Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, November 9, 2018

Tâm lý học xuất lao

Xuất lao chắc chắn không phải (chỉ) vì tiền. Vì xuất lao đòi hỏi sự hi sinh:
- Hi sinh tiền bạc (tiền đóng để được đi)
- Hi sinh thời gian (chờ đợi, ăn học)
- Hi sinh công sức (học tiếng Nhật, thường là không thích, không phải chuyên ngành)

Hơn nữa, nếu chỉ vì tiền thì chẳng phải cả xã hội đều đang vì tiền hay sao? Ai chẳng làm việc vì tiền. Nếu chỉ vì tiền thì làm trong nước cũng kiếm được tiền. Mà kiếm được tiền thì sẽ tiết kiệm được thôi, không ít thì nhiều. Phong trào xuất lao ngày nay là một sự trốn chạy, xuất phát từ uẩn ức trong tiềm thức, và mọi người đang trốn chạy điều gì?

Đó là thực tại mà mọi người thấy đau lòng nhất, nhưng cũng lại là chỗ dựa tinh thần không thể rời bỏ, để tránh bơ vơ lạc lõng.

Có hai thứ: Gia đình và xã hội.

Mọi người xuất lao để trốn chạy gia đình độc hại và xã hội độc hại.

Vì sao gia đình và xã hội độc hại (thối nát)?

Chúng ta thường nghe mọi người than vãn là đi làm, thậm chí lương tương đối cao, mà vẫn không tiết kiệm được tiền. Vì sao mọi người không thể tiết kiệm tiền?

Vì có người bòn rút của họ. Đó là gia đình họ. Ở một xã hội mà chủ nghĩa gia đình là trên hết thì suốt ngày lễ lạt, thăm viếng, đã không tập trung làm việc phát triển sự nghiệp mà lại còn tốn tiền, tốn thời gian công sức. Rồi nay cha ốm mai mẹ bệnh và cứ thế "hồn nhiên" coi là con cái phải lo. Nhiều người không quản lý hay có ý thức quản lý sức khỏe hay tự lập tránh làm phiền người khác (con cái).

Lối sống gia đình (lối sống bầy đàn) thực sự gây tốn nhiều chi phí tiền bạc, thời gian. Vì ở chung thì sẽ căng thẳng (không thể cứ nhìn nhau cả ngày trong không gian hẹp) nên sẽ phải đi ăn hàng, đi mua sắm, làm việc gì cũng phải "cộng đồng" (chủ nghĩa bầy đàn) nếu không sẽ bị đánh giá là không có tình cảm, không hòa nhập.

Những chi phí này tốn hơn rất nhiều so với người độc thân. Vì thế, mọi người không tiết kiệm được tiền, vừa để phục vụ lối sống cộng đồng của chủ nghĩa gia đình, vừa bị bòn rút thông qua hình thức vay nóng (bệnh tật, việc gấp) không trả.

Vì làm mà không được hưởng thành quả (theo kiểu "lao động là vinh quang") nên dần dần người ta mất đi động lực làm việc hay phát triển sự nghiệp mà phát triển "sự nghiệp nhậu nhẹt" và bê tha hóa dần.

Nhưng trong một xã hội ra rả về "chủ nghĩa báo hiếu", "gia đình là số một" thì nếu bạn muốn sống tự lập và phát triển sự nghiệp, bạn sẽ bị gió táp vào mặt, chó cắn vào mông. Đây là môi trường xã hội độc hại. Môi trường xã hội kiểu "nho xanh" này chỉ cổ xúy lối sống phụ thuộc, bầy đàn.

Xuất lao để trốn chạy

Bằng cách xuất lao người ta trốn được gia đình và xã hội độc hại, như vậy tuy là cực thân (có thể bị bệnh tất do quá lao) nhưng đỡ mệt não. Tất nhiên là đây là bên trong tiềm thức con người muốn thay đổi thôi, chứ bản thân người xuất lao chưa chắc đã mấy ai ý thức được. Có một khoảng cách giữa ý thức và tiềm thức nên họ bị uẩn ức.

Ý thức: Đi làm kiếm tiền lấy vốn về nước làm ăn, vì "một tương lai tốt đẹp hơn".
Tiềm thức: Muốn trốn chạy khỏi gia đình, xã hội.

Tức là vừa tủi thân vì cha mẹ, lại vừa thương và biết ơn cha mẹ, tạo ra một thập cẩm cảm xúc trong tiềm thức xung đột giằng xé với nhau, tao nên uẩn ức về cha mẹ. Nói thẳng ra, là "phức cảm tự ti về cha mẹ".

Bởi lẽ, người ta thường bí mật so sánh "cha mẹ mình" và "cha mẹ nhà người ta", tất nhiên, "cha mẹ nhà người ta" nhìn hoành tráng hơn. Vì người ta không thật sự hạnh phúc với những gì mình có, vì hoàn cảnh và điều kiện khách quan.

Nếu con người kiếm được nhiều tiền, và có tương lai vững chắc thì cũng có thể sẽ chưa được phức cảm tự ti và làm mất đi uẩn ức này.

Trước hết là đi xuất lao đã. Nhưng thực tế thường khắc nghiệt.

Thực tế xuất lao và căn bệnh mắc phải

Người "nho xanh" ốm yếu không phù hợp thể chất với công việc xuất lao ở xứ tư bản. Nhiều người mắc bệnh lạ khi đi xuất lao nhưng đó chỉ là thể chất.

