Về số ngày nghỉ mà nói, người Việt có ngày nghỉ ít hơn người Nhật. Tuy nhiên, số ngày thực sự nghỉ do tự nghỉ lại lớn vượt trội. Nền kinh tế Việt Nam giống như là nền kinh tế "định hướng tết" (Tet-oriented economy):
Mất khoảng 1 - 2 tháng kiếm tiền chạy tết
Ăn tết khoảng 1 tuần: Thời gian phá sức
Mất khoảng 1 - 2 tháng để hồi sức sau khi đã phá sức dịp tết
Ngoài ra, người Việt còn kiêng cả làm ăn vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) nên mất thêm 1 tháng nữa.
Do đó, thời gian làm việc của người Việt chỉ tầm 9 tháng/năm. Nhưng người Việt cũng chỉ năng nổ và nhiệt tình trong thời gian kiếm tiền ăn tết thôi, chứ các tháng còn lại cũng làm việc uể oải cầm chừng thôi. Giá mà tháng nào cũng là tết thì tốt biết mấy.
Vườn cây cảnh đón tết. Ảnh: Zing.
Nguyên nhân sâu xa của bệnh nghỉ tết
Nghỉ tết không có gì sai. Nước nào cũng nghỉ tết và đây là dịp không khí lễ hội vui vẻ. Nghỉ tết là việc đúng đắn để tái tạo sức lao động cho năm mới (recreational). Tuy nhiên, quan niệm nghỉ tết và cách nghỉ tết của người Việt cực kỳ có vấn đề và không thích ứng với thời đại mới, vì thế càng ngày người Việt càng tụt hậu so với thế giới.Vốn ban đầu trước thời thực dân thì Việt Nam là nước hoàn toàn nông nghiệp, thường là kiểu tự cung tự cấp chứ cũng không phải giàu có gì. Hoàn toàn không có thành phố hay cơ sở hạ tầng đáng kể, thậm chí tiền tệ không có hoặc rất hạn chế. (Các hệ thống cơ sở vật chất sau này hoàn toàn là do người Pháp xây, kể cả tiền tệ, chữ viết cũng do họ mang vào ban hành.)
Vì là nước nông nghiệp nhỏ lẻ, nên người Việt trừ khi vào vụ mùa còn lại thì rảnh. Không chơi thì cũng chẳng biết làm gì cho ... hết thời gian và hết sức. Nên họ ăn chơi vào dịp tết để tiêu thời gian và tiêu sức lực đi cho vui. Vì không có tư tưởng kiến quốc như người Nhật nên người Việt thường vui chơi qua ngày đoạn tháng, rượu chè bài bạc, dẫn tới lạc hậu thê thảm và sau này bị thực dân xâm lược.
Không vì bài học đó mà người Việt tỉnh ngộ. Ngày nay, dù thời đại công nghiệp đã qua cả thế kỷ ở các nước phương Tây, người Việt vẫn ăn tết kiểu dông dài, phá sức.
Lối sống bầy đàn, thiên về gia đình
Mặc dù được "ca ngợi" là coi trọng gia đình (người ta cũng ca người người China về điều này) nhưng theo tôi đây chỉ là lối sống bầy đàn và tinh thần yếu. Khi không tụ tập, quây quần bên gia đình thì không cảm nhận được niềm vui. Nên năm hết tết đến dù thế nào cũng phải về nhà với cha mẹ bằng mọi giá. Ở China, mỗi tết nguyên đán là cuộc di cư khổng lồ. Ở Việt Nam cũng là cảnh chen chúc nhau về quê.
Các sắc dân sống bầy đàn thì thường đều nghèo khổ. Ngược lại, các xứ văn minh thì tư tưởng tự lập cao và tính bầy đàn thấp. Tuy họ cũng nghỉ tết và quây quần nhưng nhẹ nhàng hơn nhiều.
Không cảm nhận cuộc sống và niềm vui công việc trong suốt năm
Khi được giáo dục sống kiểu gia đình, bầy đàn, người ta bị mất khả năng cảm nhận cuộc sống cũng như niềm vui, trách nhiệm đối với công việc. Với người có tinh thần mạnh mẽ và tính tự lập cao, công việc vừa là trách nhiệm, vừa là niềm vui. Những người sống bầy đàn lại không cảm nhận được điều này, nên mọi niềm vui trong một năm chỉ dồn vào tết - dịp quây quần với gia đình.
Do đó, cả năm và cuộc đời sẽ bị "định hướng tết": Chỉ có tết là vui, còn lại không vui, nên chỉ làm việc và sống uể oải, cầm chừng. Hiếm có người lao động nào ít niềm vui như ở Việt Nam, nên nơi đây cũng là xứ nghèo, ngay cả so với Thái Lan cũng nghèo hơn rất nhiều.
Vì sao mất khả năng cảm nhận cuộc sống?
