Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, June 1, 2017

Bài học luân lý: Taxi đâm kẻ cướp có đúng không?

Đối với những người không có luân lý thì taxi đâm kẻ cướp để cướp lại đồ cho người bị hại nhìn rất cao đẹp, "anh hùng".

Nhưng với người có luân lý thì đó là việc sai trái. Vì sao sai trái?

Trước hết, việc đó là phạm pháp. Vì anh (taxi) gây tai nạn cho người khác (kẻ cướp). Thậm chí, anh có thể làm thương tật hay giết chết họ. Họ có thể kiện anh trong một vụ kiện riêng rẽ. Nếu ở Nhật thì người ta sẽ kiện anh đòi bồi thường.

Ngoài ra, việc anh tự mình trừng phạt kẻ cướp sẽ tạo ra tiền đề: Một cá nhân bất kỳ có thể trừng phạt cá nhân khác dựa trên phán xét của bản thân.

Đây là điều sai trái và ngu ngốc. Nếu con người làm thế, pháp luật, tòa án, trình tự tố tụng sẽ bị giảm hiệu lực và xã hội sẽ loạn. Ai cũng tự cho mình quyền trừng phạt nên các vụ trả thù diễn ra liên tục với mức độ tàn bạo hơn. Vì trả thù thường bao giờ cũng QUÁ TAY nên bên kia lại có cớ để trả thù lại. Cuối cùng giống kiểu quân tử Tàu (China) trả thù cho tới khi cả hai kiệt quệ.

Làm sao mà phán xét của anh được coi là đúng? Vậy nếu người khác phán xét anh thì anh có chịu không?

Ví dụ anh rọi đèn pha người ta ném đá vỡ cửa kính hay đập vỡ đèn anh, thì anh có chịu không?

Phải chăng anh taxi là hiện thân của công lý?

Tuyệt đối làm gì có chuyện đó. Không có cá nhân nào vừa là quan tòa, vừa là công tố viên, vừa là bồi thẩm đoàn và vừa là đao phủ cả. Nhưng khi anh nhìn và trừng phạt người khác, anh là như thế.

Một xã hội ẤU TRĨ như thế thì trong xã hội sẽ toàn quan tòa kiêm công tố viên kiêm bồi thẩm đoàn kiêm đao phủ cả. Và vì thế mọi người đánh nhau, chém nhau, giết nhau hàng ngày. Đây là phong cách XÃ HỘI CƯỚP, GIẾT, HIẾP. Pháp luật bị nhiều người chà đạp.

Khi người dân làm việc thay cảnh sát, pháp luật

Người dân đi bắt cướp, người dân cứu người nghèo, người dân mua thịt cho trẻ em nghèo vv. Nghe thì "có vẻ tốt" nhưng thật ra là TRÁI LUÂN LÝ.

Việc bắt cướp là của cảnh sát, việc xét xử là của tòa án. Các bạn trả tiền nuôi sống lực lượng này thì hãy để họ làm việc của họ. Đó là DANH DỰ của họ. Nếu họ không làm đúng phận sự, bổn phận thì họ không có danh dự và phải sống như người không có danh dự.

Điều nguy hại là xã hội như thế không bao giờ tốt: Con người làm không đúng chức phận của mình.

Hậu quả là chẳng ai còn làm việc mà mình có bổn phận phải làm và xã hội ngày càng loạn lạc (nhiều cướp giật, nhiều xã hội đen).

Thích phán xét người khác

Người nho giáo có đặc điểm là họ rất hay thành quan tòa phán xét người khác. Thành ra, ai cũng phán xét người khác, nhưng bản thân làm việc xấu thì lại coi là bình thường. Đây là một giá trị quan méo mó.

Họ thấy người này giật đồ người kia thì lập tức thành quan tòa và phán xét ngay. Trong khi trong hệ thống pháp luật thì một người chưa bị kết án thì vẫn vô tội, hơn nữa, tòa án chỉ là của CON NGƯỜI và chỉ là tòa án về mặt pháp luật chứ không phải là tòa án của lương tâm hay tòa án của công lý.

