Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, December 8, 2016

Kỹ năng cốt lõi hay kỹ năng riêng biệt

Trong bài trước tôi có nói về sự nhầm lẫn chết người khi người làm công ăn lương cố gắng học thêm bằng cấp, chứng chỉ với mục đích tăng lương vì tiền lương không phải là phép cộng. Vậy thì, phải chăng là cuối tuần bạn chỉ nên chơi và không nên học thêm bất kỳ kiến thức nào?

[Thông tin du học]Nếu muốn thành công về tài chính thì bắt buộc phải giỏi kinh tế học. Tôi thích kinh tế học và thích tư vấn về kinh tế học cho các bạn mong muốn du học Nhật Bản. Các bạn nào có đam mê về kinh tế, kinh doanh, thương mại thì hãy đọc bài viết về 3 nhóm ngành kinh tế tại Nhật.
Để lập chiến lược học kinh tế tại Nhật, chọn trường, các chú ý khi thi cử vv thì sẽ tư vấn tại Saromalang dành cho các bạn có ý định du học thật sự bằng cách đăng ký tư vấn.


Không phải như vậy. Bạn vẫn nên mở rộng kiến thức, học thêm kỹ năng nhưng hãy hiểu là sẽ không giúp bạn tăng lương mấy.

Bất kỳ ai muốn sống tốt và an toàn thì đều phải duy trì việc học tập cả đời. Kể cả khi bạn đã thành công mà bạn dừng lại thì rất dễ lạc hậu và có thể bị vượt qua. Các tập đoàn lớn sụp đổ, doanh nhân thành đạt sa cơ lỡ vận vv là vì họ không tiếp tục học sau khi đã thành công.

Vậy thì học gì để tăng lương?

Công thức kinh điển là thế này: Tiền lương = Đóng góp của bạn

Nếu bạn giúp công ty kiếm được 1800 đô la, thông thường công ty sẽ trả lương cho bạn là 600 đô la.
>>Vì sao lương IT ở VN không cao

Giả sử bạn có hai kỹ năng chính là kỹ năng A và kỹ năng B, kỹ năng A sẽ được người tuyển dụng trả 800 USD/tháng, kỹ năng B được 400 USD/tháng. Nếu bạn dành toàn thời gian làm kỹ năng A thì tiền lương của bạn là 800, nếu chỉ làm kỹ năng B thì được 400. Nếu bạn làm cả hai kỹ năng?

Ví dụ kỹ năng A làm nửa thời gian, kỹ năng B làm nửa thời gian chẳng hạn. Vậy thì bạn sẽ nhận lương 800/2 + 400/2 = 600 USD. Tức là càng làm nhiều kỹ năng B thì tiền lương lại càng ... giảm đi.

Đây chính là lý do vì sao bạn học thêm chứng chỉ, kỹ năng thì khó mà tăng lương lên được.

Để tăng lương thì bạn phải đóng góp nhiều hơn, bằng cách nâng cao kỹ năng A để tạo ra thành quả nhiều hơn. Đây gọi là năng lực chính, hay năng lực cốt lõi hay năng lực đặc biệt.

Tóm lại, nếu muốn tăng thu nhập thì phải tăng năng lực cốt lõi, tức là kỹ năng mà bạn giỏi nhất.

"Nghề CEO"

Ví dụ điển hình của kỹ năng cốt lõi là "nghề CEO": Có những người làm CEO cho rất nhiều công ty và kiếm rất nhiều tiền. Kỹ năng mà họ phát triển là kỹ năng CEO (quản trị kinh doanh tối cao), giúp cho các công ty sinh lời. Sở dĩ các công ty lớn thuê họ vì họ biết cách làm công ty sinh lời nên lương nhận được rất cao và lại còn được thưởng nữa.

Họ làm CEO ở mọi lĩnh vực: Ngân hàng, công ty nông nghiệp, nước giải khát vv. Họ có mọi kiến thức chuyên môn? Không hề. Họ chỉ có kỹ năng cốt lõi là làm CEO để tăng thu nhập cho các công ty mà thôi. Vì thế CEO giỏi sẽ được rất nhiều công ty chào mời.

Ý nghĩa của việc học nhiều, học rộng

Việc học thêm nhiều kỹ năng, chứng chỉ vv không giúp tăng thu nhập nhưng nếu bạn thích học thì chẳng vấn đề gì. Đặc biệt, nếu bạn là người kinh doanh thì bạn phải học rất nhiều thứ liên quan tới thứ mà bạn kinh doanh.

Học vì niềm vui.
Học để tăng hiểu biết.
Học để có thể làm được nhiều việc hơn.

Chỉ có điều, học vậy sẽ không làm tăng thu nhập. Người kinh doanh phải học rất nhiều, nhưng hoàn toàn không được lợi gì trực tiếp từ việc học đó. Họ phải học kế toán mà không hề được trả lương cho việc học hay làm kế toán. Việc học kế toán là để phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp thôi.

Không phải lúc nào học cũng sẽ ra tiền, ngược lại, phần lớn trường hợp học không ra tiền. Chỉ ra niềm vui, sự hiểu biết, học vấn. Nếu bạn đi du học với tâm thế là để về nước có lương rất cao thì việc du học của bạn sẽ rất cực nhọc, hơn nữa lại thường vỡ mộng. Vì thế, khi đi du học thì hãy đặt mục tiêu:

TRẢI NGHIỆM + HỌC VẤN

Không đạt hai mục tiêu này thì việc du học sẽ không thành công được. Du học vì lý do tiền bạc thường chỉ dẫn tới vỡ mộng (dù ở lại Nhật hay về nước). Hi vọng là các bạn tìm được niềm vui và ý nghĩa trong việc du học.
(C) Saromalang

No comments:

Post a Comment