Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, October 10, 2018

Vì sao bạn không thể về đúng giờ ở công ty Nhật?

Thường thì công ty Nhật sẽ làm từ 9AM - 6PM, hoặc 8AM-5PM (nếu họ ở VN). Nhưng bạn sẽ khó mà về giờ này mà thường là muộn hơn, có khi 9PM-10PM mới về. Còn ở Nhật về lúc 9-10PM là thường, về chuyến tàu cuối (lúc 0AM-1AM) không phải là chuyện hiếm.

Vì sao mà phải khổ như vậy, sao tất cả không cùng cố gắng làm cho xong để về vào lúc 6PM và tất cả đều vui vẻ?

Có lẽ chỉ có bạn (người VN) vui vẻ thôi, chứ người Nhật họ về muộn họ mới vui. Thật sự vui đấy. Đây là điều mà nhiều bạn người VN làm ở công ty Nhật không hiểu nổi. Vì các bạn không hiểu văn hóa Nhật thôi.

Điều này như kiểu người VN ở Mỹ nghĩ là người già Mỹ khổ lắm, bị con cái cho vào viện dưỡng lão. Họ nghĩ là người già VN được ở với con cái sẽ sướng hơn.

Chỉ đơn giản là do họ không hiểu và tự suy diễn ra thế thôi. Người già vui hay không không phải do họ ở viện dưỡng lão hay ở với con cái. Họ vui hay không là do cuộc đời họ đã sống thế nào, học được điều gì và trở thành con người thế nào. Chẳng liên quan gì tới viện dưỡng lão.

Mà vào viện dưỡng lão tốn kém rất nhiều, không phải ai cũng vào được. Nên không nên "suy bụng ta ra bụng người" nhất là toàn suy sai.

Câu trả lời đúng về việc người Nhật không về đúng giờ là vì: Về muộn họ cảm thấy vui hơn.

Nghe thì có vẻ ngang trái nhưng suy nghĩ kỹ thì lại hợp lý. Người VN thì chân phương, dễ đoán, nên cuối cùng thì lại sống cuộc sống cơ cực bất hợp lý.

Chứ nếu người Nhật mà "chăm chỉ" như bạn nhìn thấy, thì họ già yếu từ lâu rồi. Nhưng cơ bản là họ trẻ hơn người VN và càng già họ càng trẻ hơn người VN. Người Nhật 70 tuổi vẫn bôn ba thế giới, 80 vẫn tự lập, 90 vẫn ra vườn hái rau làm nông. Tấm gương như thế đầy ở Nhật.

Sẽ lại có những người "không ai mượn nhưng vẫn khóc mướn" cho xem. Vì sao già mà không ngồi một đống hưởng sự chăm sóc phụng dưỡng từ con cháu? Vì đối với người Nhật, làm phiền người khác, đặc biệt là con cái là điều đau khổ nhất.

Đơn giản là bạn không hiểu người Nhật nghĩ gì nhưng lại làm trong công ty Nhật, nên sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối, nếu không muốn nói là rắc rối to.

終電 Last train = Chuyến tàu cuối

Người VN bị nôn nóng về thời gian, người Nhật thì không

Người Nhật có thể ở lại công ty tới nửa đêm mà không sốt ruột, người VN sốt ruột từ lúc 5 giờ chiều. Bạn nào từng học ở đại học Nhật, "an tọa" trong lab thì tha hồ gặp việc này.

Người nôn nóng về thời gian luôn thua cuộc. Ngay cả đi xe trên đường, những kẻ bon chen dữ dội nhất là những kẻ thua cuộc lớn nhất, vì họ nôn nóng sốt ruột. Họ bị mất đi cảm nhận về cuộc đời.

Nếu bạn muốn về đúng giờ, bạn không bao giờ thăng tiến, chỉ là nhân viên quèn. Nếu chỉ là nhân viên quèn, bạn phải làm xong việc mới được về.

Vì thế, cơ bản là bạn ở lại vào giờ mà họ muốn bạn ở lại. Đó là giờ muộn nhất có thể. Vì người ta thích "ức hiếp" (ijime) bạn chơi vậy đó!

Vì người ta biết bạn nôn nóng, sốt ruột (iraira suru) nên họ có khoái cảm trong lòng là kéo dài mọi thứ đến tối đa, không có việc cũng vẽ ra việc, để cho bạn không thể về.

Giờ thì bạn đã hiểu vì sao chưa?

Cứ sắp đến giờ về, là lại có người Nhật giao một đống việc cho bạn. Vì sao không giao vào lúc 3 giờ chiều, mà vào lúc 5:30 chiều?

