Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, May 13, 2017

Làm sao để chấp nhận thất bại?

Để tìm hiểu cách chấp nhận thất bại thì bạn có thể tìm kiếm bằng 失敗を受け入れる方法 hoặc "how to accept failure". Trong tiếng Nhật "ukeireru" nghĩa là "chấp nhận".

Đại khái là thất bại là mẹ của thành công, thất bại là kinh nghiệm, bạn học hỏi từ thất bại, thất bại đưa bạn tới gần hơn với thành công, không có thành công tuyệt đối hay thất bại tuyệt đối (mà quan trọng là đánh giá khách quan bạn thành công bao nhiêu %), vân vân và vân vân. Điều nào cũng đúng cả và trên mạng có hàng tỉ cách để chấp nhận thất bại nhưng điểm chung là KHÔNG HIỆU QUẢ.

Vậy thì tóm lại là làm sao để chấp nhận thất bại?

Tôi chỉ phân tích về tâm lý và tiềm thức mang tính nghị luận, phiếm luận là chính mà thôi. Trước tiên là dù bạn không thể chịu được thất bại thì bạn vẫn phải chịu, vậy thôi. Vì thế, quan trọng là TINH THẦN (心 KOKORO) của bạn chứ không phải là bạn có chấp nhận nó hay không.

Tinh thần "心 KOKORO" quân át cơ trong cuộc đời!

Tôi chấp nhận thất bại và mọi thứ trong cuộc đời. Hơn nữa, tôi vui vẻ làm thế, vì cũng có cách nào khác đâu ^^ Nhưng bạn có lẽ sẽ cảm thấy cay đắng, đơn giản vì tinh thần khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất chính là TINH THẦN tức là 心 KOKORO. Tôi lại có tinh thần tốt, nên tôi coi thất bại hay thành công chỉ là một biến cố thời gian. Tất nhiên là tôi mong muốn thành công và cố gắng để thành công nhiều nhất có thể, tuy nhiên, chẳng có định lý nào nói là tôi sẽ thành công cả. Đây chỉ đơn giản là CHƠI GAME mà thôi. Mọi thứ đối với tôi chỉ như CHƠI GAME nên thất bại là chuyện thường. Bạn muốn phá đảo? Hãy chơi tới lúc phá đảo.

Hơn nữa, thật ra thì tôi là người học tập nên cũng ít khi thất bại tới mức không thể chấp nhận được. Nên hỏi tôi cách chấp nhận thất bại thì chỉ có thể khuyên là HÃY HỌC TẬP VỚI MỤC ĐÍCH THÀNH CÔNG.

Nếu bạn thông minh hơn và nhận thức thực tế tốt hơn thì bạn chấp nhận thất bại dễ hơn. Những người không chấp nhận được thất bại thường là nhận thức không tốt, đánh giá quá cao một điều gì đó tới mức sai lệch với thực tế.

Tôi lấy ví dụ, nếu bạn yêu thích một người đẹp và bạn thất bại. Bạn có thể yêu đơn phương, dõi theo người ấy từ xa. Tôi lại không làm thế. Vì yêu đương chỉ là trò chơi số lượng. Còn đầy người đẹp ngoài kia. Đây chỉ đơn giản là vấn đề tinh thần. Nếu bạn yêu đơn phương thì bạn sẽ thất bại và sẽ cay đắng. Nếu không thì cũng chả hẳn gọi là thất bại.

Coi chừng chủ nghĩa chủ bại (kẻ thất bại cay đắng)

Những người thất bại thường xuyên thường rơi vào chủ nghĩa chủ bại, tức là làm thì vẫn làm, đấu thì vẫn đấu, nhưng đã chấp nhận sẵn là mình thất bại. Quả thực, có những người thất bại hầu hết mục tiêu lớn trong cuộc đời. Thái độ họ trở nên tiêu cực, hoặc đổ lỗi cho cuộc đời, hoặc cho bản thân, dù thế nào thì cũng rất dở hơi. Họ là LOSER (kẻ thất bại cay đắng).

Thời gian càng trôi càng khó chấp nhận hơn và cay đắng hơn. Vấn đề làm làm sao để họ chấp nhận thất bại? Tôi không biết. Câu hỏi đúng là thế này: Chấp nhận thất bại để làm gì? Vì sao bạn cần chấp nhận thất bại?

Chấp nhận thất bại để làm gì?

"Bạn cố gắng để làm gì, nếu lúc nào cũng thất bại" ^^

Nếu lần sau bạn cũng thất bại, thì chấp nhận thất bại để làm gì? Vấn đề là ai chẳng phải chấp nhận thất bại, nhưng rốt cuộc thì vì sao phải học cách chấp nhận thất bại?

