Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, October 14, 2017

Hướng dẫn làm hồ sơ du học kỳ 04/2018

Trong bài này iSea Saromalang sẽ hướng dẫn làm hồ sơ du học cho các bạn đăng ký du học Nhật Bản kỳ 04/2018. Các bạn hãy chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn trong bài này.

Thi tiếng Nhật

Với các bạn chưa có bằng tiếng Nhật hãy đăng ký thi ít nhất 02 kỳ thi tiếng Nhật.
iSea khuyến khích đăng ký kỳ thi JTEST cấp độ E-F tháng 11 (hạn đăng ký là 20 tháng 10, 2017 nên các bạn cần chú ý.)

Tham khảo danh sách hồ sơ và hướng dẫn giấy tờ

Về danh sách hồ sơ thì xin tham khảo tại Hồ sơ giấy tờ du học Nhật Bản dạng tự túc.
Về cách làm hồ sơ giấy tờ thì tham khảo tại HƯỚNG DẪN CÁCH CHUẨN BỊ GIẤY TỜ DU HỌC NHẬT BẢN ↗ (Trang Yurika)

HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Lưu ý: Các giấy tờ cần sao, công chứng thì hãy sao, công chứng lên giấy A4 và một mặt
(trừ trường hợp một số nơi công chứng không chịu công chứng lên A4)

Các giấy tờ cá nhân cần công chứng

Chứng minh thư của bạn: 01 bản
Chứng minh thư của người bảo lãnh: 01 bản
Sổ hộ khẩu gia đình: 01 bản

Giấy khai sinh

Công chứng từ bản gốc hoặc bản trích lục mới (trong vòng 30 ngày so với thời điểm nộp hồ sơ). Không dùng bản trích lục cũ từ các năm trước vv.

Các giấy tờ cần sao

Hộ chiếu: Chỉ sao mặt có ảnh và thông tin, 01 bản.
Nếu chưa có hộ chiếu hãy đăng ký hộ chiếu, tham khảo Hướng dẫn hồ sơ.

Giấy tờ bằng và bảng điểm/học bạ

Hãy công chứng mỗi thứ 03 bản. Mục đích là để dự phòng và có thể cần dùng để chứng thực bằng cấp. Vì nộp bản gốc sang Nhật nên các bạn hãy công chứng tối thiểu 03 bản.

Chụp hình thẻ

Hình nền trắng hoặc sáng, thường là cỡ 3×4cm, khoảng 10 tấm. Tuy nhiên, bạn cũng nên rửa nhiều để mang sang Nhật dùng dần. Ghi tên (ví dụ NGUYEN SA RO MA LANG) và ngày sinh YYYY/MM/DD ở mặt sau (đề phòng ảnh trong đơn rơi ra và người ta không biết là ảnh ai sẽ dán lại nhầm).

Ví dụ ghi mặt sau ảnh (tránh dùng bút nước sẽ bị lem):
NGUYEN SA RO MA LANG
1987/12/31

Đồng thời rửa sẵn ảnh 4.5×4.5cm để xin visa về sau. Ảnh 4.5×4.5cm thì chỉ cần 01 tấm, bạn có thể rửa 02 tấm dự phòng. Ảnh này cũng ghi sẵn tên và ngày sinh như trên.

Lưu ý: Không dùng nền xanh hoặc sẫm màu.

Hướng dẫn viết đơn đăng ký du học (Application Form)

Đơn đăng ký thường gồm có đơn của bạn (gồm Đơn đăng ký du học và Bản lý lịch = Sơ yếu lý lịch) và đơn của người bảo lãnh (Cam kết chu cấp tài chính = Letter of Support vv, Cam kết bảo lãnh vv).

Bước 1: Để tránh làm phiền người bảo lãnh bạn hãy điền nháp giấy tờ của người bảo lãnh để iSea kiểm tra trước, nếu đúng sẽ đưa người bảo lãnh viết và ký.

Bước 2: Viết nháp các đơn đăng ký của bạn và iSea kiểm tra, sau khi đã sửa hết lỗi thì bạn viết bản chính.

Vì đơn của bạn thì có thể bố trí thời gian sửa trực tiếp (sẽ tốn 2 ~ 3 tiếng) nên ưu tiên form của người bảo lãnh trước.