Tòa án của pháp luật có thể kết tội một người nhưng tòa án lương tâm, tòa án công lý thì chưa chắc. Ngược lại, tòa án của pháp luật không kết tội ai đó không có nghĩa là tòa án lương tâm không kết tội họ. Vì thế người "vô tội" thì nhiều nhưng lại sống đau khổ cùng cực và mê tín dị đoan hạng nặng.

Khi bạn đem câu hỏi "Nếu bạn lái xe đâm vào một kẻ giết người thì bạn có tội không" hỏi người nho giáo thì đại đa số nói là "Không". Vì họ không có luân lý, hay đúng hơn là không có luân lý của RULER (kẻ mạnh, hay "thượng nhân" theo ngôn ngữ của Nietzche).

Vì thế mà họ phải sống trong xã hội mà kẻ này đè đầu kẻ khác, xã hội đen lộng hành, đánh người cướp của trở thành phổ biến. Họ cũng thường sẽ trở thành "quan tòa kiêm công tố viên kiêm bồi thẩm đoàn kiêm đao phủ" và vì thế họ cũng thường "thế thiên hành đạo".

Hậu quả của "thế thiên hành đạo"

Khi con người "thế thiên hành đạo" chỉ dựa theo phán đoán của bản thân thì hậu quả là sẽ đổ vỡ niềm tin. Vì khi một người thế thiên hành đạo thì họ cũng bị thế thiên hành đạo. Bạo lực sẽ leo thang và khó mà hạ xuống vì ai cũng "thế thiên hành đạo" cả.

Nhà ông lấn 1cm tường thì tôi đánh bố ông, ông thấy bố bị đánh thì lại đánh tôi, bố tôi thấy tôi bị đánh thì chém ông, vv. Chẳng còn ai "thượng tôn pháp luật" mà ai cũng thành "ông trời con" trong xã hội.

Xã hội nho giáo ngày này là các ông trời con, bà trời con: Ai cũng thích phán xét.

Người nghèo thì thích ăn chay và phán xét người ăn thịt, làm như họ gây ra chiến tranh, nghèo đói. Nhưng họ vẫn xài các đồ công nghệ do người ăn thịt tạo ra, như đồ công nghệ, điện thoại, xe máy, đường xá, vv. Họ là những kẻ đạo đức giả, thích phán xét, thích làm quan tòa thì đúng hơn là người lương thiện.

"Thế thiên hành đạo" có thể gây ra đau khổ cho bản thân và người khác

Ví dụ anh thấy người ta giật đồ anh liên đâm vào và gây tai nạn tử vong thì sao? Nhỡ đó là học sinh nghèo "hiếu thảo" có mẹ ở quê sắp chết nên làm liều để có ít tiền chữa cho mẹ thì sao? Mẹ cậu ấy có thể chết thật sau khi nghe tin cậu ấy chết.

Nghe thì rất anh hùng, rất cao đẹp, nhưng hành động trở nên quá tay. Hoặc đơn giản là đâm nhưng nhầm phải bọn xã hội đen dữ dằn và có thể bị lấy mạng. Rồi bao nhiêu người sẽ đau khổ đây?

Phải chăng vì người VN QUÁ THÔNG MINH nên chứ phải chọn giải pháp khó nhất?

Bạn chỉ cần báo cảnh sát và việc điều tra, bắt thủ phạm là việc của họ. Thậm chí, việc đảm bảo không có cướp giật cũng là bổn phận của họ luôn, đâu phải của bạn?

Còn nếu bạn sống ở nơi có thể bị cướp thì trách nhiệm của bạn là phải cầm đồ cho chặt. Ai bảo bạn đã không góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp?

Do đó, bài học luân lý là, đừng bao giờ "thế thiên hành đạo" và đừng cổ xúy cho hành động này. Nếu không, đó là vấn đề NHẬN THỨC SAI và rồi sẽ có ngày tâm hồn đổ vỡ, mất niềm tin vào con người hoàn toàn, rồi lại dẫn tới mê tín dị đoan. Khi mà niềm vui đã hóa thành tro trong miệng.
Mark

No comments:

Post a Comment