Người Nhật đến tối mới làm việc

Người Nhật chỉ làm việc vào buổi tối, còn cả ngày họ chỉ giả vờ làm việc. Hoặc họ chỉ chuẩn bị để làm việc buổi tối.

Bạn là người VN, nên bạn vô mưu, dễ đoán và chân phương, cũng có nét "đáng yêu" riêng, rất xứng đáng để ijime thường xuyên. Ha ha.

Không, tôi không đùa. Bạn đáng yêu vì bạn không thăng tiến, vì bạn chẳng cạnh tranh với ai cả, làm việc với bạn là yên tâm nhất rồi còn gì.

Ai chẳng biết bạn cố sống cố chết làm sao cho 5 giờ được cho về với gia đình.

Còn ai cực hơn bạn nữa? Nếu người Nhật mà chăm như họ thể hiện, thì họ đột quỵ lâu rồi. Nhưng thường thì họ nhìn trẻ hơn bạn và khỏe hơn bạn 5 - 10 lần.

Vì bạn nỗ lực nhiều hơn họ, và cũng chẳng cần phải báo đáp. Bạn chỉ muốn làm xong MỌI THỨ CẤP TRÊN VÀ CÔNG TY yêu cầu để được về với gia đình vào đúng giờ mà!

Người Nhật không làm thế, vì họ biết là, nếu họ làm việc năng nổ và hăng hái, họ sẽ kiệt sức lúc chiều tối và họ cũng phải về sớm. Sẽ chẳng ai đánh giá cao và tin tưởng họ. Họ sẽ không thăng tiến, không được đánh giá, không được tăng lương. Biết bao nhiêu việc xảy ra vì họ về sớm.

Chưa kể, ai mà biết được có người nói xấu bạn sau khi bạn về không? Vì công ty là một chiến trường đẫm máu đầy mưu mô thủ đoạn.

Họ cũng không muốn về sớm như bạn.

Tôi muốn đào sâu hơn về điều này một chút. Nếu họ sẽ về muộn, thì chỉ nên làm việc lúc mặt trời đã lặn, còn cả ngày chỉ là chuẩn bị và làm việc nhẹ nhàng thôi.

Vì thế, cứ chập tối là người Nhật như lên đồng cả ý, họ đột nhiên trở nên năng động, hăng hái. Làm chúng ta có cảm giác họ rất hăng say, nhưng thật ra cả ngày họ cũng chỉ "idle" thôi.

Bởi vì họ không cần và không muốn về sớm. Họ muốn ở lại công ty càng lâu càng tốt.

Bởi vì, họ là những người khéo léo biết tận dụng thời gian ở công ty để "sống" chứ không phải là cố gắng chịu đựng để được về với gia đình.

Suy cho cùng, bạn muốn về sớm là muốn ăn cơm và quây quần bên gia đình thôi nhỉ?

Để có thời gian chăm sóc gia đình, con cái, quây quần bên cha mẹ vv.

Nhưng tất cả điều này có ý nghĩa gì trong thời đại tư bản toàn cầu hóa này?

Con người lại chia ra hai dạng:
- Tìm niềm vui bên gia đình
- Tìm niềm vui trong học tập phát triển bản thân

Nếu bạn có niềm vui trong học tập, thì bạn ở công ty cũng được, đỡ tốn tiền điện, máy lạnh, nước nôi vv nhiều đấy. Bạn về sớm cũng không có tác dụng mấy.

Nếu bạn tìm niềm vui bên gia đình, bạn khó mà sinh tồn trong công ty Nhật.

Vậy tôi là dạng nào? Chẳng dạng nào cả. Tôi tìm niềm vui nhỏ bé nhưng chắc chắn trong nhân loại, lợi dụng - bị lợi dụng - sống thân ái với mọi người. Tôi rất hiểu người Nhật, thậm chí tôi chém gió với họ vui vẻ. Vì sao? Vì tiếng Nhật của tôi là N0, là thế giới đại đồng, à, vũ trụ đại đồng.

Bạn đi du học là để đạt tới trình độ N0 này. Như thế, bạn không bao giờ còn sốt ruột về thời gian hay sợ mọi thứ đổ vỡ nữa. Bạn sẽ có vị thế tốt hơn nhiều và có thể đạt tới cảnh giới giác ngộ về thời gian.

Nhưng trước hết vẫn phải đi du học = phiêu lưu = lưu lạc đã.
Mark

Tái nạm
Dạo này tôi cũng tập tành làm "sarariman" đấy, nên không viết bài mấy.

3 comments: