Tức là, nếu trời mưa, trời nắng thì vẫn mang dù bình thường. Nhưng nếu bão tố nổi lên thì phải gập dù lại liền và lấy thân mình mà che cho nó. Như thế mới gọi là người biết quý trọng tài sản quý. Giống như bạn mang một đôi dép quý, tới chỗ bùn thì phải tháo ra kẹp nách, lội xong rồi lại lấy dép ra đi. Vì chân bẩn còn rửa được chứ dép bẩn thì chắc gì?
Tấm gương hi sinh anh dũng vì dù quý thì nhiều lắm. Câu chuyện nào cũng làm chúng ta cảm động. Không phải chỉ là cây dù bình thường, vì dù 100 yen thì người China sản xuất hàng loạt rồi, khó có thể gọi là dù quý được. Vì dù thể hiện bản thân con người. Dù quý không đơn giản là dù mà là bao nhiêu tâm huyết của người làm dù ở trong đó. Cây dù có thể chứa đựng cả những triết lý sâu xa, hơn cả bản thân chúng ta. Nên khi có biến, cần phải lấy thân mình ra mà che cho dù.
Để tôi kể cho bạn nghe chuyện về anh Tran sống ở Tokyo. Có lần anh cầm dù bị một tay đi mô tô chạy ẩu tông trúng dù làm rách dù của anh trong một ngày mưa nặng hạt. Anh liền chạy bộ đuổi theo. Bằng cách nào đó anh đuổi kịp và cho tay kia ăn no đòn. Từ đó anh tìm ra lý tưởng sống: Trừng trị những kẻ không biết điều, những kẻ xấu, kẻ ác trong xã hội.
Cây dù của anh đã hỏng nên anh quyết định làm ... tranh treo tường, để ghi nhớ cái ngày anh tìm ra lý tưởng để theo đuổi trong cuộc đời. Chân lý ở đây thật đơn giản: Chỉ có tình yêu đích thực mới giúp bạn có lòng nhiệt huyết để đấu tranh cho lý tưởng ... Mà tình yêu đối với dù quý lại là tình yêu như thế.
Mark
No comments:
Post a Comment