Các ngày nghỉ ở Việt Nam - ベトナムの祝日
Pháp luật: Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động 2012
法律:2012年労働法第115条第1項および第1項の(a)
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
陽暦正月01日(1月1日)
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
旧暦正月05日(普段旧暦12月30日から~新年1月4日まで)
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
国家統一記念日4月30日(陽暦)
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
国際労働日陽暦5月1日
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
国慶節9月2日
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
フン王命日:旧暦3月10日
合計:10日
Nếu ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì ngày kế tiếp sẽ nghỉ.
祝日が週末になる場合翌日は振り替え休日となる。
Xem lịch nghỉ Việt Nam 2017 do Saromalang tạo tại đây.
Ghi chú: Ngày tết nguyên đán tôi không rõ có được nghỉ bù do trùng thứ 7, chủ nhật không nhưng có lẽ là sẽ được nghỉ bù hai ngày.
Như vậy ở Việt Nam thì mọi người được nghỉ lễ 10 ngày 1 năm.
So với Nhật Bản có 16 ngày nghỉ lễ/năm thì ở Việt Nam được nghỉ ít hơn.
Đặc biệt, Việt Nam chuộng kỳ nghỉ dài như tết Âm Lịch hay khoảng xung quanh ngày 1/5 còn Nhật Bản thì chia đều ra nhiều tháng, hạnh phúc nhất ở Nhật là dịp đầu năm mới (dương lịch), dịp Golden Week vào tháng 5 và tháng 9 (với 2 ngày nghỉ).
Đặc điểm kỳ nghỉ ở Việt Nam là việc "chạy tết (nguyên đán)" thường bắt đầu lao vào kiếm tiền tiêu tết trước đó 1 tháng, các cơ sở kinh doanh, bán hàng cũng tranh thủ hốt bạc dịp này, khi về quê thì nhiều người có thể cả tháng sau mới quay lại ... tìm việc mới. Vì thế mà nhiều doanh nghiệp rất đau đầu vào dịp tết. Dù có trả gấp 3, 4 lần thì cũng không ai hào hứng làm vào dịp tết như các bạn du học sinh Việt Nam tại Nhật thích cày tiền vào dịp tết vừa nhàn, vừa vui lại kiếm được nhiều tiền đóng học.
Khi xong tết âm lịch thì mọi người rất uể oải nghỉ khoảng ... 1 tháng cho lại sức. Chứ thật ra các bạn thấy là người Việt số ngày nghỉ chính thức còn ít hơn Nhật. Riêng đợt tết âm lịch thì thường mất 2 tháng để chuẩn bị và xóa bỏ dư âm của tết. Vì thế, một năm ở đây thường chỉ có khoảng 10 tháng làm việc.
Người Việt thường dồn tâm sức cả năm để sống tưng bừng vào dịp tết, số thời gian còn lại thường ủ rũ. Ngược lại, người Nhật thì phân đều giữa nghỉ ngơi và làm việc (nên thường ủ rũ quanh năm trừ một số người thực sự thành công và hạnh phúc).
Bù lại, người Nhật an toàn tài chính hơn nhiều.
À cũng phải nói thêm, nhiều người còn kị làm ăn vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch). Tức là nếu mất thêm tháng này nữa thì người ta chỉ còn làm việc 9 tháng/năm thôi. Riêng tháng 7 âm dành cho việc thờ cúng cô hồn.
Vì thế, mặc dù ngày nghỉ ít hơn Nhật nhưng dân ta vẫn nghỉ ngơi nhiều hơn hẳn người Nhật. Vì nghỉ ít nên người Nhật thường chỉ bị bệnh tháng năm còn dân ta thường bệnh cả năm (vì nghỉ quá nhiều, đến tết thì lại phá sức quá nhiều).
Chiến lược nghỉ ngơi khôn ngoan
- Một là, không phá sức mà vẫn học hành, làm việc ở mức độ vừa phải. Nghỉ ngơi phải có tiết độ.
- Hai là, dịp tết là dịp rút kinh nghiệm năm cũ và lập kế hoạch cho năm mới nên cần tận dụng thời gian này.
- Ba là, không cần và không nên dành thời gian nghỉ ngơi của bạn cho người khác chỉ vì bạn cô đơn. Hãy dành thời gian cho bạn, nuôi dưỡng tâm hồn phong phú và sống hạnh phúc lâu dài mà không tốn sức.
- Bốn là, trong năm hãy tranh thủ nghỉ ngơi, du lịch. Vì đi nghỉ trong năm thì không mệt và thoải mái.
- Năm là, không di chuyển xa vào dịp tết tránh mệt mỏi. Nếu cần đi xa, hãy đi trong năm.
Thông tin tham khảo
>>Lịch âm lịch Việt Nam
Trích quy định luật lao động về nghỉ lễ
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
No comments:
Post a Comment