Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, June 19, 2017

Trái tim trong ngục

Tôi đã chế ra chữ kanji "trái tim trong ngục" (hay "trái tim ngục tù", "heart in jail") như sau:
Chữ kanji "trái tim trong ngục" (đọc là TRỤC)

Chữ này có nghĩa là gì?

Trái tim trong ngục là để chỉ việc tâm hồn bạn bị giam hãm bởi những thứ như tình yêu, giáo điều, định kiến, những quy tắc vv khiến bạn không còn được sống cuộc sống bạn mong muốn hay cuộc sống bạn đáng được sống nữa. Con tim bạn bị giam hãm trong ngục tù, vì thế khó có thể nói là tâm hồn bạn sẽ bay bổng hay thậm chí khó mà có thể hạnh phúc được.

Vì sao con người lại có xu hướng giam hãm trái tim của mình?

Có những người sinh ra đã là nô lệ cho giáo điều, mà điển hình là người nho giáo. Họ là nô lệ cho cha mẹ, cho gia đình, cho lãnh đạo của họ. Tâm hồn họ không bao giờ tự do và họ hiếm khi nghĩ ra thứ gì đáng giá. Trường hợp này nói tới chỉ mất thời gian. Vì nếu đã bị lệ thuộc, bó buộc vào "chủ nghĩa gia đình" thì sẽ khó mà hoàn thiện nhân cách và đương đầu với sóng gió cuộc đời.

"Trái tim trong ngục" là thường chỉ một trường hợp khác, đó là khi bạn tìm được tình yêu đích thực trong cuộc đời. Từ đó, bạn giam hãm trái tim của mình trong ngục tù của tình yêu. Vấn đề là, làm thế khá thoải mái. Vì bạn đã hạnh phúc rồi nên bạn chấp nhận, hơn nữa là tình nguyện, để trái tim bị cầm tù.

Cứ giả định là bạn sẽ hạnh phúc mãi mãi. Nhưng đời không như là mơ. Vì con tim bạn bị giam hãm quá lâu nên tâm hồn của bạn bị chai sạn. Và tình yêu lý tưởng, đẹp đẽ ban đầu sẽ bị nguội lạnh dần theo thời gian. Và rồi bạn cũng sẽ chẳng hạnh phúc, hay tình yêu của bạn cũng sẽ chẳng hạnh phúc nữa.

Đó là lý do mà bạn phải "thoát ngục" (jail break). Cho dù đó là ngục tù của tình yêu đích thực, hay ngục tù của tình yêu vĩnh cửu đi nữa, thì hãy "thoát ngục".

Vấn đề là vì sao đã tìm được tình yêu đích thực mà lại tìm cách "thoát ngục"? Vì bạn không được để trái tim của bạn bị giam hãm, nếu trái tim bị giam hãm thì bạn không còn là bạn nữa. Còn cả thế giới rộng lớn bên ngoài và chỗ của bạn là ở ngoài đó. Sứ mệnh của bạn nằm ở thế giới bên ngoài vì bạn có tâm hồn tự do.

"Trái tim trong ngục" không phải là chữ kanji dành cho người đang ở trong một hôn nhân không tình yêu, hay không hạnh phúc. Vì chữ kanji dành cho họ phải là:


Họ là tù nhân (囚人) trong cuộc hôn nhân của mình.

Trái tim trong ngục không chỉ dành cho tình yêu đích thực mà còn có thể là tình yêu cao cả. Giống như bạn có năng lực và có thể sống hạnh phúc, nhưng vì trách nhiệm, vì đạo lý, mà luôn phải hi sinh cho ai đó, rồi bạn bỏ lỡ cả cuộc sống mà bạn đáng sống. Đây cũng là dạng điển hình của "trái tim trong ngục". Vấn đề là người mà bạn hi sinh có thể là người hoàn toàn tốt và bạn làm thế vì tình yêu cao cả. Tâm hồn bạn có thể không bao giờ có tự do.

Và vì thế, bạn không hạnh phúc. Vậy thì phải làm gì? Điều quan trọng ở đây là LUÂN LÝ: Bạn không được để ai hi sinh cho bạn, dù với tình yêu cao cả, hay lý tưởng cao cả.

Vì họ sẽ rơi vào cảnh "trái tim trong ngục" và sẽ đau khổ theo bạn. Vì thế, trong cuộc đời, tôi TỪ CHỐI mọi sự hi sinh của người khác. Nếu giúp tôi họ cần phải giúp một cách vui vẻ. Tôi không thể nào chịu nổi cảnh ai đó hi sinh vì tôi và đau khổ vì "trái tim ngục tù". Đây cũng là luân lý. Nếu tôi sai lầm hay sai trái, tôi sẽ phải chịu nỗi đau tương xứng và phải tự sám hối tội lỗi, chứ không thể để người khác gánh.

Tiếc thay, tình yêu đích thực lại thường làm lu mờ cả luân lý này và chúng ta thường gây ra trái tim trong ngục cho người khác. Vì thế, bài học luân lý ở đây là phải luôn ghi nhớ bài học về "trái tim trong ngục" để phòng tránh gây đau khổ cho bản thân và người khác.

Cha mẹ bao học, thân thiết thái quá với con cái cũng là dạng "trái tim trong ngục". Rồi sẽ chẳng ai hạnh phúc cả.

Tóm lại, để sống hạnh phúc thì đừng để trái tim bạn bị giam hãm, và cũng đừng giam hãm trái tim của ai. Như thế thì phải chăng tình yêu phổ quát sẽ tốt hơn?

Vâng, chính thế! Nếu bạn yêu thì hãy yêu một cách phổ quát. Ví dụ tình yêu cái đẹp, tình yêu công lý, tình yêu nhân loại vv sẽ an toàn hơn nhiều và không gây ra "trái tim trong ngục".
Mark

No comments:

Post a Comment