Không nhất định phải sống như thế nếu bạn giác ngộ được hai thứ:
- Thời gian, và
- Con cái
Lại có những người đánh mất mình vì con cái, theo phong cách không biết mình sống vì điều gì nên dồn tất cả (mọi sức ép) cho con cái, nghĩ rằng mình sở hữu con cái và con cái là vật sở hữu của riêng mình. Không biết rằng, con cái là con người, không phải vật sở hữu và cuối cùng con cái cũng chưa chắc nên người, chứ đừng nói tới lập nên đại nghiệp.
Không có gì tàn nhẫn với con người hơn là thời gian và con cái.
Nếu không giác ngộ được điều này, bạn sẽ gặp rắc rối. Còn nếu giác ngộ được, bạn sẽ thành công, hạnh phúc và thư thái. Hơn nữa, con cái của bạn sẽ thông minh xuất chúng, vì thế, bạn không có phức cảm tự ti về con cái (do con cái là phường "giá áo túi cơm" hay quá "thường thường bậc trung").
Có con cái thông minh xuất chúng thì tốt hơn nhiều, dù bạn thật sự có không hạnh phúc đi chăng nữa. Vì con cái là kiếp sau của cha mẹ, là niềm hi vọng của cha mẹ.
Nhưng điều đó cũng vô cùng tàn nhẫn: Con cái thông minh xuất chúng lại chẳng bao giờ gần gũi và quan tâm cha mẹ, mà nếu không khéo thì cha mẹ sẽ cảm thấy "tủi thân".
Không, dù thế nào, bạn cũng sẽ gặp rắc rối với con cái. Đây là điều mà bạn phải giác ngộ trước hay ngay khi có con.
Con cái là những cá thể độc lập, và khi trưởng thành sẽ ngày càng đi xa khỏi cha mẹ. Những đứa con vẫn gần gũi cha mẹ thì thực ra là năng lực thấp và không trưởng thành. Sớm muộn sẽ trở thành kẻ dựa dẫm, kẻ kém cỏi và thành nỗi đau của cha mẹ. Những đứa con dựa dẫm sẽ đánh mất cuộc đời của bản thân và không hạnh phúc hay bất mãn. Cuối cùng, cha mẹ sẽ là người lãnh đủ vì không ai sống hạnh phúc bên cạnh người không hạnh phúc về bản chất.
Vì thế, có con thông minh xuất chúng thường tốt hơn nhiều. Tuy là bạn có thể không thật sự hạnh phúc nhưng cũng không có tác nhân gây đau khổ thường xuyên, lâu dài và thậm chí là vĩnh cửu ngay bên cạnh.
Nhưng cơ bản là: Tình cảm của con cái với cha mẹ không bao giờ giống tình cảm của cha mẹ với con cái.
Nếu không hình dung được, cứ thử nuôi chó là sẽ biết ngay. Bạn có thể thương chó cỡ nào, chó cũng chỉ coi bạn là một người bình thường mà thôi. Chó chỉ tìm tới bạn để vòi vĩnh.
Điều đó không có nghĩa là chó không có tình cảm, vì chó là loài vật tình cảm. Chúng chỉ không có tình cảm như tình cảm mà bạn có với chúng thôi: Chúng có tình cảm với tất cả mọi người cho chúng ăn và chơi với chúng.
Vì thế, chúng "tàn nhẫn" hơn bạn, theo một cách tốt đẹp: Như vậy, nếu không có bạn, chúng vẫn sống hạnh phúc (với người khác, tất nhiên).
Chó sẽ quên bạn chỉ sau 2 tuần sống ở chỗ khác.
Như vậy, tình cảm nhạt nhẽo của con cái đối với cha mẹ thật ra lại tốt cho con cái: Để con cái hạnh phúc hơn.
Cho dù bạn có chết đi nữa, cũng không nên hi vọng chúng sẽ nhỏ nước mắt. Thế mới gọi là "tàn nhẫn". Đây là tôi nói tới những người con tự lập, tự giác thôi, còn đám "sống bám" thì không nói, vì mất đi chỗ dựa và vựa thóc thì cũng thật tai hại, còn gì buồn hơn nữa.
Tóm lại, con cái càng thông minh sẽ càng lạnh nhạt với cha mẹ. Trong lịch sử, tôi chưa nghe trường hợp nào lập nên đại nghiệp hay thông minh xuất chúng mà là người con có hiếu, hay quan tâm tới cha mẹ cả.
Điều đó không hẳn là con cái không có tình cảm với cha mẹ.
