Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, January 25, 2018

Vì sao con người sợ thay đổi?

Có cả tên khoa học cho hội chứng sợ thay đổi gọi là "Fear of Change Phobia – Metathesiophobia". Con người về cơ bản là sợ thay đổi. Mặc dù có thể là họ MUỐN thay đổi.

Ở VN có rất nhiều người béo phì hay ốm yếu nhưng lại rất lười thể dục. Ai cũng biết thể dục thể thao tốt cho sức khỏe nhưng chẳng ai kiên trì tập luyện cả.

Mọi người sợ thay đổi là đúng. Vì THAY ĐỔI đồng nghĩa với ĐAU ĐỚN. Ngoài ra còn cần ý chí và sự kiên trì nữa. Muốn thay đổi thì phải chấp nhận trả giá, thậm chí là nỗi đau đớn khôn xiết.

Tôi lấy ví dụ việc chạy 2018. Chạy 2 tiếng mỗi tuần sẽ giúp sống lâu hơn và thân thể khỏe mạnh hơn, chất lượng sống tốt hơn, nhưng số người duy trì được rất ít. Việc chạy thật ra là việc đơn giản nhưng nhiều người (buộc phải) bỏ cuộc sau một thời gian. Trước hết là vì họ chạy không đúng kỹ thuật nên cơ thể bị suy kiệt và/hoặc bị chấn thương chân. Sau đó là vì việc chạy mỗi ngày thật sự là đau đớn.

Hôm thì mắt cá đau, hôm thì đau gót chân, hôm thì đau xương. Có cả tỉ lý do để bỏ cuộc. Thực sự tôi trải qua tất cả nhưng vẫn không bỏ cuộc. Vì muốn thay đổi thì phải chịu đau đớn khôn xiết mới có thể thay đổi được.

"Sách vở không phải là tri thức, chỉ có trải nghiệm mới là tri thức"

Khi bạn bắt đầu chạy mỗi ngày, sẽ rất nhiều vấn đề xảy ra. Sự thay đổi là rất khó khăn. Nhất là khi bạn quyết định chạy từ nay tới ... cuối đời. Chân bạn phản đối, thời gian lịch trình của bạn phản đối. Chỉ có ý chí để duy trì việc chạy mỗi ngày mà thôi.

Không phải đọc sách về cách chạy đúng là mọi chuyện sẽ dễ dàng. Vì sách vở không phải là kiến thức mà KINH NGHIỆM mới là kiến thức. Bằng việc thực hành, bạn mới tìm ra chân lý để chạy mà không mệt, không chấn thương, có thể chạy mỗi ngày một cách vui vẻ lâu dài.

Hãy tưởng tượng bạn phải hành quân tầm 40 - 60 km/ngày khi có chiến tranh, bạn sẽ không thể kiệt sức hay chấn thương. Nếu không xác suất mất mạng sẽ khá cao. Bạn phải chạy như thể bạn đang hành quân thì mới có thể duy trì lâu dài được.

THAY ĐỔI sẽ dẫn tới việc phải TRẢ GIÁ cho sự thay đổi đó. Không ai muốn trả giá, không ai muốn đau đớn, vì thế không ai muốn thay đổi.

Từ lúc quyết định chạy, tôi đau đớn về chân.
Từ lúc thay đổi cách gõ tiếng Việt, tốc độ gõ chậm hẳn và đau cả đầu.
Từ lúc thay đổi lịch trình làm việc mỗi ngày (đúng ra là đặt ra mới), ngày nào tôi cũng mệt mỏi.

Vậy vì sao phải thay đổi?

Chả có lý do gì cả. Nhưng tôi không muốn bị mắc kẹt trong ma trận cũ hay thời gian cũ. Đến lúc phải thay đổi thì nên tự giác thay đổi thôi. Nếu không tương lai có thể gặp rắc rối và cuộc sống sẽ không phấn khích nữa.

Ngoài ra, không thể sống trong sợ hãi. Nỗi sợ đau đớn cũng là sự sợ hãi kéo cuộc đời xuống bùn đen.

Tất nhiên là đừng có đột nhiên thay đổi lớn. Vì thay đổi lớn sẽ dẫn tới đau đớn lớn, có thể phá hoại con người và cuộc sống.

Phương châm để thay đổi là: NGHĨ LỚN LÀM NHỎ SỐNG LI TI CHẾT KHÔNG ĐỂ LẠI GÌ.

Nỗi sợ khi sắp du học

Chắc nhiều bạn trải qua nỗi sợ này. Vì đây rõ ràng là sự thay đổi quá lớn lao. Có tỉ thứ khiến bạn sợ hãi tới nỗi muốn bỏ luôn việc du học. Cho dù có an ủi thế nào thì cũng vậy thôi. Lời động viên còn thường không đúng sự thật. Cách tốt nhất để chống lại nỗi sợ là đối mặt với nó, tức là đi du học.

Đây cũng là trải nghiệm: Đối mặt và bước thẳng vào trong nỗi sợ hãi. Người DẤN THÂN TRẢI NGHIỆM mới là người có TRI THỨC, chứ không phải người ngồi nhà đọc sách thánh hiền rồi chỉ suy nghĩ và tưởng tượng.

Thật ra thì, bên ngoài chẳng có nỗi sợ nào lớn hơn nỗi sợ bên trong chính con người bạn.

Nhân tiện, ai chẳng sợ thay đổi. Điều quan trọng lại là Ý CHÍ và SỰ TỰ GIÁC.
Mark

No comments:

Post a Comment