Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, October 19, 2017

Tránh "bê tha bệ rạc"

Điều khác biệt lớn nhất giữa VN và nước ngoài - các nước tiên tiến? Điều gì khiến bạn nhìn là biết ngay là VN, trừ "rác" ra?

Đó có lẽ là sự bê tha bệ rạc trong đời sống hàng ngày. Con người xả rác, hút thuốc nơi công cộng, làm ồn nơi công cộng, vượt đèn đỏ, giao thông không an toàn (thay đổi hướng đi và tốc độ thường xuyên và đột ngột), bấm còi in ỏi, rọi đèn pha vào mặt người khác, tiểu bậy vv.

Điều này là do nhiều lý do nhưng thường là do giáo dục gia đình kém hoặc không có. Hoặc ra đời điều hay không học toàn học điều dở.

Ở Nhật thì bạn sẽ thấy con người có thể nghèo nhưng không bê tha bệ rạc. Người Nhật đa phần đều ăn mặc thanh lịch, khó mà có thể biết họ giàu hay nghèo chỉ qua quần áo. Ngay cả công nhân Nhật Bản nhìn cũng tương đối tươm tất và chắc chắn là đi giày, mặc đồ bảo hộ lao động.

Ngược lại, người lao động ở VN thì đa phần lôm côm, thường mặc quần jean, đi dép, mặc áo thường ngày hoặc ... cởi trần. Rất bê tha bệ rạc. Nhìn họ là đã phát sốt vì đi làm mặc quần jean rất chật, hoặc trời nóng mà mặc áo không mát, có khi còn mặc áo đen hấp thụ sức nóng mạnh nữa.

Tránh bê tha bệ rạc

Không phải ai cũng bê tha bệ rạc: Những người học vấn cao, các bạn học sinh có ý thức thì đa phần đều ăn mặc lịch sự.

Trong bài này, tôi NGHỊ LUẬN về việc tránh bê tha bệ rạc, để làm nền tảng xây dựng nhân cách về sau.

Vì sao phải tránh bê tha bệ rạc?

Vì sự bê tha bệ rạc chính là thể hiện nhân cách không tốt. Người bê tha bệ rạc có lòng tự trọng thấp (lòng tự tôn thấp) và không tôn trọng người khác. Nói cách khác, là nhân cách thấp. Vì lòng tự tôn thấp mà rất khó học tập và thành công trong cuộc đời. Chưa kể là do không tôn trọng ai nên không được ai tôn trọng.

Không ai có học vấn hay thông minh chơi với người bê tha bệ rạc cả. Vì thế, những người bê tha bệ rạc chỉ chơi với nhau, mà thường kết thúc là kéo nhau thất bại hoặc đấu đá nhau.

Quy tắc: Chơi với người không hạnh phúc sẽ không hạnh phúc. Chơi với người thất bại sẽ thất bại.

Ở đây không hạnh phúc, thất bại là nói về do thế giới quan (nhỏ hẹp), nhân sinh quan (nông cạn), giá trị quan (lệch lạc) chứ không phải là do biến cố tạm thời.

Người bê tha bệ rạc về cơ bản là nhân cách thấp, trí tuệ kém, nên về lâu dài sẽ thất bại và/hoặc đau khổ. Tuyệt đối không chơi với những người này nhé!

Bê tha bệ rạc không liên quan tới giàu/nghèo

Các bạn học sinh đa phần đều nghèo (các bạn nghèo là do chưa đi làm chứ nhà các bạn thì chưa chắc đã nghèo ^^) nhưng thường ít bê tha bệ rạc. Ở Nhật cũng nhiều người nghèo nhưng rất ít người bê tha bệ rạc.

Vấn đề thuộc về ý thức, lòng tự trọng và sự tôn trọng dành cho người khác. Thường thì người có lòng tự trọng thì sẽ tôn trọng người khác và ngược lại.

Cam kết tránh "bê tha bệ rạc"

Bên cạnh 4 điều đạo đức căn bản.

1. Tôi không xả rác nơi công cộng mà sẽ mang rác về nhà.
2. Tôi không vượt đèn đỏ vì sẽ gây khó chịu và nguy hiểm cho người khác.
3. Tôi sẽ giao thông an toàn => không thay đổi hướng đi hay vận tốc đột ngột.
4. Tôi không hút thuốc lá nơi công cộng vì sẽ gây khó chịu và tổn hại cho người khác.
5. Tôi không gây ồn ào nơi công cộng.
6. Tôi không bóp còi inh ỏi. => Tốt nhất là không bóp còi khi chạy xe, trừ trường hợp nguy hiểm.
7. Tôi không rọi đèn vào mắt người khác. => Trước khi vào bãi gửi xe hãy tắt đèn, không rọi đèn vào mắt bảo vệ.
8. Tôi ăn mặc lịch sự ra đường. => Không mặc quần áo ở nhà, quần áo ngủ, cởi trần ra đường.
9. Tôi không chắn đường người khác nơi công cộng. => Vì là nơi công cộng.
10. Tôi không chen ngang hàng hay chen lấn xô đẩy. => Gian lận và làm mất thời gian của người khác.
11. Tôi không tự tiện chạm vào người khác hay đồ đạc của họ.
12. Tôi không phải người bê tha bệ rạc.