Vấn đề chỉ là sự giác ngộ về cuộc đời: Con cái mang sinh mệnh của cha mẹ trong người, theo một nghĩa nào đó, chính là cha mẹ đang sống trong sinh mệnh của con cái. Những người hiểu điều này thì không mấy đau khổ trước việc sinh li tử biệt, vì suy cho cùng, bạn cũng chính là (sự tiếp nối của) cha mẹ bạn. Chỉ là sự tiếp nối trong dòng thời gian, chứ vật chất tạo nên con người đều có tuổi tác như nhau và bằng tuổi vũ trụ. Con người chỉ là sự biến đổi tiếp theo.
Người ta có con cái để tránh cô đơn trong cuộc đời. Nghĩa là cơ bản là cha mẹ đều thành công. Vì thường cha mẹ sẽ trở về với cát bụi trước con cái.
Mà cái chết là bình đẳng: Dù là đại thánh nhân hay đại ác nhân khi chết đi cũng như nhau cả. Và ai cũng phải chết, chết là hết chuyện. Thân thể sẽ mất đi, tên tuổi sẽ mất đi, mọi thứ sẽ mất hết. Dù sống thế nào thì cũng chỉ đến thế mà thôi.
Cho nên, giác ngộ về con cái là một chuyện, còn phải giác ngộ về thời gian (và từ đó là cái chết) nữa.
Tức là, ngay từ khi còn sống đã phải chuẩn bị cho việc già đi và chết rồi. Sống là để chuẩn bị hậu sự cho bản thân, để không làm phiền hậu thế.
Con cái bỗng trở thành người xa lạ khi trưởng thành. Không nên hi vọng điều gì cả. Chỉ có thể hi vọng vào chính bản thân mà sống, phấn đấu để tỏa sáng, đấu tranh cho lý tưởng tự do, cho nhân dân. Con người phải có lý tưởng cao đẹp và có ước mơ mới có thể sống có ý nghĩa lâu dài và tìm được lương tâm của mình.
Như thế, một người có hạnh phúc hay không không liên quan gì tới con cái họ, mà chỉ liên quan tới cuộc đời của họ sống thế nào thôi.
Nếu có con cái giỏi giang, hiếu thảo thì sao? Cha mẹ không hạnh phúc sẽ luôn gây áp lực cho con cái, làm con cái không hạnh phúc theo và cuối cùng mọi thứ sụp đổ, vì không ai hạnh phúc.
Con cái càng "ngu trung" (hiếu thảo) với cha mẹ thì càng không hạnh phúc. Vì không ai sống hạnh phúc cạnh một người không hạnh phúc. Cha mẹ không có lý tưởng cao đẹp sẽ không bao giờ hài lòng, sẽ luôn gây áp lực lên con cái và can thiệp thô bạo vào cuộc sống của con cái. Từ đó mà phương trình "gia đình hạnh phúc" sẽ sớm sụp đổ tan tành.
Ngược lại, con cái không "ngu trung" mới có thể đạt tới hạnh phúc thực sự. Bởi lẽ, con cái là bình đẳng với cha mẹ và không phải là nô lệ hay vật sở hữu.
Không giác ngộ điều này, và không giác ngộ chân lý con cái chính là kiếp sau của cha mẹ, thì khó mà hạnh phúc lâu dài.
Để sống hạnh phúc và thư thái thì hãy giác ngộ về thời gian: Thời gian chính là thức ăn để lý tưởng và ước mơ trở thành hiện thực.
Thời gian phải trôi đi bạn mới đạt được điều mình mong muốn (tất nhiên là bạn phải thật sự có năng lực và dành thời gian cho nó).
Bạn cũng phải giác ngộ về con cái để sống thư thái: Con cái lớn lên sẽ dần trở thành người xa lạ. Vì con cái đã trưởng thành, đi phiêu lưu và hấp thụ quá nhiều thứ, kể cả từ người yêu cũ, thành một con người khác, không bao giờ còn là đứa bé ngày nào nữa.
Nghĩa là dù thời gian trôi chúng ta già đi, thì vẫn phải có lý tưởng cao đẹp để theo đuổi, như Trang thái tổ Đỗ Nam Trung chém "hắc xà", diệt "hồng xà", phạt "thanh xà" khởi nghĩa mà "nhất kiếm định thiên hạ", đánh đông dẹp bắc bình định nam man, mở ra một kỷ nguyên thái bình thịnh trị vậy.
Mark
No comments:
Post a Comment