Tôi KHÔNG cần phải chấp nhận thất bại vì tôi chấp nhận mọi thứ như là biến cố thời gian. "Tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm" thì đúng hơn là bận tâm tới thành công, thất bại, người khác nghĩ gì. Tôi còn không quan tâm người khác nghĩ hay không nghĩ gì, vì "Tôi làm việc tôi thích, tôi thich việc tôi làm".

Sở dĩ học cách chấp nhận thất bại là để bạn bớt bị bận tâm, bớt cay cú, bớt hằn học, bớt cay đắng vv để tập trung làm sao cho thành công hơn lần sau. Nếu bạn là kẻ thất bại cay đắng (LOSER) và chắc chắn sẽ thất bại tiếp, thì chấp nhận làm gì cho mất thời gian!

Còn nếu bạn không phải LOSER thì đằng nào bạn cũng học hỏi được qua kinh nghiệm thất bại để thành công, nên cũng không cần phải học cách chấp nhận thất bại.

Do đó, vấn đề là NHẬN THỨC và NĂNG LỰC HỌC TẬP thì đúng hơn là chấp nhận thất bại tốt hay không. Một người IQ cao thì dễ chấp nhận hơn là vì thế, vì đơn giản là anh ta sẽ thành công "hơn" ở lần sau. Và đơn giản hơn là anh ta CHẤP TRƯỚC tức không bỏ cuộc, nên anh ta sẽ thành công.

Lòng tự tôn và sự chấp nhận thất bại

Người ta thường nói lòng tự tôn (自尊心 jisonshin, tự tôn tâm) cao thì mới có thể thành công. Điều này đúng. Tuy nhiên, khi lòng tự tôn cao thì thường lại khó có thể chấp nhận thất bại, nhất là thất bại mà không có cơ thành công. Tức là NĂNG LỰC THẤP, nhưng TỰ TÔN CAO, rốt cuộc chỉ dẫn tới TỰ ÁI CAO (tức là プライドが高い puraido ga takai).

Người tự ái càng cao thì càng khó chấp nhận thất bại. Vì thế họ sẽ cảm thấy cay đắng hơn và càng khó thành công hơn. Suy cho cùng, vấn đề lại là năng lực.

Tôi là người có lòng tự tôn cao và không có lòng tự ái nên tôi chỉ coi thất bại, hay thành công, như một biến cố thời gian. Tóm lại nó chỉ là "À, ra thế" (ああ、そうか) mà thôi. Nhưng phải cố tối đa để thành công, vì chém gió sẽ vui hơn.

Nhân tiện nền tảng của lòng tự tôn là năng lực cao và luân lý cao.

Lòng tự tôn = Năng lực cao + Luân lý cao

Người nho giáo năng lực thấp vì tư duy phi logic nên lòng tự tôn rất thấp. Ngược lại, lòng tự ái của họ rất cao. Do đó, người nho giáo trở nên tư lợi, hằn học và về cơ bản là luân lý thấp. Họ có thể thoải mái xả rác ra đường mà không cắn rứt lương tâm. Không nên hi vọng xã hội nho giáo con người có lòng tự trọng là vì thế.

Đây cũng là lý do mà người nho giáo khả năng chấp nhận thất bại là rất yếu kém. Họ thường hằn học và ĐỔ TRÁCH NHIỆM (gọi là 責任転嫁 sekinin tenka) cho cuộc đời hay cho người khác. Nếu con họ không nên người thì đó là "cha mẹ sinh con, trời sinh tính", nếu con họ đói thì là do "trời sinh voi mà sao trời không chịu sinh cỏ". Đây là vấn đề về NHẬN THỨC nên không nên hi vọng là người nho giáo sẽ chấp nhận thất bại để học hỏi từ đó mà thành công. Họ sẽ không thể thành công do tư duy phi logic kiểu người nghèo = người tốt.

Vì thế, cuộc đời họ về cơ bản là một chuỗi thất bại. Làm sao mà chịu nổi cảm giác không thể chấp nhận nổi thất bại đấy?

Cách con người chịu đựng thất bại không thể chịu đựng nổi

Chào mừng các bạn đến với lĩnh vực phân tâm học!

Vâng, cuộc đời có thể là sự thất bại hoàn toàn, và người ta có thể chán ghét cả cuộc đời lẫn bản thân lắm chứ. Họ thất bại, họ xấu xí, họ hằn học, không thể nào mô tả nổi sự uất hận của họ. Cái đau đớn là đời có vẻ vẫn đẹp ngoài kia, vì mặt trời vẫn mọc, người ta vẫn dắt chó đi dạo.

Những người thất bại hoàn toàn thì thường là kiểu người tư lợi, coi bản thân là trung tâm của vũ trụ (làm gì cũng phải bon chen, tư lợi) nên lại khó mà chấp nhận thua kém người khác, hay thất bại so với người khác. Nếu tất cả cùng thất bại, cùng nghèo thì lại không sao! ^^

Thật oái oăm! Nhưng họ thà kiếm được 10 đồng, trong lúc người khác kiếm được 10 đồng thì không sao, nhưng nếu họ kiếm 50 mà người khác kiếm 100 đồng thì họ đau khổ cùng cực ngay. Dù rằng kiếm bao nhiêu thì họ cũng đâu có tiêu gì, mà chỉ chôn xuống đất rồi đào lên ngắm.