Nhưng tránh bê tha bệ rạc để làm gì, vì sao không "thả lỏng" cho thoải mái?

Vì bê tha bệ rạc là phẩm chất của người không có phẩm cách. Bằng cách bê tha bệ rạc, con người xấu xí và hèn mọn đi. Nhiều vấn đề sẽ xảy ra mà không hiểu vì sao nó xảy ra. Vì không được học luân lý, bài học làm người có nhân cách. Vì sẽ bị những người thông minh, có luân lý xa lánh, nên sẽ không có ai chỉ dạy điều đúng. Vì sẽ chỉ chơi được với người có nhân cách thấp, nhìn chung là đau khổ và thất bại về lâu dài.

Rất nhiều lý do. Cuộc đời sẽ thành một mớ bòng bong không biết tháo gỡ từ đâu, vì bị những người thông minh khinh ghét ngay từ đầu. Sẽ chẳng ai chỉ cho cánh cửa mà bước ra, mà có khi được chỉ cũng chẳng bước ra được, vì "thói quen sẽ hình thành nhân cách".

Hãy nhìn những người già bê tha bệ rạc. Họ chỉ chơi được với nhau hoặc với con cháu họ, những người cũng đang hoặc sẽ bê tha bệ rạc. Cuộc đời họ rất khó khăn, chẳng có niềm vui gì mấy. Cảm giác trống rỗng của họ rất lớn, mặt họ rất bơ phờ và thật khó có thể nói là họ đang sống phấn khích mỗi ngày nhỉ?

Nếu bạn gặp vấn đề trong cuộc đời mà đem tới hỏi họ thì sẽ chỉ nhận được toàn câu trả lời rác rưởi.

Dù sao thì họ cũng là tấm gương để chúng ta học tập: Tuyệt đối tránh trở nên như thế.

Vì thế, từ thời trẻ tránh bê tha bệ rạc là rất quan trọng. Để sống chỉn chu, cool, thậm chí là "hào hoa phong nhã" thì phải có kỷ luật và nên tập gym đều để fit. Fit cũng là sự tôn trọng và fit cũng là để được tôn trọng.

Trong cuộc sống người ta thường nói là "Đừng đánh giá con người qua vẻ bề ngoài" nhưng họ nói dối đấy. Nhìn vẻ bề ngoài thì có thể đoán được nhân cách của một con người bằng cách:

毛を見て馬を相す
KE WO MITE UMA WO SOUSU
"Trông mặt mà bắt hình dong"

Bởi lẽ, phong thái, tác phong bên ngoài thể hiện nhân cách và tâm hồn bên trong. Nhiều người nghèo có nhân cách tốt thì họ vẫn ăn mặc lịch sự. Đó là những người có học vấn cao. Giàu hay nghèo thường là do hoàn cảnh, bối cảnh của mỗi người, và cũng không phải ai cũng kiếm tiền bằng mọi giá. Tôi nghĩ quan trọng nhất là có học vấn cao thôi. Cũng có người giàu dạng trọc phú thì vẫn xả rác như bình thường.

Ở VN, giàu hay nghèo không liên quan mấy tới nhân cách. Vì thế câu nói "Nhìn sang chảnh mà thái độ tồi" không đúng về mặt luân lý. Sang chảnh thì dễ, chỉ cần khoác áo đẹp, xức nước thơm, đeo đồ lấp lánh, toàn những thứ có tiền (của người khác) là mua được. Nhưng hành xử thì không thể mua được bằng tiền. Ngược lại, ở những nước nghèo, người giàu thường khệnh khạng và thái độ tồi. Nhưng nhìn một người như thế thì qua cách ăn mặc, tác phong, cách đi đứng bạn cũng đoán được thôi.

Với các bạn có cơ hội đi du học tại Nhật thì hãy quan sát cách hành xử, nói năng, thái độ của người Nhật, đặc biệt là người già ở Nhật nhé. Có cơ hội ở Nhật cũng là một may mắn để học về cách ứng xử trong xã hội.
Mark

No comments:

Post a Comment