Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, November 25, 2018

Tiết kiệm thư thái

Tôi có nói về phương pháp tiết kiệm tiền đỉnh cao 2019 mà quan trọng nhất là:

Muốn tiết kiệm lâu dài, phải biết lãng phí.

Kể từ khi phá sản, tôi đã đảo ngược dòng tiền (từ dòng tiền âm thành dòng tiền dương) thành công và vì thế lại sống thư thái và ngày càng kiếm được nhiều tiền hơn. Đôi khi, tôi có cảm giác là dù chạy xe ôm vẫn kiếm được khá nhiều tiền nhưng tôi có cách khác tốt hơn không cần phải dầm mưa dãi nắng và hơn hết là không phải lao động (vì tôi là người không lao động chân chính).

Hiện nay tôi sống khá tiết kiệm, chỉ khoảng 800$/tháng thôi. Tôi thấm thía rằng muốn tiết kiệm tiền thì quan trọng không phải là kiếm được bao nhiêu mà là hạn chế được dòng tiền ra hay không.

Những người lương cao thường than không tiết kiệm được, thực tế là họ tiêu sạch tiền họ kiếm được và còn nợ thẻ tín dụng nữa. Bởi vì để duy trì lối sống kiếm lương cao của họ rất tốn kém, mà thường là sẽ phải tiêu 2000$ để kiếm được ... 2000$.

Thậm chí, nếu họ kiếm 5000$ thì có khi phải tiêu tới 5000$ để duy trì lối sống như thế.

Còn tôi chỉ chi tiêu trong 800$ (20 triệu), như thế là đã bao gồm cả khoản tiền lãng phí. Tôi không cảm thấy thiếu thốn gì và vẫn đi du lịch bằng máy bay đều. (Tôi còn không buồn nghĩ tới các phương pháp khác như đi xe cho tiết kiệm vì máy bay dạo này cũng rẻ.)

Vì sao tôi tiết kiệm được như vậy? Bởi vì tôi tiết kiệm thư thái, không phải tiết kiệm hà tiện hay cực nhọc. Tất nhiên là không thể để bản thân được thiếu thốn điều gì được.

Thực tế là vì tiết kiệm thư thái nên mức sống của tôi tương đương với 1600$ của người khác. Tức là về hiệu quả lối sống thì tôi sống bằng với người đang đi làm và tiêu xài 1600$ cho bản thân, vì hiệu quả của tôi cao hơn họ 2 lần.

Để làm thế thì có một số điều bạn bắt buộc phải học:

Chi tiêu khôn ngoan là gì?

Giá trị quan về món hàng. Không phải bạn mua hàng mắc thì sẽ tốt, không phải bạn mua hàng tốt thì sẽ tốt, mà vấn đề là bạn mua thứ mình cần không phải thứ theo trào lưu nhất thời hay thỏa mãn cơn nghiện mua sắm nhất thời.

Giá trị món hàng = Niềm vui mang lại / Giá tiền

Tôi chỉ mua các món hàng giá trị thực sự cao, chứ không mua những món hàng thấp.

Tôi ví dụ, mua giày tôi chỉ mua giày xịn. Như thế đi rất bền, thoải mái và luôn thời trang (không xấu hổ hay mặc cảm). Thường thì giày tôi mua là xịn nhất trong cửa hàng. Vì thế, tôi không chỉ không tốn tiền đổi giày (rất tốn kém) mà còn không tốn tiền coi giày, vì nếu bạn có giày xịn bạn sẽ không quan tâm giày tầm trung nữa.

Để tiện đi lại thì tôi có giày da nâu (hai đôi), đen và giày thể thao (hai đôi), và vì còn lâu mới hỏng nên không cần phải nghĩ nữa.

Về quần áo, mua đồ hiệu khi sale sẽ rẻ bằng đồ chợ mà tốt hơn, và chỉ mặc đồ hiệu đỡ phải lo đụng hàng và thoải mái hơn.

Các đồ phụ kiện như thắt lưng hay ví thì chỉ dùng đồ da cho bền và lâu hỏng, mà giá thực chất cũng bằng với đồ chợ thôi không đáng mấy.

Đồ của tôi không tăng lên mấy trong năm qua, nghĩa là tôi không tốn tiền mấy vì đồ dùng. So với một người bình thường mua sắm liên tục thì tôi tiêu ít hơn nhiều.

Tôi không bao giờ sắm đồ tết. Cần thì mua, không phải vì năm mới mà mua, vì đây cũng là âm mưu chăn dắt của chủ nghĩa tư bản.

Tôi không bao giờ vay nợ thẻ tín dụng. Tôi chỉ có hai thẻ: Thẻ tín dụng (credit) để thanh toán online và thẻ ghi nợ (debit) kiêm thẻ ngân hàng để quẹt offline (siêu thị vv) và rút tiền. Tôi không bao giờ làm thẻ chỉ vì phần thưởng và không có nhu cầu làm thêm bất kỳ thẻ nào. Nếu dùng thẻ tín dụng (ví dụ trả phí xét tuyển cho học sinh) tôi sẽ thanh toán ngay khi có sao kê chứ không chờ đợi để tránh mang nợ (luôn duy trì dư nợ là 0).

Tôi chỉ mua đồ theo giá trị niềm vui mang lại, chứ không bận tâm về giá tiền. Ngay cả mua máy tính cũng vậy, tôi chọn ra món đồ có giá trị lớn nhất và dù đã mua từ khá lâu nhưng đến giờ vẫn "ăn chung bàn, ngủ chung giường", trân trọng như người yêu.

Tất nhiên là để chi tiêu khôn ngoan thì phải biết dùng đầu óc tính toán ra giá trị và có thang giá trị quan đúng. Mà thang giá trị quan của tôi là cho 10 năm nên mua máy tính tôi cũng mua theo tầm nhìn 10 năm, cơ bản là tôi sẽ hài lòng trong 10 năm mà không cần "ngoại tình tư tưởng" với các em khác lấp lánh bên ngoài.

Càng ngẫm lại, tôi lại càng hài lòng vì mua được giá khá hời.

Vì tôi luôn ra quyết định mua bán đúng đắn, nên tôi tiết kiệm được nhiều tiền mà vẫn thư thái. Nên mức sống của tôi gấp đôi so với người nghiện mua sắm (mà thực chất là do làm việc vất vả).

Công thức tính chất lượng sống là:

Chất lượng sống (Q) = Mức sống (M, số tiền) × Mức độ khôn ngoan chi tiêu

Cuộc sống của du học sinh

Tôi từng là du học sinh ở Nhật Bản và sống tiết kiệm nhưng vẫn khá sung túc. Vì tôi học được sự khôn ngoan khi chi tiêu. Du học cũng là cơ hội để bạn sống thiếu thốn, từ đó có nhiều ý tưởng để cải thiện cuộc sống mà không cần nhiều tiền bạc. Việc này giúp bạn về lâu dài, cả về tiền bạc vẫn mức độ hạnh phúc.

Vì bạn càng mua ít đồ, lối sống càng tối giản thì đầu óc càng thông thoáng và càng dễ tạo dựng sự nghiệp. Mà bạn lại tiết kiệm được nhiều tiền nên có thể đi du lịch và trải nghiệm nhiều thứ khác mọi người.

Những năm tháng du học chính là những năm tháng bản lề để tôi xây dựng cuộc sống và sự nghiệp về sau. Nghĩ lại, cũng khá vui mà!
Mark

1 comment: