Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, October 22, 2018

Hậu khổ

Vì sao xuất lao không kiếm được nhiều tiền như mọi người tưởng?

Tôi có làm "lý man" một thời gian. Vất vả thật, đúng như dự kiến. Cũng không có gì để nói, nhưng cái hay là bài học nhận ra sau thời gian vất vả đó. Tôi làm "lý man" vất vả hơn cả "lý man" thường vì tôi còn làm cả thứ bảy, chủ nhật nữa.

Sau thời gian vất vả đó, đầu óc tôi rơi vào trạng thái trống rỗng. Tôi cảm thấy mệt mỏi muốn đứt hơi và cảm thấy sự trống trải trong tâm hồn. Tôi chợt nhận ra là, khi con người đang vất vả mà chuyển trạng thái sang không vất vả thì sẽ gây ra đổ vỡ. Như thể bạn chuyển vai quá nhanh và không thích ứng nữa. Không khéo còn trầm cảm cũng nên.

Như vậy, một người đang vất vả, mà đột nhiên đổi cuộc sống sang nhàn nhã, thư thái, chưa chắc họ đã chịu nổi, vì cảm giác trống rỗng bên trong.

Vì thế, người vất vả sẽ tiếp tục vất vả, ngược lại, người thư thái sẽ tiếp tục thư thái. Đây là lý do mà mọi người tiếp tục làm việc quần quật, chưa chắc đã phải vì tiền mà vì lối sống đã như thế rồi, khi thay đổi, nhất là từ "khổ" (hardship) sang "sướng" (easiness) thì sẽ cảm thấy trống rỗng, vì có quá nhiều thời gian rảnh.

Tất nhiên là điều này thì tôi cũng đã cảm nhận bằng trực giác từ lâu rồi. Vì cứ xong một công việc lớn, là tôi lại rơi vào cảm giác trống rỗng. Có lẽ, tôi không phải là người lao động chân chính.

Tôi là người "không lao động" chân chính. Tôi không thật sự lao động, vì lao động làm tôi cảm giác mình đạo đức giả, không sống thật với bản thân, và quan trọng hơn là cảm giác trống rỗng sẽ lập tức xâm chiếm tâm hồn sau khi làm xong việc.

Nô lệ không sống tự do cũng là vì lý do, tự do là một gánh nặng với người đã quen khổ cực. Chỉ có người tự do mới sống tự do thông qua tâm hồn bay bổng và đầu óc mơ mộng.

Bạn nên làm người tự do ngay từ đầu. Vì nếu bạn quen vất vả, hay tệ hại hơn là bạn tự hào vì mình vất vả, bạn sẽ luôn vất vả như trâu như ngựa vậy.

Ngay cả khi du học, hay bước vào trường đời, thì rõ ràng chúng ta đều phải làm gì đó để kiếm sống. Nhưng chúng ta chỉ làm ở mức chấp nhận được thôi. Không nên lao vào con đường khổ cực. Chúng ta chỉ làm để có thể sống thoải mái mà không cần làm nhiều.

Đó là xây dựng hệ thống, tự động hóa, quy trình hóa bằng sự sáng tạo, bằng tâm hồn và đầu óc.

Nếu đã khổ thì khổ từ đầu chí cuối vẫn tốt hơn.

Đó là lý do mọi người tiếp tục con đường của mình. Nếu bạn chuyển trạng thái thì sẽ dẫn tới đổ vỡ trong tâm hồn không biết chừng. Lúc đấy còn khổ hơn cả khổ nữa, có thể là sự trống rỗng, hay trầm cảm.

Nên quan trọng là chọn lối sống phù hợp thể chất của bản thân. Lối sống của tôi phải là stress-free (không căng thẳng), nếu không tôi sẽ trầm cảm sớm.

Bạn cũng có thể lựa chọn. Hiệu quả tiền bạc không phụ thuộc hình thái lối sống, phong cách làm việc mà phụ thuộc vào toán học và đầu óc mà thôi.

Tôi vẫn có thể đi làm "lý man" trong thời gian ngắn hạn được.

Làm "phi làn" phi xe giao hàng cũng có thể kiếm ngang xuất lao

Bài toán kinh tế xuất lao

Đây chỉ là ví dụ thôi, tôi sẽ áp dụng công thức tính tiền lương của "phi làn" cho bài toán xuất lao. Vì xuất lao chỉ là giải quyết tiền bạc, không phải là sự nghiệp, lập nghiệp. Do đó, chỉ như phi làn làm để sống qua ngày (chứ cũng không phải "phi làn" có sự nghiệp).

