Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, October 27, 2017

[Hướng dẫn hồ sơ du học Nhật Bản 2018] Chứng minh công việc và thu nhập từ công ty

Đây là bài hướng dẫn về chứng minh công việc và thu nhập của người bảo lãnh làm tại công ty, cơ quan.
Ghi nhớ về điều kiện tài chính để du học Nhật Bản:
  • Bạn phải có người bảo lãnh (cha/mẹ/vv) chứ không thể tự bảo lãnh
  • Người bảo lãnh phải có thu nhập đủ cao để chu cấp
  • Người bảo lãnh có sổ ngân hàng với số tiền đủ lớn

Tức là chứng minh năng lực tài chính để đi du học tự túc tại Nhật Bản thì chỉ riêng sổ ngân hàng là không đủ, mà còn phải chứng nhận thu nhập hàng tháng/hàng năm của người bảo lãnh (người chu cấp kinh phí du học) nữa.
>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng chứng minh năng lực tài chính du học tự túc Nhật Bản (Yurika)
>>Hướng dẫn làm bộ hồ sơ du học Nhật Bản đầy đủ (Yurika)

Các điểm lưu ý để chứng minh tài chính du học Nhật Bản một cách an toàn và dễ đậu hồ sơ:
Chứng minh năng lực tài chính, thu nhập và bản giải thích quá trình hình thành nguồn tiền


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Chứng minh công việc và thu nhập
Trường hợp người bảo lãnh đi làm tại công ty

Hãy làm ra hai bản riêng rẽ, chỉ in một mặt trên giấy A4 (không in hai mặt):
(1) Tờ chứng nhận đang đi làm tại công ty
(2) Tờ chứng nhận thu nhập từ công ty (từ lương, thưởng, phụ cấp vv) cho 3 năm gần nhất và năm hiện tại

Lưu ý: Phải đưa cho văn phòng tư vấn du học kiểm tra trước rồi mới đi xin bản chính thức.
Tự đi xin ngày thường có rất nhiều lỗi và thường phải xin lại rất tốn thời gian và làm phiền công ty. Do đó, bắt buộc phải kiểm tra kỹ càng trước khi không còn lỗi mới nên đi xin. Form mẫu sẽ được gửi cho bạn tuy nhiên không nên rập khuôn theo form mẫu mà nên làm đơn phù hợp mỗi công ty, tốt nhất là dùng form có sẵn của mỗi công ty.

(1) Tờ chứng nhận đang đi làm tại công ty

Thông tin công ty
Phải có đầy đủ thông tin công ty như sau:
- Tên công ty (tên tiếng Việt, tên tiếng Anh nếu có)
- Địa chỉ công ty (trụ sở/chi nhánh)
- Mã số thuế của công ty
- Mã số đăng ký doanh nghiệp của công ty (trùng với mã số thuế thì vẫn để riêng hai mục)
- Điện thoại và số fax (nếu có): Bắt buộc phải có số điện thoại liên lạc được và kiểm tra được (Cục xuất nhập quốc Nhật Bản có thể gọi kiểm tra tính xác thực)

Thông tin người được chứng nhận (người bảo lãnh)
- Họ tên
- Ngày tháng năm sinh
- Số chứng minh thư (ngày cấp, nơi cấp)
- Địa chỉ
- Chức vụ, nội dung công việc
- Thời gian làm việc tài công ty: Từ ngày ... tháng ... năm tới hiện tại

Phần ngày tháng và chứng minh
Phải có đề ngày tháng năm chứng nhận.
Người ký tên phải ghi rõ chức vụ, họ tên, ký và đóng dấu.

Tiêu đề có thể là:
  • GIẤY CHỨNG NHẬN ĐANG CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY
  • GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG VIỆC
  • GIẤY XÁC NHẬN NHÂN VIÊN CÔNG TY
  • CHỨNG NHẬN ĐANG LÀM VIỆC
  • XÁC NHẬN CÔNG VIỆC
  • CHỨNG NHẬN CÔNG TÁC vv

Tốt nhất là dùng biểu mẫu (form) có sẵn của mỗi công ty. Nếu công ty không có thì hãy soạn ra file Word rồi kiểm tra trước khi không có lỗi gì mới đi xin.

(2) Tờ chứng nhận thu nhập từ công ty 

Bao gồm các thông tin như "(1) Tờ chứng nhận đang đi làm tại công ty" ở trên kèm theo thông tin lương 3 năm gần nhất và năm hiện tại.

Ví dụ: Hiện tại là tháng 10 năm 2017 thì xin chứng nhận thu nhập lương 3 năm: 2014, 2015, 2016 và 9 tháng đầu của 2017 (vì chưa hết tháng 10 của năm 2017 nên sẽ chưa nhận lương tháng 10) hoặc 6 tháng đầu của năm 2017. Tiền lương thông thường sẽ tăng dần theo từng năm, như thế cũng sẽ đảm bảo việc chu cấp cho người đi du học vì nếu đang giảm thì có thể mất khả năng chu cấp đúng không?

Tiêu đều có thể là:
  • GIẤY CHỨNG NHẬN THU NHẬP
  • GIẤY XÁC NHẬN TIỀN LƯƠNG vv

Có thể làm bảng 3 cột, cột đầu là năm, cột 2 là thu nhập hàng tháng (nếu có chi tiết là tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, vv thì thêm các cột nhỏ chi tiết) và cột cuối cùng là "Thu nhập năm" (tổng thu nhập của cả năm).

Quan trọng: Phải ghi rõ thu nhập là trước thuế hay sau thuế. Nếu là trước thuế thì phải ghi rõ là thuế là bao nhiêu, thu nhập thực là bao nhiêu. Nếu là sau thuế thì không sao.

Đây là ví dụ tờ chứng nhận:


Lưu ý khi sử dụng form mẫu chung

Nếu công ty của người bảo lãnh không có mẫu đơn riêng mà bạn dùng mẫu đơn chung để chế tác thì hãy đảm bảo là bạn phải thay đổi một chút bố cục, font chữ, trang trí, vv để cho giống mẫu đơn riêng thì sẽ tốt hơn. Mỗi công ty thường sẽ có biểu trưng (logo) thì nên chèn biểu trưng này vv.

Vì công ty có mẫu đơn riêng thường có vẻ chuyên nghiệp hơn. Như vậy thì nhìn sẽ đáng tin hơn.

Tất nhiên cũng phải hiểu là nhiều công ty không có mẫu đơn riêng mà mỗi lần dùng họ chỉ tải về từ trên mạng. Tuy nhiên, mẫu đơn tải về từ trên mạng có thể thiếu thông tin mà hồ sơ du học yêu cầu (ví dụ cả mã số thuế lẫn mã số doanh nghiệp dù hai mã số này thường là đồng nhất) nên các bạn phải lưu ý để người xin chứng nhận (người bảo lãnh) hoặc công ty sửa lại cho phù hợp theo nội dung hướng dẫn ở đây nhé.
(C) iSea Saromalang

No comments:

Post a Comment