Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, June 25, 2017

Vì sao con người trở mặt?

"Trở mặt", phiền đây. Vì sao tầm 4x tuổi là con người mê tín? Vì họ mất niềm tin vào con người. Từ năm 2x khi bước ra đời, trong xã hội NHO XANH (青いブドウ aoi budou), thì đã mất niềm tin vào xã hội lâu rồi.

Vì bước chân đi đâu là cần "phong bì" ^^ Không có phong bì thì không làm gì được. Năng lực tốt, học giỏi cũng vậy thôi. Có bao nhiêu tiền thì đút luôn vô túi người khác, theo đúng văn hóa "hối lộ và ăn hối lộ". Toàn đồng tiền mồ hôi nước mắt. Mất niềm tin vào xã hội. Còn gì là công bằng.

Nên ca bài ca CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH LÀ SỐ MỘT. Chẳng có gì quan trọng, tốt với mình hơn là gia đình. Lại thêm vấn đề đầu độc nhau nữa thì đúng quả thật, gia đình là số một, là quan trọng nhất!!

Tuyệt vời. Đến năm 4x niềm tin này sụp đổ hoàn toàn vì bị ... chính người trong gia đình phản bội. Nên anh nho xanh đành mê tín dị đoan, anh tin vào ... người chết, vào nhang khói, vào các "thầy", "cô", "cậu". Anh trả tiền cho họ để được ... tin họ. Vâng, anh đã bước vào cõi "tâm linh" mà bọn ác khẩu hay gọi là "mê tín dị đoan".

Người ta học buông bỏ vào năm 4X là vì thế: Vì bị những người thân cận trở mặt, lừa dối.

Đây là ĐỊNH MỆNH NHO XANH. Đã là nho xanh thì phải lên chùa học buông bỏ theo "đạo bố thí".


Vì sao con người trở mặt? (Hiện tượng "người tốt trở mặt")

Trong xã hội nho xanh mà tin người lạ thì chỉ có nước tự sát! Ra ngoài đường mà thấy ai tới là thế nào họ cũng tìm cách lấy tiền của bạn. Bạn lỡ quẹo sai một cái là thường biết liền.

Thay vì chỉ đường cho bạn, họ chỉ đường cho ... tiền của bạn đi.

Nếu du lịch ở Dallas mà có "người lạ mà tốt" nhiệt tình hướng dẫn tham quan vườn dâu miễn phí thì coi chừng. Nhẹ thì bị chém, nặng thì bị đánh bầm dập vì tội dám thắc mắc.

Chào mừng các bạn đến với khái niệm căn bản của XÃ HỘI NHO XANH.

Đây là một xã hội tốt, không ai tin ai thật lòng. Vì thế, mức độ cảnh giác cao, nên người nho xanh thuộc loại "khôn" bậc nhất trên thế giới và họ tự hào về điều đó.

Họ chỉ tin người trong nhà thôi. Và điều này thật tuyệt vời. Cho dù xã hội có xấu xa, loạn lạc thế nào, về nhà là cảm nhận được sự ấm áp của tình thân, của máu mủ ruột rà.

Trong xã hội này người trong nhà thực sự tốt với nhau. Thậm chí họ còn cực tốt với người nghèo thông qua hoạt động bố thí.

Nhưng vấn đề bất tiện là hiện tượng "người tốt trở mặt". Đây là vấn đề nhức nhối của nho xanh, tới nỗi mất hết niềm tin phải buông bỏ rồi nhang khói thờ cúng đi vào cõi tâm linh ngay từ khi đang còn sống sờ sờ ra đấy!

Trong xã hội nho xanh thì thường có hiện tượng nho lớn ức hiếp nho bé, ai cũng bị ức hiếp, bắt nạt, ăn chặn nên rất hằn học. Họ mất niềm tin vào xã hội nên chỉ còn niềm tin vào "người tốt" nào đó. Nếu không ai chịu làm họ sẵn sàng đóng vai người tốt đó đề có chút niềm tin. Việc bố thí, giúp đỡ là như thế.

Tức là, người ta giúp đỡ người có hoàn cảnh kém hơn, để cảm nhận mình là người tốt, để cảm nhận là vẫn còn cái tốt trong xã hội. Chẳng ai lại đi giúp người khá hơn cả!

Một mũi tên trúng hai đích:
- Thắt chặt tình thân
- Cảm giác mình là người tốt và cái tốt hiện hữu

Nếu không làm thế mà sống trong xã hội toàn tin tiêu cực thì rất khó sống, đọc báo xong có thể thổ huyết tại chỗ.

Vì thế, bất kỳ ai gặp khó khăn đều sẽ gặp được ai đó giúp đỡ. Theo phong trào "lá rách đùm lá nát", vì lá nho trong bão loạn thế thì lá nào cũng rách thôi. Tức là đúng là xã hội có hằn học, nhưng vẫn cảm nhận được sự ấm áp của sự giúp đỡ chân tình của người tốt. Điều tuyệt vời và động lực để sống trong xã hội nho xanh là đây.

Ngay cả người nước ngoài khi tới xã hội nho xanh cũng ngạc nhiên về sự chân tình của người bản xứ. Như thể họ là người thân từ kiếp trước vậy. Danh hiệu người nho xanh hiếu khách cũng từ đó mà ra. Thật sự là nho xanh sẽ giúp bạn hết lòng để có thể ... xanh như họ.