Ngoài ra, cần lưu ý các việc sau:
1. Bạn hãy lưu giữ các bản nháp đã ghi và đã sửa trong suốt quá trình nộp hồ sơ. Hãy để tất cả hồ sơ vào cặp tài liệu (folder).
2. Dùng một cây viết nhất quán, cũng để luôn trong cặp tài liệu.
3. Về nguyên tắc tên riêng thì hãy VIẾT HOA KHÔNG DẤU ĐÚNG THỨ TỰ.
Ví dụ: Nguyễn Sa Rô Ma Lang thì viết là NGUYEN SA RO MA LANG.
Trường hợp First name / Last name / Middle Name:
First name: NGUYEN
Last name: SA RO MA LANG
Middle name: (để trống => người VN không dùng Middle name)
4. Cách ký tên: Ký tên và viết đầy đủ tên viết hoa không dấu.
Ví dụ: (chữ ký) NGUYEN SA RO MA LANG
Nguyên tắc từ nay về sau ở Nhật khi ký tên là chữ ký + full name (viết hoa không dấu đúng thứ tự).
5. Về tên nước, quốc tịch: Viết VIETNAM viết liền không dấu.
6. Về tên địa danh: Viết hoa không dấu có cách, ví dụ HA NOI, DA NANG, LONG AN.
7. Về cách viết địa chỉ (hộ khẩu, địa chỉ hiện tại vv): Tùy trường mà yêu cầu viết tiếng Anh hay viết tiếng Việt. iSea thì thích viết tiếng Anh hơn, một số trường thì lại thích viết tiếng Việt không dấu hơn.
Ví dụ viết tiếng Việt không dấu: Room 1001, 10F, Chung cu Cu Meo, So 8 Duong so 10, Phuong Hoa Hong, Quan Hoa Sua, Tinh Long An.
Ví dụ về viết tiếng Anh:
Quận 1 => District 1
Quận Phú Nhuận => Phu Nhuan District
(Nếu là số thì District đứng trước, nếu là chữ thì đứng sau)
Phường Bến Thành => Ben Thanh Ward
Phướng 5 => Ward 5
Tỉnh Long An => Long An Province
Huyện => District
Xã => Commune
Làng, Thôn, Xóm, Khóm => Village (Ville)
Khu phố => Segment / Division
Khối => Block
Thị xã => Township; Thị trấn => Town

Giấy tờ của người bảo lãnh: Chứng minh thu nhập và sổ ngân hàng

Cần hướng dẫn cụ thể.

Về giấy tờ ngân hàng:
Chứng nhận số dư ngân hàng: Ra ngân hàng xin chứng nhận tờ số dư ngân hàng (02 bản, nộp 01 bản, 01 bản dự phòng).

Lưu ý: Phải kiểm tra kỹ con số, nhất là số tiền USD bằng cách chia cho tỉ giá, kiểm tra lỗi chính tả đặc biệt phần tiếng Anh. Nếu được, chỉ xin bản tiếng Việt không có tiếng Anh, tuy nhiên thường các ngân hàng sẽ phát hành bản song ngữ.

Lỗi Anh ngữ thường gặp: Về con số có "s" (số nhiều hay không). Ví dụ 25,000 USD phải là "twenty five thousand US dollars" chứ không phải "thousands". Ngoài ra, còn lỗi chia tỉ giá và làm tròn, số ít số nhiều vv.

Sổ ngân hàng: Sao ra 01 bản nhờ ngân hàng đóng mộc lên (không cần ký). (Vì thường thì nơi công chứng sẽ không công chứng sổ ngân hàng cho bạn nên cần ngân hàng chứng nhận giùm, nếu bạn công chứng được thì nộp bản công chứng cũng được.)

Chứng minh công việc (đi làm) và chứng minh thu nhập:

(1) Chứng nhận đang đi làm: Ghi rõ tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế
Về người đi làm: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số ID, chức vụ/công việc, đi làm từ ngày .... tới hiện tại
(2) Chứng nhận bảng lương 3 năm trước và năm hiện tại: Thông tin công ty cần đầy đủ như trên

Mỗi thứ 01 bản.

Trường hợp người bảo lãnh là chủ kinh doanh: Nộp bản sao công chứng giấy phép kinh doanh.

Trường hợp thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán vv: Xin chứng nhận công việc và thu nhập tại ủy ban nhân dân sở tại.

Lưu ý: Chứng minh công việc/thu nhập cần phải làm bản nháp trước và kiểm tra xong rồi mới đi xin đóng dấu bản chính thức. Việc xin chứng nhận ngay mà không kiểm tra thường thiếu thông tin phải xin lại.

Tờ khám sức khỏe (nếu có)

Một số trường yêu cầu khám sức khỏe thì bạn hãy in ra 02 form khám sức khỏe của trường để bác sỹ điền. Lưu ý là yêu cầu bác sỹ điền tiếng Anh, tên bạn thì viết hoa không dấu đúng thứ tự ví dụ NGUYEN SA RO MA LANG. Hãy kiểm tra tại chỗ nếu sai thì yêu cầu làm lại.

Bệnh viện công: Thường đợi khám mất một buổi và hôm khác lấy.
Bệnh viện, phòng khám tư: Thường khám và lấy kết quả trong 1 buổi luôn.

Phòng khám tư thường tốn khoảng 800 - 1000k, bệnh viện công thường 400 - 700k.
>>Các mục kiểm tra khám sức khỏe

Để tiết kiệm thời gian đi lại làm hồ sơ

Các bạn hãy làm và scan dạng hình ảnh rồi gửi cho iSea. iSea sẽ kiểm tra và dịch dựa trên các giấy tờ scan này trước.
>>Hướng dẫn cách scan giấy tờ bằng smartphone

Để gửi hồ sơ thì các bạn có thể dùng Email Attachment tuy nhiên, để tiện lợi và bảo mật tốt hơn các bạn có thể dùng các dịch vụ Cloud Storage như:
Dropbox.com
Box.com
Google Drive (drive.google.com)
Microsoft Onedrive (onedrive.live.com)
Hãy thiết lập làm sao có thể tải hồ sơ được.

Ghi nhớ: Bản nháp => Kiểm tra => Xin bản chính

(C) iSea Saromalang

No comments:

Post a Comment