Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Tuesday, October 23, 2018

Người Nhật lười như thế nào?

"Lười" không hẳn là tính xấu. Người lười thường thành công vì họ lười những việc không cần thiết và chăm những việc cần thiết. Có lười mới có thời gian mà chăm việc khác.

Tôi lười và tôi rất hiểu người Nhật: Họ lười chảy thây ra ý. Vì thế, người Nhật sáng tạo ra nhiều thứ, mà chủ yếu là công cụ để lười.

Tôi lười nhưng lại khá chăm viết bài, vì viết bài như là tập thể dục cho đầu óc thôi. Để có thời gian viết bài thì phải tương đối lười việc khác.

Số là trưa nay tôi vừa ăn spaghetti tự làm ở nhà xong. Nó đây:

Spaghetti + sauce của người Nhật

Tính chất lười thể hiện ở chỗ: Chỉ cần đun sôi nước luộc spaghetti lên, sau đó hâm nóng túi sauce là được. Nhưng cái hay là cả spaghetti và túi sauce đều là của người Nhật chế ra. Có gì khác với người châu Âu và người Thổ Nhĩ Kỳ?

Họ lười.

Spaghetti châu Âu: Bạn đun sôi nước, tự ước lượng lượng cần ăn rồi cho dầu oliu và nồi nước và luộc lên.
Spaghetti Nhật Bản: Bó thành từng bó 100g cho một người ăn, luộc không cần dầu oliu.

Còn túi sauce sẵn thì người Nhật cho mix có cả thịt còn châu Âu thường chỉ sốt cà chua.

Cái hay chính là thế, bạn không cần phải mở hộp mà chỉ cần hâm nóng và xé túi, không phải bảo quản lâu, và đặc biệt không phải rửa nồi dầu mỡ.

Bạn nào du học ở Nhật lâu thì sẽ nhận thấy, Nhật Bản chính là thiên đường của lười biếng. Đây mới là văn hóa thật sự của người Nhật. Ở Nhật, bạn có thể làm được rất nhiều việc trong một ngày nhờ tận dụng các dụng cụ lười.

Từ đó, có thể tập trung học tập, trải nghiệm và làm phong phú tâm hồn.

Vì sao mọi người tưởng người Nhật chăm?


Người VN chăm hơn người Nhật. Người Nhật lười và ghét làm một việc hai lần, nên họ làm thành manual (tài liệu hướng dẫn), hay quy trình. Dù là công ty, phòng nghiên cứu, trường đại học, ... họ đều làm thành quy trình để không cần phải động não lần hai nữa. Lần sau cứ giở tài liệu ra làm.

Người VN thì tôi thấy không làm tài liệu, mà cố nhớ và dựa vào kinh nghiệm. Do đó, làm rất nhanh nhưng lần nào cũng phải động não, toàn vào việc không sinh lời. Tức là, người VN thực chất chăm hơn người Nhật, nhưng làm năng suất kém hơn hẳn.

Vào công ty, công sở, ngân hàng thấy toàn sếp chỉ tay năm ngón, hay sai vặt, nhân viên thì hay nhờ vả, toàn chuyện mà họ có thể tự làm. Và rất ít tài liệu hướng dẫn, hầu như làm theo chỉ đạo miệng và trí nhớ.

Vì thế mà lỗi làm sai, làm ẩu nhiều, rồi sếp lại tha hồ la mắng nhân viên.

Môi trường làm việc ở VN dễ gây chán nản là vì thế. Cơ bản là một hệ thống "lao động chân tay" không kinh tế.

Nếu một công ty không vận hành dựa trên hệ thống và tự động hóa, bạn sẽ gặp rắc rối trong đó. Vì não bạn không thể chứa nhiều thông tin như vậy được.

Ngay cả tư vấn hay làm hồ sơ du học thì tôi cũng làm thành manual và hệ thống lên cho nhanh. Làm việc gì tôi đều ghi lại kinh nghiệm để lần sau chỉ cần lấy ra coi. Tôi không nhớ gì về làm hồ sơ du học cả. Các hướng dẫn trên web cũng thực ra là để khỏi phải nhớ thôi, lúc nào cần thì gửi bài cho mọi người coi là được.

Như thế mới có thể duy trì chất lượng hồ sơ cao cũng như là chi phí thấp, sẽ có lợi cho các bạn du học.

Với các bạn thì tôi khuyên là hãy học tính lười của người Nhật, biết đâu lại hay. Ví dụ hôm nào tôi lười thì tôi ăn cà ri của người Nhật:

Cà ri đóng gói của người Nhật

Chỉ cần hâm nóng cà ri lên thôi. Tận dụng sức mạnh của thực phẩm gia công sẵn sẽ tạo ra rất nhiều thời gian, hơn nữa còn ngon và tốt cho sức khỏe nữa.

Chúc các bạn du học vui vẻ và có thật nhiều thời gian!
Mark

No comments:

Post a Comment