Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, May 4, 2017

Tư duy phi logic: Vì sao cha mẹ chỉ có một nên con cái phải nghe lời cha mẹ?

Để sống thành công hay hạnh phúc thì quan trọng nhất là học luân lý. Luân lý phải được xây dựng từ tư duy logic (tức là tư duy hợp lý). Vấn đề trong xã hội nho giáo là sự tư duy phi logic. Điều này dẫn tới cả xã hội loạn lạc, con người chà đạp lên nhau do không xây dựng một xã hội hợp lý, và không làm gì ra hồn. Chỉ toàn bắt chước phương Tây mà thôi, nhưng nếu làm cái mới sẽ thất bại thảm hại.

Điều khác nhau giữa một người hạnh phúc dạy con cái, và một người không hạnh phúc dạy con cái là:
Người hạnh phúc dạy con cái tư duy logic.
Người không hạnh phúc dạy con cái tư duy phi logic.

Tóm lại, nếu sinh ra trong gia đình không hạnh phúc thì xác suất không hạnh phúc rất cao. Trừ khi bạn "thoát ngục" (jail break). Mà tôi lại là jail break instructor (người hướng dẫn thoát ngục) nên cứ yên tâm, nếu bạn tinh thần đủ mạnh mẽ, có năng lực học tập - nhất là các bài học luân lý - thì sẽ thoát ngục được thôi.

Tiên đề X giống như chiếc nhẫn quyền lực, sức người không thể thắng được!

Bài học về "tư duy phi lô-gic" hôm nay là:

X = "Cha mẹ chỉ có một nên con cái phải nghe lời cha mẹ"

Xã hội nho giáo tóm tắt lại là câu này. Cả nền tảng nho giáo dựa trên điều này. Đây cũng là lý do mà vì sao xã hội nho giáo tư duy phi logic và người nho giáo thường nếm mùi đau khổ, đau hơn nữa là không biết vì sao mình đau khổ, nên mặt mũi thường phảng phất một nỗi buồn khó có thể diễn tả được. Vì nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đời chính là khổ mà không biết vì sao mình khổ.

Cuộc đời không phải lúc nào cũng hạnh phúc được. Khi tôi đau khổ, tôi sẽ nói là "Tôi đang đau khổ đây". Tuy nhiên, điều quan trọng là việc "có ý nghĩa" (有意義). Tôi có nói điều này trong bài Thời gian tuyệt đối và tôi sẽ còn lặp lại nhiều lần nữa cho tới khi các bạn phát chán thì tôi vẫn lặp lại. Vì sao? Vì đó đã là bài viết tốt nhất trước năm 2047!

Tóm lại thì X là một dạng TIÊN ĐỀ, được coi là tuyệt đối đúng, nên cha mẹ là tuyệt đối đúng, con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ. Điều này có lợi cho tất cả: Cha mẹ THAO TÚNG được con cái, con cái về già lại thao túng con cái. Nhà cầm quyền thì rất nhàn nhãn, vì không gì dễ hơn là một đám dân dễ bảo, mà nếu có định đấu tranh vì việc đúng thì cha mẹ sẽ ngăn cản. Vì lẽ, cha mẹ không thể nào mất con cái, vì còn nỗi đau nào lớn hơn thế - nhất là xã hội sống bầy đàn và ngợi ca "chủ nghĩa gia đình".

Phân tích tiên đề X

Vế 1: Cha mẹ chỉ có một
Thật ra là hai, nhưng để cho tiện thì gộp lại làm một. Chứ nếu lý luận thế thì bạn chỉ nghe cha 50% và nghe mẹ 50% thôi. Tóm lại giả sử cha mẹ đồng thuận thì con cái phải nghe họ 100%. Còn nếu cha mẹ đánh nhau thì bạn lại phiền to vì chỉ đạo sẽ trái nhau. Chúng ta giả định một gia đình nho giáo hoàn hảo và cha mẹ luôn đồng thuận với nhau.

Vế 2: Nên con cái phải nghe lời cha mẹ.

Tóm lại thì Vế 1 => Vế 2. Vế 1 là chân lý, luôn đúng, tuyệt đối đúng, theo kiểu "mặt trời lặn rồi mặt trời lại mọc". Thế là vế 2 tuyệt đối đúng?

Đây chính là điểm phi logic. Không hề có logic gì ở đây, hay thuộc diện chứng minh được. Nếu "Cha mẹ chỉ có một nên một khi đã mất, là mất hết" thì còn hiểu được. Ai chứng minh được rằng "cha mẹ chỉ có một" nên dẫn tới "con cái phải (tuyệt đối) nghe lời cha mẹ"?

Đây là một dạng tiên đề chứ không phải là thứ được chứng minh (định lý). Vì là tiên đề, nó có thể đúng hoặc là sai.

Nếu nó đúng, thì xã hội xây nên sẽ tốt. Nếu nó sai, xã hội sẽ tệ hại. Bạn đang sống trong xã hội tốt hay tệ hại? Chẳng hạn, so với xã hội Nhật Bản, hay phương Tây, tức là những ngước phi nho giáo, nơi mà tiên đề "con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ" không hề tồn tại.