Vì không có sự tôn nghiêm về nhân cách và sự tôn nghiêm về thân thể. Từ nhỏ ai cũng có quyền la mắng, miễn là "người lớn" là được la mắng trẻ nhỏ. Không có không gian riêng để phát triển tinh thần và khả năng cảm thụ mà sống bầy đàn trong không gian chung (không có phòng riêng). Không được bảo vệ thân thể: Từ nhỏ ông bà cha mẹ cô bác ai thích là động chạm.
Lại thêm tính "đổ trách nhiệm", "ăn vạ" được người lớn dạy từ nhỏ: Ngã thì đổ cho đất, xấu tính thì đổ cho trời.
Vì thế, ngay từ đầu đã không có sự giáo dục tốt về nhân cách và sự tôn nghiêm, lớn lên lại học thói đổ trách nhiệm nên không thể phát triển hay hoàn thiện nhân cách. Từ đó mất đi khả năng cảm nhận cuộc sống và chỉ có thể cảm nhận niềm vui qua cuộc sống bầy đàn.
Tôi gọi đây là "sự huấn luyện bầy đàn".
Chú ý là, các nước nghèo đều thế, ví dụ ở Ấn Độ thì con cái cũng phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ. Nên dân Ấn cũng khá nghèo (không phải ai cũng nghèo nhưng mặt bằng chung là nghèo).
Trừ một số gia đình trí thức hay IQ cao cha mẹ tôn trọng con cái thì con cái sẽ phát triển nhân cách tốt, qua đó, làm việc có trách nhiệm và niềm vui. Quan trọng là phải sinh ra trong gia đình có nhân cách tốt, học vấn hoặc IQ cao. IQ cao là thứ học được, nhưng lòng tự trọng thì bắt buộc phải được truyền lại từ cha mẹ.
Thế nào là nghỉ tết đúng đắn?
Vấn đề của nghỉ tết hiện nay?Vấn đề của nghỉ tết hiện nay thật ra là kiểu "cả thèm chóng chán": Đàn ông thì nhậu nhẹt tràn lan, tăng cân vù vù. Đàn bà thì tha hồ phục dịch cả gia đình nhà chồng như một nô tì. Suốt tết phải đi thăm họ hàng theo nghĩa vụ, phải di chuyển về ăn tết và trở lại thành phố trên những chuyến xe như cá mòi. Về ăn uống thì phần lớn là thịt thà dầu mỡ tới phát ngán. Sau tết thì mọi người đều bị bào mòn về thể lực, mặc dù tinh thần "nghỉ ngơi" không làm việc thì có thoải mái hơn trong năm một chút.
Nhưng nếu muốn thay đổi thì sẽ vấp phải rất nhiều rào cản, quy tắc xã hội nho giáo. Nên khó mà thay đổi được. Và tết không phải là dịp để tái tạo sức lực, động lực cho năm mới.
Không có công thức nghỉ tết đúng đắn mà chỉ có các tiêu chí để nghỉ tết đúng, đó là phải vui, khỏe, lành mạnh, không nguy hiểm (khi giao thông chẳng hạn) và quan trọng hơn cả là phải tái tạo (recreational) được cho năm mới.
Tết cũng là dịp để bạn làm việc bạn thích, thực hiện kế hoạch học tập mà bạn định làm, lập kế hoạch cho năm mới. Đây là dịp quan trọng để tư duy lên kế hoạch, nếu tận dụng một cách hợp lý. Hoặc đơn giản là học thứ bạn thích hay cần thiết.
Lợi thế của tết chính là việc xã hội đều nghỉ nên bạn không cần bận tâm mối quan hệ xã hội nữa, không bị làm phiền và có thể tập trung vào mục tiêu của bạn.
Nhưng nghỉ tết kiểu Việt Nam thì không ổn vì bạn không được nghỉ. Trước tết là cha mẹ gọi về quê ăn tết, trong tết thì ai cũng gọi để "nhắc khéo" nghĩa vụ đi thăm, tặng quà, hỏi han họ. Sau tết thì vừa uể oải làm việc, lại vừa phải cố gắng phục hồi hao tổn sức lực. Đây không thể là kiểu nghỉ tết mang tính xây dựng mà đúng là "bệnh nghỉ tết tại Việt Nam".
Theo quan điểm của tôi, bạn không nhất thiết phải về quê ăn tết. Hãy dùng thời gian cho chính bạn một cách hiệu quả và vui vẻ. Nếu định về thăm nhà (nếu bạn có "nhà") thì hãy tranh thủ nghỉ trong năm.
Tết thì tôi vẫn làm việc tôi thích như trong quanh năm, nhưng vui hơn vì không bị làm phiền, không có thời hạn (deadline), phố xá cũng thoáng và bớt người văn hóa thấp hơn.
- Mark -
No comments:
Post a Comment