA HIỆP. Những người thành công đều là những người không từ bỏ, không thỏa hiệp và rất kiên trì. Bạn nghĩ họ đau khổ à?

Thật ra, đau khổ là do mong ước đại bàng, năng lực chim sẻ, tức là năng lực quá thấp. Năng lực thấp lại thường do thiếu kỷ luật, không tập trung, không có khả năng tư duy đúng hoăc tư duy phi logic, đầu óc nhiều sạn, nhiều giáo điều. Tóm lại là KHÔNG HỌC TẬP, KHÔNG LAO ĐỘNG. Được giáo dục kiểu tư lợi nên không muốn học tập tốn thời gian, hoặc không làm việc đúng trách nhiệm. Hoặc đơn giản là không may mắn khi sinh ra trong gia đình quá yếu kém (về trí tuệ, về luân lý).

Có cả tỉ nguyên nhân gây ra việc đau khổ nhưng kết lại là năng lực học tập, lao động thấp hơn so với nhu cầu.

Tất nhiên là "chấp trước" vào ảo mộng thì đúng là đau khổ thật. Đây lại là vấn đề nhận thức. (Và lại bắt nguồn từ giáo dục trong gia đình.) Việc chấp trước vào một ảo mộng, ảo tượng nào đó chỉ là hệ quả, không phải là nguyên nhân. Nguyên nhấn chính lại là việc nhận thức sai lệch. Do đó, dù có cố bỏ "chấp trước" thì cũng không thay đổi ý thức, nhận thức, nên chẳng vì thế mà bớt đau khổ. Về lâu dài thì chỉ là hiệu ứng giả dược (placebo).

Cố gắng từ bỏ "chấp trước" thường không thành công

Đây chỉ là kết quả của việc năng lực thấp thì đúng hơn là nguyên nhân của đau khổ. Do đó, bỏ hết mục tiêu thì khác gì người tâm thần uống thuốc an thần, ngày nào cũng như ngày nào, hôm nay giống hôm qua và ngày mai giống hôm nay?

Tất nhiên, theo định luật về hạnh phúc thì:
Người hạnh phúc sẽ tiếp tục hạnh phúc.
Người đau khổ sẽ tiếp tục đau khổ.

Giống như định luật kinh tế: Người giàu sẽ tiếp tục giàu, người nghèo sẽ tiếp tục nghèo. Ngoài ra, cha mẹ nào, con cái nấy. Nên cha mẹ đau khổ thì xác suất cao là con cái cũng đau khổ, tương tự cái nghèo.

Bởi vì gốc rễ của vấn đề là năng lực thấp, không có hay thiếu khả năng học tập, lao động để đạt được thứ mình muốn trong cuộc đời. Mà người như thế lại hay chạy theo ảo mộng, ảo tượng lắm. Không thể ngày một ngày hai mà tự nhiên học tập thành tài được, vì làm gì có khả năng học tập. Học kỹ năng, học luân lý thì không đủ khả năng. Nên xác suất cao là vẫn tiếp tục đau khổ dù có bỏ "chấp trước" (cố chấp) hay không.

Để sống hạnh phúc thì việc học tập hàng ngày là quan trọng nhất

Nếu còn trẻ và nhân cách tốt thì phải học tập và tiến bộ mỗi ngày. Khi đã đi làm thì vẫn phải tiếp tục học tập và lao động HÀNG NGÀY để tiến bộ, giác ngộ trong công việc. Tóm lại thì phải có nhân cách tốt và duy trì việc học tập KHÔNG TƯ LỢI, tức là học vì niềm vui và để hoàn thiện bản thân, xa hơn nữa là cống hiến cho xã hội. Nếu chỉ học để tăng lương, thăng chức thì sớm cũng sẽ bỏ thôi, vì đó là học kiểu tư lợi.

Để biến ước mơ thành hiện thực thì phải học lâu dài, thậm chí cả đời. Thời trẻ khổ cực, lao tâm khổ tứ để học hỏi thì về sau sẽ không đau khổ. Còn thời trẻ không học tập vì niềm vui thì về sau năng lực thấp và sẽ khổ như phương trình trên. Rồi lại sớm sa đà vào buông bỏ việc chấp trước sau khi đã đóng tiền học phí (gọi là tiền công đức) kha khá.
Mark

No comments:

Post a Comment