Tiên đề X chỉ là "nghe có vẻ đúng"

Đây là thuật ngụy biện dùng để chài những kẻ vô mưu và tư lợi. Sở dĩ nó được coi là đúng vì hai lẽ:
(1) Nghe có vẻ đúng do sử dụng ngụy biện
(2) Giúp người ta tư lợi (tất nhiên là từ con cái) để đảm bảo về tình cảm, vật chất khi về già

Ngụy biện ở đây là dùng một chân lý hiển nhiên (cha mẹ chỉ có một) để suy ra về thứ hai.

Tóm lại thì hãy phân tích câu này:

"Vì mặt trời lặn rồi lại mọc nên tôi phải giặt quần áo."

Vì sao? Vế 1 là chân lý hiển nhiên, hay sự thật hiển nhiên, ai cũng thấy. Nhưng vì sao bạn phải giặt quần áo? Bạn không giặt thì cũng chả sao. Hoặc đơn giản là bạn giặt quần áo thật, nhưng là vì bạn muốn sạch sẽ, chẳng liên quan gì tới việc mặt trời lặn rồi mọc. Thuật ngụy biện ở tiên đề X cũng là như vậy. Vì thế, nó là tư duy phi logic, vì việc "cha mẹ chỉ có một" và việc "con cái phải nghe lời cha mẹ" không hề liên quan gì.

Tiên đề X và sự tư lợi

Sở dĩ tiên đề X được coi là đúng vì nó giúp cho con người tư lợi được. Đó là có thể về già tận dụng con cái về tình cảm và/hoặc vật chất. Những kiểu cha mẹ bê tha, bệ rạc, không hoàn thiện nhân cách đã và đang áp dụng triệt để tiên đề này. Nhưng họ cũng là những người có trí tuệ, năng lực kém nhất, nhân cách thảm hại nhất và sống đau khổ nhất.

Vì việc cha mẹ lợi dụng con cái là trái với tự nhiên. Trong tự nhiên, cha mẹ hi sinh cho con cái, không phải ngược lại. Không ngạc nhiên khi một số xã hội ai cũng sống khá đau khổ, và con cái cũng chẳng vì thế mà khá. Vì ngay từ đầu đã bị cha mẹ nhồi nhét thói tư lợi (gia đình là trên hết = chủ nghĩa gia đình) cũng như tư duy phi logic. Làm gì cũng thường không tới nơi tới chốn, nhân cách thì không hoàn thiện được.

Rốt cuộc, tiên đề X được "coi là đúng" chứ không đúng, và ngược lại, trái với tự nhiên. Càng sống phụ thuộc tiên đề X thì chất lượng sống càng kém, chất lượng con cái càng kém (thường dẫn tới IQ thấp).

Nhưng làm sao có thể bác bỏ tiên đề X?

Cái hay là thế này: Một người đã tin tiên đề X là đúng thì họ không bao giờ từ bỏ và bạn không bao giờ tranh cãi mà thắng họ được. Bạn biết là họ ngụy biện, nhưng bạn không thể bác bỏ họ. Ngược lại, họ sẽ phản ứng tự vệ theo cách cực đoan, vì đó là thành trì cuối cùng để linh hồn họ cư ngụ. Nếu bạn định phá thành trì này thì không dễ, vì nó đã ăn vào tiềm thức, và họ sẽ phản kháng như một con thú bị dồn tới đường cùng.

Do đó, tôi đề nghị KHÔNG BÁC BỎ TIÊN ĐỀ X. Đúng ra tôi phải là người đầu tiên đề nghị bác bỏ tiên đề X, nhưng tôi lại không làm thế. Hãy chấp nhận hai thế giới cùng tồn tại song song. Vì việc cố gắng tấn công vào thành trì tiên đề X khiến bạn gặp rắc rối chứ không thể thắng lợi hoàn toàn.

Bạn KHÔNG THỂ đánh thắng một bóng ma được. Bạn phải chấp nhận sống không sợ hãi. Vì bạn có ánh sáng soi đường. Tôi biết ngày nay người tốt giống như các ốc đảo, bị các bóng ma đánh bật khỏi nhiều vị trí, nhưng hãy tin rằng, bạn thuộc về phe ánh sáng. Vì sao bạn phải thắng phe bóng tối nếu bạn đang sống trong ánh sáng?

Tôi nghĩ rằng cuộc đời sẽ chỉ ra rõ ràng việc ai là phe bóng tối, ai là phe ánh sáng. Do đó, tạm thời thì hãy nghiên cứu về tiên đề X, hơn là đánh đổ hay bác bỏ nó.

Trừ khi có kẻ dùng tiên đề X để tấn công bạn. Lúc đó, bạn sẽ làm gì? Chiến lược tốt nhất nếu có một kẻ - sống như một bóng ma không identity trong cuộc đời - yêu cầu bạn phải nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng họ, sống theo tiêu chuẩn đạo đức nho giáo?

Tôi sẽ lại bàn ở dịp khác.
Mark

No comments:

Post a Comment