Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, October 1, 2018

Kết quả COE kỳ 10/2018 và tình hình du học năm nay

Hôm nay S mới nhận được kết quả COE của bạn cuối cùng kỳ 10/2018. Như vậy là kỳ 10/2018 không bạn nào bị rớt COE. Chúc mừng các bạn!


Đây là một kết quả đáng mừng và S cũng hồi hộp chờ đợi không kém gì các bạn!

Trong năm 2018 tại iSea không có bạn nào bị rớt COE. Trong miền nam đi du học thường là mục đích du học thật sự, nên có lẽ được xét dễ hơn.

Khác biệt giữa miền nam và miền bắc khi du học Nhật:

- Các bạn miền bắc hầu như đều phải phỏng vấn ở đại sứ quán, còn các bạn miền nam không thấy ai bị phỏng vấn

Phỏng vấn là để kiếm tra xem có thực sự du học không, hay đi để kiếm tiền, có thật sự học tiếng Nhật không, hay nhờ người thi hộ vv.

- Xin visa trong nam vẫn có thể tự đi xin (có một số trường hợp ngoài bắc không được tự đi xin thì phải)

- Hồ sơ nộp từ miền bắc thường bị Cục Nyukan Nhật xét kỹ hơn (dễ bị gọi điện kiểm tra)

Vừa rồi, đại sứ quán Nhật còn cấm 12 công ty không được đại diện làm hồ sơ du học Nhật Bản vì lý do học sinh từ đó sang với mục đích đi làm kiếm tiền, tiếng Nhật không nói được dù trong hồ sơ khai là đã học.

Nhưng có lẽ, họ lại dùng lại chiêu cũ là lập công ty mới thôi, cũng như trước đây có công ty làm giả hồ sơ giấy tờ làm một loạt các bạn bị trượt luôn, sau đó lại lập pháp nhân khác làm tiếp.

Phong trào du học "gian dối" này bắt nguồn từ cả công ty du học làm vì mục tiêu lợi nhuận, lẫn cả từ người du học với mục đích không chính đáng (đi để kiếm tiền, không có năng lực ngoại ngữ vẫn đăng ký vv). Tức là thực chất là "có cầu mới có cung".

Không ai có thể thay đổi thực trạng này vì thực trạng xã hội ngày nay là làm trong nước người ta không cảm thấy có tương lai, nhiều người muốn đẩy con em đi kiếm tiền ở nước ngoài.

Nhưng cũng không nên vì thế mà lo lắng. Nếu bạn là người du học với mục đích chính đáng (tức là bạn có khả năng học ngoại ngữ) thì bạn vẫn sẽ đi được. Nhất là nếu nộp hồ sơ trong miền nam thì thường an toàn và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, việc làm hồ sơ phải nhất quán và rõ ràng. S thường làm hồ sơ cho các bạn rõ ràng, minh bạch nhất có thể và cũng dặn dò kỹ là phải nhớ rõ nội dung hồ sơ (tránh trường hợp quên trả lời sai). Tuy vậy, nếu hồ sơ rõ ràng thì cũng ít bị hỏi. S chưa thấy ai bị hỏi trong năm nay.

Trường hợp trượt thì không phải do hồ sơ ví dụ do sổ ngân hàng đáo hạn (dù đã làm giấy giải thích) nhưng đây là trường hợp mà Cục "thử thách" mà thôi, khi nộp lại thì vẫn đi được bình thường.

Tất nhiên là, nếu quá trình của bạn không liền mạch lắm thì nên tránh các Cục đông học sinh như Tokyo hay Osaka.

Bí quyết làm hồ sơ du học: Niềm tin sẽ đậu nhưng không lo lắng

Tinh thần làm hồ sơ là rất quan trọng, nhất là người tư vấn làm hồ sơ. Bạn phải làm theo tinh thần là "sẽ đậu", không được lo lắng. Dù học sinh (người đi du học) có lo lắng thì bạn vẫn phải bình thường như không.

Như thế thì hồ sơ sẽ tốt hơn và dễ đậu hơn. Trong cuộc đời, khi bạn làm gì với niềm tin, xác suất thành công sẽ cao hơn. Tất nhiên, phần lớn thì vẫn là do nỗ lực (học tập và làm hồ sơ) của học sinh, còn người tư vấn chỉ là tư vấn, đưa là lời khuyên mà thôi.

Ngay cả các bạn học sinh, khi đi phỏng vấn, dù bạn không tự tin thì cũng hãy tỏ ra tự tin rằng mình sẽ đậu. Hãy hít thở sâu nếu bạn cảm thấy căng thẳng. Sau đó trả lời chậm rãi thôi, không cần vội vàng.

Đi xin học bổng cũng thế, hãy đi xin với tâm thế là sẽ nhận được học bổng. Dù bạn có nhận được hay không đi nữa.

Với các bạn thật sự có mục đích du học

Các bạn không nên lo lắng về việc siết hồ sơ, hay tình hình tội phạm người Việt ở Nhật (đứng đầu bảng). Sẽ không có chuyện cấm các bạn du học mà chỉ xét kỹ hơn thôi.

Ngoài ra, mục đích của các bạn là du học, mà trước hết là học tốt tiếng Nhật. Nếu bạn học tốt tiếng Nhật, biết bao nhiêu việc tốt có thể xảy ra.

Khác biệt chính là năng lực tiếng Nhật thôi. Nếu bạn có thể nói tốt tiếng Nhật, tự nhiên bạn được tôn trọng. Mà thật ra, bạn cũng không cần được tôn trọng. Nếu bạn làm việc có trách nhiệm, cư xử đúng mực thì bạn buộc mọi người phải tôn trọng bạn.

Không liên quan gì tới quốc tịch cả. Mà bạn không nói thì cũng đâu có ai biết. Bạn cũng không cần phải nói nếu không cần thiết.

Nói chung là cũng nên khôn khéo một chút là sẽ ổn thôi. Trong các trường đại học thì học sinh từ VN vẫn được tôn trọng như bình thường. Vì các bạn vào đó bằng thực lực, nên người ta đánh giá bạn qua điều đó. Còn ở ngoài đời thì tất nhiên là tùy môi trường, không thể nói trước gì được. Dù bạn tử tế đi nữa, vẫn có thể bị ức hiếp (cho tới khi bạn phản kháng).

Vì thế, bạn cũng nên có sense chọn nơi làm thêm cho tốt.

Còn nếu muốn sống điền viên, thì tôi cũng có thể tư vấn kế hoạch du học như thế.

Trong năm 2019, tôi cũng sẽ tiếp tục tư vấn con đường du học dễ dàng, nhiều trải nghiệm vui vẻ và dễ thành công trong tương lai.
Mark

No comments:

Post a Comment