Về cơ bản thì kiểu người này sẽ thất bại và khó mà chấp nhận được. Vì thế, họ mê tín dị đoan. Tất nhiên là tư duy phi logic thì sớm muộn cũng sẽ mê tín dị đoan mà thôi. Bằng cách này, họ có thể đổ tại vong ám, ma ám, số mệnh, sao chiếu vv. Đây là dạng thủ dâm tinh thần để xóa đi mặc cảm thất bại, hay còn gọi là "tinh thần AQ". Ngoài ra, các thầy, các cô, các cậu cũng bán cho họ thành công, hoặc bán dịch vụ tâm linh để họ chấp nhận mọi thứ tốt hơn.

Hoặc là phát triển thành chứng tâm thần. Vì chắc chắn là cuộc đời trở nên không thể chịu đựng nên người ta bắt đầu tạo ra một "thực tế ảo" khác nhằm hợp lý hóa mọi thứ diễn ra, mà điển hình nhất là chứng hoang tưởng.

Rốt cuộc, đâu là cách chấp nhận thất bại tốt nhất?

Tinh thần (心 kokoro). Nhưng làm sao để có tinh thần?

Tôi không biết, có thể là do bẩm sinh, hay do giáo dục chăng? Cách chấp nhận thất bại tốt nhất là thành công. Việc này dựa trên NHẬN THỨC đúng đắn và HỌC TẬP để nâng cao năng lực. Nói cách khác, TÔI CHƠI GAME NGHĨA LÀ TÔI TỒN TẠI. Vì rằng, khi nhập cuộc với tinh thần chơi game thì bạn sẽ sẵn sàng chơi đi chơi lại cho tới khi lên level, tận dụng cả đống cheat code để tới ngày phá đảo.

"Cheat code" trong cuộc đời chính là MIND GAME. Và tinh thần gamer chính là MINDSET. Điều này tạo ra cái gọi là TINH THẦN tức là 心 KOKORO. Vì bạn thành công hay sẽ thành công, nên bạn chẳng bận tâm tới thất bại nữa.

Tất nhiên là nếu bạn có tinh thần (kokoro) thì cũng có nghĩa là bạn có lòng tự tôn cao, cũng có nghĩa là bạn có năng lực cao. Nên tóm lại thế nào cũng được. Quan trọng chính là việc HỌC TẬP ĐỂ TIẾN BỘ MỖI NGÀY, từ đó sống phấn khích mỗi ngày.

Những người không có khả năng học tập không thể có tinh thần (kokoro). Ví dụ người nho giáo trong đầu toàn giáo điều phi logic thì không bao giờ có tinh thần (kokoro). Vì thế, cuộc đời của họ nhìn chung là hằn học. Hoặc những tôn giáo kiểu không đề cao học tập, lao động mà chỉ đề cao bố thí cũng vậy, sẽ chỉ tạo ra LOSER VĨNH CỬU. Vì thế mà không bao giờ có tinh thần (kokoro).

Vì cuộc đời của hủi nho và loser sẽ thất bại tới mức không chịu nổi, nên điểm đến cuối cùng (final destination) sẽ là MÊ TÍN DỊ DOAN hoặc là BỆNH TÂM THẦN (mà thực ra thì mê tín dị đoan và bệnh tâm thần cũng giống nhau thôi).

Tinh thần và nhiệt huyết

Tinh thần (kokoro) sẽ giúp cho bạn có lòng nhiệt huyết và động lực sống. Bạn sẽ viết "Cuộc đấu tranh của tôi" (My Campaign) và sống đúng như thế. Bạn làm điều gì thì đó là do động lực của bạn chứ không phải là vì lợi ích hay thành công bằng mọi giá.

Khi làm điều gì, bạn sẽ tự hỏi:
1. Điều đó có đáng để đấu tranh hay không
2. Điều đó có đúng đắn hay không
3. Tôi có muốn làm điều đó hay không
4. Tôi có khả năng làm điều đó vào lúc này hay không

Nếu tất cả là "Có" thì bạn sẽ làm vào hôm nay, kể cả vào lúc 2 giờ sáng. Thất bại hay thành công lại không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là điều đó có phải điều bạn muốn làm hay không. Lại quay trở về với "Tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm".

Dù sao thì nếu không học LUÂN LÝ thì cũng sẽ không thể hiểu được về tinh thần (kokoro) và sớm muộn gì niềm vui cũng hóa ra tro trong miệng.
Mark

No comments:

Post a Comment