Họ trở mặt khi bạn thành công, hạnh phúc, giàu có hơn họ.

Bởi trong thâm tâm, họ chỉ muốn bạn kém hơn họ mà thôi. Họ giúp nhưng luôn ghi nợ, luôn cần bạn biết ơn, để nhắc rằng HỌ LÀ NGƯỜI TỐT. Cái mà họ cần là danh phận người tốt, lòng tốt. Giúp một lần, ghi nhớ cả đời (phong cách GHI NỢ).

Nếu bạn thành công mà không chịu THI LỄ (đền ơn đáp nghĩa) thì nghĩa là bạn là kẻ phản bội. Hoặc bạn sống không giống họ, dám chống lại luật lệ nho xanh, bạn là kẻ phản bội. Họ sẽ gán cho bạn tôi vô ơn bạc nghĩa.

Ngay cả trong gia đình, nếu chống lại cha mẹ là sẽ bị gán tội BẤT HIẾU. Vì cha mẹ sẽ đẻ một lần, ghi ơn cả đời. Họ sẽ trở mặt nếu bạn định sống mà không có họ.

Nếu bạn thành công, giàu có, hạnh phúc thì sẽ gặp hiện tượng "người tốt trở mặt". Hoặc đơn giản là chỉ cần bạn muốn sống khác những người tốt này thì họ cũng trở mặt thôi.

Hiện tượng "người nghèo trở mặt"

Ai chả quý nho kiều. Họ nhiều tiền. Họ chịu chi. Họ thân thiện. Họ trả tiền để bạn đi chơi với họ.

- Nhỏ làm ngày nhiêu?
- Dạ năm chục.
- Cô cho nhỏ năm chục con nghỉ làm đi với cô nghen.

Lẽ ra phải nói "một chai". Rút kinh nghiệm lần sau.

Nho kiều, người giàu thì ai chẳng quý. Họ rất chịu chi và được nhiều người thật sự quý mến, tôn trọng. Họ có nhiều đệ tử sẵn sáng sống chết vì họ. Đa phần đệ tử của họ đều nghèo và ham hố! ^^

Không phải quý tiền của họ đâu, quý tấm chân tình của họ, của bậc đại ca thôi.

Vấn đề bất tiện là, khi đại ca ngã ngựa hết tiền. Cứ tưởng những người ngày xưa mình giúp sẽ giúp mình. Ngờ đâu bị "người nghèo trở mặt", không những không giúp còn cười vào mặt kiểu "Ngày xưa lắm thế không biết tiết kiệm".

Đã từ bậc đại ca xuống dân thường là thất thế, đau khổ lắm rồi, lại bị người nghèo, người mà xưa mình giúp, khinh ra mặt thì đúng là nỗi đau nào lớn hơn.

Đạo lý ở đâu? Ngày xưa họ quý mình thế cơ mà. Hú một tiếng là có cả chục đệ tử theo hầu rượu.

Hoặc nho kiều, họ hàng ai cũng quý, ve vãn, chiều chuộng như ông hoàng, bà hoàng. Ông hoàng, bà hoàng này cũng không ngại vung tiền ra giúp người này làm ăn, người kia sửa nhà.

Lý do của "người nghèo trở mặt" là khi nhận tiền họ bị phức cảm tự ti. Họ vốn đã bị phức cảm tự ti cái nghèo: Mình tốt nhưng nghèo, mình tốt quá, thật thà quá NÊN nghèo, không lọc lừa được như người ta NÊN nghèo, vừa tự hào, vừa cay đắng cho bản thân.

Lại còn nhận tiền bố thí thì sẽ thấy bất công, cay đắng ngay. Khi cho ai tiền bố thí cũng là cho người ta phức cảm tự ti. Vì đó không phải do tự mình lao động làm ra.

Phức cảm tự ti của người nghèo nhận bố thí rất lớn. Không ai cảm nhận được sự bất công, phân hóa giàu nghèo hơn họ. Họ ghét nhất ai? Người giàu. Họ ghét nhì ai? Người có điều kiện hơn họ. Họ nhận tiền của ai? Người giàu và có điều kiện hơn họ!!

Vì thế ngoài mặt xởi lởi biết ơn mà trong thâm tâm chỉ mong có ngày đòi lại lẽ công bằng.

Đại ca ngã ngựa thì thời cơ tới. Dậu đổ bìm leo, đổ thêm lửa vào dầu thôi!

Thừa thắng xông lên nên mới có hiện tượng "người nghèo trở mặt".

Câu kết

Nếu bạn giàu lên, thành công lên thì gặp hiện tượng "người tốt trở mặt".
Nếu bạn nghèo đi, thất bại thì gặp hiện tượng "người nghèo trở mặt".

Bạn không bị trở mặt nếu luôn nghèo hơn, hay kém điều kiện hơn người khác. Trong trường hợp này, chính bạn lại là người "trở mặt" ^^

Theo thời gian, người nho xanh mất niềm tin vào con người. Họ bắt đầu niềm tin vào tổ tiên, hay tôn giáo. Đời họ sang một trang mới. Tốt hay xấu, lại là do bản thân họ tự cảm nhận.
Mark

No comments:

Post a Comment