Trong một môi trường bị phân biệt đối xử và người ta sẽ tự so sánh họ với dân bản xứ, so sánh xã hội của nước mình với xã hội bản xứ, rồi phát triển căn bệnh mới hoặc làm trầm trọng hóa thêm: Phức cảm tự ti dân tộc.

Bênh này đã mắc là rất khó chữa, mà đã có mầm mống sẵn trong người (do cha mẹ độc hại, xã hội độc hại), chỉ vì xuất lao mà phát tác.

Người thì chạnh lòng ao ước được xã hội như Nhật Bản mà so sánh, kẻ thì bằng mọi giá phải dập tắt ý kiến người khác để tránh bản thân bị phức cảm tự ti dân tộc, thành ra, tranh cãi, tranh luận tối ngày một chủ đề rất cũ.

Tức là ban ngày đi làm về mệt, tối mở mạng xã hội lên coi để giải trí, thì lại bị kẻ khác khơi lên phức cảm tự ti dân tộc, rồi lại tranh cái chửi nhau ngút trời trên mạng xã hội.

Nghe không thật sự là trốn chạy thành công, vì một người trốn chạy cũng có cả vạn người trốn chạy và lại vẫn tạo thành "cộng đồng" ở bên Nhật. Rồi cộng đồng này lại vẫn tra tấn nhau vì những vấn để rất cổ xưa.

Mấy ai ý thức được uẩn ức của mình?

Mà đi xuất lao bị kiệt sức, bị phân biệt đối xử (bị coi là cỗ máy làm việc vì ... một số tiền nhỏ), bị thêm phần phức cảm tự ti thì mới thấy hết được ... công ơn, tình cảm của cha mẹ, sự dễ dàng khi sống trong xã hội nước mình.

Thế nào cũng quyết tâm trở về dưa cà mắm muối qua ngày, thà sống bên gia đình mà ăn cháo, còn hơn sống với tư bản mà ăn cơm.

Nhưng ngay ngày đầu đặt chân trở về cố quốc, lại đối diện với "cảnh cũ người xưa", mà nói thẳng ra rất nhiều người văn hóa thấp, thì ý nghĩ đầu tiên là phải đi xuất lao tiếp.

Tức là thực chất đi xuất lao để thoát khỏi gia đình, xã hội, nhưng sự cơ cực làm người ta lại ... nhớ gia đình, xã hội. Họ cứ lơ lửng giữa hai thế giới, không chọn được bên nào, cho đến ngày kiệt sức vì xuất lao.

Nhưng lúc đó thì cũng hết cơ hội sự nghiệp vì đã tốn toàn bộ sinh mệnh cho việc xuất lao rồi. Rốt cuộc là ở nhà và sống cuộc đời ban đầu giống như cha mẹ, có thể cuộc đời mà họ ghét nhất. Một ngày soi gương chợt nhận ra là: Sao mình giống cha mẹ thế?

Có thể lúc đó họ sẽ hiểu một chút tấm lòng cha mẹ và họ sẽ bắt đầu dạy con cái giống như cha mẹ họ. Đây gọi là kiếp luân hồi.

Nghe thì có vẻ đáng sợ nhưng cả xã hội đều đang thế thôi. Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ đã mất đi hoàn toàn, con người không còn ước mơ và lý tưởng về xã hội nhân văn tốt đẹp mà chỉ còn giáo điều, ngụy biện và sự tư lợi.

Con người còn lại gì nếu mất đi lòng nhiệt huyết?

Chỉ còn tâm hồn trống rỗng mà không gì có thể lấp đầy.

Sống một cuộc sống khác

Chính nhân quân tử không sống vì lợi, không trốn chạy, mà sống vì nghĩa. Không được như Trang thái tổ Đỗ Nam Trung trảm bạch xà, diệt thanh xà, phạt hồng xà mà bình định thiên hạ, thì cũng phải đấu tranh vì đại nghĩa. Mà việc đầu tiên là chặt đứt xiềng xích nô lệ, chấm dứt tệ sùng bái cha mẹ, sùng bái cá nhân (lãnh tụ, lãnh đạo), bỏ tối mà theo sáng.

Như vậy sẽ rơi vào khoảng không vũ trụ không nơi bấu víu, trôi nổi vô định trong vũ trụ bao la. Nhưng như thế tốt cho tâm hồn. Như thế bạn có thể tự tạo ra vận mệnh của bản thân thông qua các biến cố nhỏ gọi là "cơ duyên" hay kikkake.

Vì con người còn trẻ nên còn nhiều thời gian và sẽ dễ dàng thoát khỏi các xiềng xích ràng buộc hơn. Còn già rồi thì sẽ khó hơn vì không còn nhiều thời gian, mà thực tế là đã quá lún sâu vào bùn khó mà thoát ra được (mà không phải trả giá đắt).

Do đó, việc đầu tiên vẫn là phải độc lập khỏi gia đình, sống tự lập như một chính nhân quân tử, thì mới có thể làm chủ số phận.

Xuất lao không phải là con đường (chỉ là ngõ cụt) mà tự lập tự chủ mới là con đường.

Trong thời đại toàn cầu hóa bạn cũng có thể học hoặc tự học tiếng Nhật và tự mình ứng tuyển, như thế sẽ có thể ngẩng cao đầu và cũng là bắt đầu để tự lập, tự chịu trách nhiệm. Khi bạn làm được thế thì biết bao nhiêu việc tốt đẹp có thể xảy ra.

Khi nào mới làm một cuộc cách mạng của riêng mình?
Mark

No comments:

Post a Comment