Như thế, ví dụ 3 năm kiếm được 450 triệu, thì sự lao lực sẽ khiến bị mất sự nghiệp và sự sáng tạo lâu dài, do đó, tính theo công thức phi làn thì số tiền thật sự kiếm được là:

450 triệu / 3 = 150 triệu (cho 3 năm)

Vì dù kiếm được tiền, khi về nước sẽ bị lao lực, cần phải nghỉ ngơi, thời gian làm quen, và nhất là cảm giác trống rỗng xâm chiếm, vì vừa mới thoát khỏi khổ cực nên không quen cuộc sống nhàn nhã nữa. Mà tiếp tục cày thì hết thể lực, hết động lực.

Nên trong 3 năm sau khi về nước, tiền sẽ bốc hơi rất nhanh mà không thật sự phấn chấn và lấy lại được thể lực. Cuối cùng cố gắng thì giữ được 150 triệu thôi.

Rồi lại cảm thấy bản thân nghèo và lại có nhu cầu đi xuất lao. Thực sự cũng vì quen khổ cực rồi, khi nhàn nhã thì không chịu nổi nữa.

Nhưng cần chú ý là sinh mệnh con người, thể lực con người là có giới hạn. Khi tốn quá nhiều sức sẽ bị tổn thọ, không thể duy trì lâu dài.

Trước đây người Nhật không cho xuất lao quay lại cũng là vì lý do họ hiểu điều này. Cũng không hẳn là họ tàn nhẫn, muốn vắt chanh bỏ vỏ mà quả thực sức con người có giới hạn thôi. Nhưng gần đây họ cũng "vã" lao động quá, sợ sụp đổ thể chế "tự dân" (bảo vệ lợi ích người giàu) mà họ cũng bỏ dần nguyên tắc.

Hoàn toàn có thể kiếm 150 triệu trong 3 năm trong nước tương đối nhàn nhã

Cái hay là, bạn không cần sang tận Nhật Bản để kiếm "thực chất" 150 triệu/3 năm đâu. Bạn chỉ cần làm công việc bình thường và chạy xe (Uber, Grab, Delivery) thêm vào buổi tối. Hoặc bạn chịu khó cày việc chạy xe là được. Thậm chí, nếu bạn vào nhà máy Samsung và chịu khó tăng ca, làm việc mọi dịp lễ tết vv.

Mọi người cuồng đi xuất lao vì con số nhìn có vẻ cao (450 triệu) mà thông nhìn được thực chất, không dùng toán học mà tính ra được. Vì không nhìn được sinh mệnh, tâm hồn mà mình phải đánh đổi.

Nếu bạn ở trong nước mà cày thì dư sức kiếm số tiền "thực chất" tương đương. Đấy là mới chỉ nói lao động phổ thông, còn có học vấn trí thức thì còn dễ nữa.

Tất nhiên là sẽ có người "than" là tôi làm có dư gì đâu, dù lương cả chục triệu. Là vì bạn không cày thật sự, và chi tiêu những thứ vô bổ, không có mục tiêu tài chính. Vì bạn chỉ làm lãn công bằng 1/5, 1/10 so với khi xuất lao.

Chẳng qua xuất lao bạn mất tiền, sợ mất cả chỉ lẫn chài nên phải tiết kiệm bằng mọi giá.

Chứ nếu làm trong nước, tăng ca mọi dịp lễ tết, không cúng tiền sinh nhật, giỗ chạp, không về tết thăm nhà, tiêu pha vô bổ vv thì bạn có thể kiếm được 150 triệu trong 3 năm một cách dễ dàng.

Có đầy tấm gương vượt khó như thế, cả ở Nhật lẫn ở VN. Ở Nhật thì bạn cũng lái xe đi giao hàng đó, cày 3 năm có thể kiếm được 3 triệu yên để lập nghiệp.

Tất nhiên, bạn KHÔNG quan tâm tới người yêu hay gia đình, chỉ cày thôi. Nhân vật điển hình bên Nhật là Watanabe Miki, hiện là chính trị gia ở Nhật (cũng là phe "tự dân").

Dù làm gì, bạn cũng phải có tiền tiết kiệm thì mới là người có phẩm cách (về tiền bạc) được. Vì thế, hãy tiết kiệm tiền trong năm 2019.

Tôi cũng là người khá chịu khó cày tiền, cũng ngang với việc viết bài. Mà tôi cũng khá chịu khó viết bài nhỉ? Tất nhiên không phải vì tiền, mà để nuôi dưỡng đầu óc và tâm hồn, mới mong một ngày lập nên sự nghiệp (chém gió thành bão).
Mark

No comments:

Post a Comment