Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, December 30, 2015

Năm mới của người Nhật

Người Nhật làm gì dịp cuối năm và đầu năm?

Tất nhiên là như mọi nước khác, người Nhật "ăn Tết". Nhưng người Nhật chỉ ăn tết dương lịch mà thôi, họ không ăn tết âm lịch nữa. Dịp cuối năm, đầu năm tức là tết của người Nhật là dịp để mọi người trong gia đình ngồi lại bên nhau, bạn bè, hàng xóm tới thăm nhà ăn uống tiệc tùng vui vẻ và chúc nhau năm mới tốt lành. Khá ấm cúng đấy! (vì tháng 12 ở Nhật rất lạnh và nhà nào cũng có điều hòa hay máy sưởi.)

Năm mới của người Nhật gọi là 正月 shougatsu [chính nguyệt] và thường gọi lịch sự là お正月 oshougatsu ("o" là lịch sự hóa danh từ). Chú ý là đây là năm mới theo tây lịch vì từ thời Minh Trị duy tân thì Nhật Bản đã cải cách hoàn toàn theo phương tây và họ không quan tâm tới tết âm lịch nữa. "Tết âm lịch" trong tiếng Nhật được gọi là 旧正月 kyuushougatsu [cựu chính nguyệt].

Ngày mồng 1 tết trong tiếng Nhật gọi là 元日 ganjitsu [nguyên nhật] hay 元旦 gantan [nguyên đán].

Người Nhật nghỉ tết bao lâu?

Mọi người ở Nhật thường nghỉ tết khoảng 6 - 7 ngày, ví dụ:

Nghỉ tết Nhật Bản: 29/12 tới 5/1 (dương lịch)

Đây chỉ là ví dụ, các công ty, trường học, ... có thể nghỉ khác nhau. Sinh viên đại học thì thường nghỉ khoảng 2 tuần nên khá thoải mái ^^ Và chú ý là có những tiệm, quán tại Nhật làm việc xuyên năm, đặc biệt là làm vào dịp tết nên có khá nhiều học sinh Nhật và cả du học sinh đi làm dịp này kiếm thêm thu nhập. Thứ nhất vì thiếu người làm nên có thể làm "tràn lan" ngày đêm, thứ nữa là vì là ngày lễ nên tiền lương theo giờ tăng lên (vì pháp luật quy định và vì thiếu người). Thường thì có thể kiếm thêm 25% - 35%, khá ngon đối với các bạn du học sinh nên theo tôi dịp tết nên đi làm tới bến, vừa kiếm được tiền vừa mang lại niềm vui cho mọi người.


Bảng trên là một số việc người Nhật thường làm. Cuối năm thì phải dọn nhà khang trang để ngày tết vui vẻ thoải mái (và theo tâm linh thì để đón thần 神様 kamisama và may mắn vào nhà), gọi là 大掃除 oosouji [đại tảo trừ]. Đồng thời, mọi người viết thiệp mừng năm mới 年賀状 nengajou cho nhau, không viết thì thành thất lễ, còn viết nhiều khi sáo rỗng nhưng người Nhật trọng lễ nghi mà. Nhất định phải viết thôi.

Ngoài ra, cuối năm là dịp 忘年会 bounenkai (tiệc cuối năm) để chia tay năm cũ cùng gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, .... mỗi hội lại có một bounenkai riêng nên nhiều khi phải chạy sô ^^ Sang năm mới thì đi viếng cùa đầu năm 初もうで hatsumoude, bốc thăm lá số tử vi cho năm mới おみくじ omikuji, v.v...

Không thể thiếu nồi lẩu Onabe

Không thể thiếu nồi lẩu Nhật Bản, gọi là お鍋 onabe trong ngày tết của người Nhật. Vì nước Nhật lạnh và cuối tháng 12 là gần như giữa mùa đông lạnh cóng rồi. Ngồi quây quần bên nổi lẩu nóng hổi với đồ ăn tươi sống ngon lành thì còn gì bằng. Nồi lẩu ở Nhật thường là nồi sành, giữ độ nóng lâu chứ không dùng nồi inox hay nồi nhôm, và khác nồi lẩu Việt Nam hay Trung Hoa ở chỗ, người Nhật cho nước lầu, đồ ăn tươi sống (thịt cá rau củ quả) vào rồi mới đun lên.

Nồi lẩu Nhật Bản thì chủng loại rất đa dạng, nhưng tôi thích món nồi lẩu miso hàu カキの土手鍋 kaki no dotenabe. Việc đầu tiên bạn cần làm là trét tương miso quanh thành nồi lẩu!

Lẩu miso hàu với tương miso trét quanh thành nồi

Ghi nhớ: Việc đầu tiên bạn cần làm không phải là đun nước sôi sùng sục, mà bỏ đồ ăn gồm rau củ thịt cá xếp gọn gàng ngăn nắp vào trong nồi. Như thế này:

Xắp xếp đồ ăn tươi sống vào nồi lẩu Nhật onabe rồi mới đun

Ăn ngày Tết là để thưởng thức, chứ không phải để tồn tại qua ngày! Tin vui cho các bạn du học sinh là nước súp nồi lẩu onabe bán đầy ở siêu thị, giá tầm 200 - 300 yen (số tiền ... quá lớn nếu bạn mới tới Nhật nhưng từ từ rồi sẽ thấy rẻ đi thôi). Xem hình bên dưới.

Tôi thì yêu FUGU NABE (lẩu cá nóc), phải được cấp bằng quốc gia mới được làm thịt và bán loại cá này (không ăn trúng độc là ra đi với cá luôn).

Phải có bằng chứng nhận mới được làm thịt và bán lẩu cá nóc ở Nhật!

Tôi giờ cũng không ăn tết âm nữa mà ăn tết dương lịch. Nhắc mới nhớ, phải dọn dẹp nhà cửa thôi ^^

Mark

Nước súp nồi lẩu onabe bán ở siêu thị (tham khảo)



Lẩu fugu (cá nóc)



Lẩu lòng (lẩu phèo heo/lòng lợn) MOTSU NABE


No comments:

Post a Comment