Đi du học 1, 2 năm về nước sẽ hối hận
Ngay từ khi tư vấn, tôi luôn nói với các bạn là hãy ở Nhật 3 năm trở lên. Vì nếu bạn về sớm quá, thường bạn sẽ hối hận, vì trải nghiệm chưa đủ. Hơn nữa, trường Nhật ngữ là thế giới quá nhỏ bé so với văn hóa, cuộc sống Nhật Bản. Đúng ra, trường Nhật ngữ là cánh cửa để bước vào nước Nhật. Khi bạn trải qua 3 năm thì bạn sẽ có cái nhìn hoàn chỉnh hơn, và cũng chưa phải trải qua cảm giác chán nản ở Nhật (mà thực ra lại là trải nghiệm tốt).Vì thế, tôi khuyên bạn học lên cao là để học tốt tiếng Nhật hơn nữa (nhất là tiếng Nhật hàn lâm) và có tối thiểu 3 năm trải nghiệm ở Nhật, để có về nước bạn cũng không quá hối tiếc về sau.
Người Nhật có câu: 石の上も三年間 Ishi no ue mo sannenkan (Ngồi trên đá cũng phải ba năm)
Tức là dù là việc đơn giản, hay là việc khổ sở, thì sau ba năm bạn mới giác ngộ ra chân lý được.
Nên du học cũng là: Du học cũng phải ba năm.
Bản thân việc ở Nhật đã là du học rồi, chứ không phải là việc ở trong trường học. Vì du học thì một nửa là trải nghiệm. Dù bạn đi làm thêm vất vả, thì đó cũng là trải nghiệm, và nếu khéo léo thì sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống đi làm sau này.
Nếu bạn có bằng đại học (hoặc cao đẳng) rồi và không học lên cao, hãy xin đi làm để trải nghiệm tiếp (xem bên dưới cho người bắt đầu đi làm ở Nhật). Để tránh bạn hối hận và tốn công quay lại Nhật rất vất vả về sau thôi. Đi làm một thời gian nếu bạn thích lại xin đi học được mà.
Các mốc ở Nhật mà bạn cần nhớ
Mốc 1 năm: Làm quen và sắp xếp cuộc sống mới, đi làm thêm. Đây là năm vất vả nhưng nhiều ý nghĩa nhất.Mốc 2 năm: Dốc sức để ôn thi lên cao, trong lúc vừa học tiếng Nhật và đi làm thêm. Đây cũng là năm bận rộn. Kết thúc giai đoạn du học đầu tiên.
Mốc 3 năm: Bạn đã ở Nhật 3 năm nên đã trải nghiệm tương đối đầy đủ các mùi vị cuộc sống ở Nhật. Vui có, buồn có, phấn khích có và thất vọng có. Tuy nhiên, không có trải nghiệm quá tồi tệ, không gặp các vấn đề tâm lý lớn. Lúc này, bạn về nước cũng được. Như vậy, cơ bản là bạn có nhiều kỷ niệm đẹp. Tuy nhiên, lúc này tiếng Nhật bạn chưa thật sự chín, nên về nước sẽ khá vất vả trong việc xin việc, gây dựng sự nghiệp.
Mốc 5 năm: Bạn đã trải qua khủng hoảng tâm lý, có khi vỡ mộng về xã hội, con người Nhật Bản. Bạn thấy thật nhiều người giả tạo, ngoài mặt thì lịch sự, nhưng bên trong thì lạnh lùng. Bạn không biết người ta có thật lòng với mình không. Bạn cảm giác mình chỉ như robot, quay cuồng trong một xã hội xa lạ.
Tóm lại, bạn vỡ mộng về Nhật Bản. Và bạn tự hỏi không hiểu vì sao người khác thích ứng được?
Nhưng thật lòng, nước Nhật vẫn thế thôi. Người Nhật không giả tạo như bạn nghĩ, chỉ có là, họ lịch sự và cố gắng tránh làm phiền bạn. Ngoài ra, bạn đã hiểu rõ hơn về văn hóa Nhật, nhưng chưa hiểu hoàn toàn, để có thể giao tiếp với người Nhật một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép. Đây là giai đoạn quá độ mà thôi.
Vì thế, bạn sẽ tìm niềm vui khác cho riêng bản thân, không liên quan tới người Nhật nữa. Bằng cách nào đó, bạn vượt qua được khủng hoảng và thấy, cuộc sống ở Nhật không tệ như bạn từng nghĩ.
Tới đây là bạn vượt qua được một giai đoạn nữa. Vì thật ra, sống ở đâu bạn cũng sẽ tự tạo niềm vui cho bản thân thôi. Việc này nếu thành thói quen, sẽ giúp bạn sống vui vẻ một cách lâu dài.
Mốc 7 năm: Mốc này cũng là cột mốc bạn tương đối hòa nhập được xã hội Nhật, nhưng nhận ra đây không thực sự là xã hội mình có thể sống lâu dài, hay cả đời. Trừ khi bạn kết hôn với người Nhật và đang sống trong một ảo mộng ái tình.
Sự khủng hoảng nhỏ này (mini crisis) lại không phải là do bạn không hiểu rõ người Nhật, mà là vì bạn hiểu ... hơi rõ quá về người Nhật. Cũng như một người đã làm việc 7 năm và hết động lực, bạn đã thành thạo lễ nghi trong xã hội Nhật và bắt đầu cảm thấy nhàm chán, cuộc sống lặp đi lặp lại.
Có thể làm cảm giác thời gian như ngừng trôi và bạn đang thối rữa ở Nhật.
Đã đến lúc bạn về nước rồi đấy! Vì bạn đã đi hết một chương trong cuộc đời (chương du học và phiêu lưu). Đến hết chương thì bạn phải sang chương mới thôi. Có lẽ, bạn sẽ về nước lập nghiệp với một số vốn nhất định (để mua thời gian, chứ kỹ năng thì bạn có rồi). Bạn có thể ở Nhật dưới dạng freelancer hay "vô công rồi nghề" như tôi đã làm một thời gian (tầm 1 năm), sau đó mới về cũng được, vì vẫn còn visa mà. (^o^)
Mốc 10 năm: Cột mốc báo động đỏ. Nếu qua mốc này, nhiều khả năng bạn sẽ ở Nhật luôn, không về nữa. Vì bạn đã thay đổi và khó mà thích ứng với cuộc sống cũ, hơn nữa, về thời gian, thể lực, tuổi tác, gia đình, con cái vv, mọi thứ đều không còn phù hợp để bạn thay đổi nữa.
Mà tôi thấy, hình như bạn còn hơi hơi ... hentai (?!) Hay ở Nhật lâu quá con người sẽ hentai đi nhỉ?
Hồi tôi ở Nhật, tôi thấy mình cũng hơi hơi ... hentai. À không, tương đối hentai thì phải. Về VN bệnh tình thuyên giảm rồi đỡ hẳn. Còn bệnh tự kỷ thì không khỏi, vì đấy là bệnh bẩm sinh, nên không cần chữa. (^o^)
Các bạn du học sinh có nên ở Nhật làm sau quá trình du học vất vả không
OTSUKARESAMA DESHITA.Du học tự túc là quá trình vất vả, có lẽ là nhất trong cuộc đời. Sau này sẽ đỡ hơn rất nhiều. Vất vả là vì bạn phải sắp xếp và xoay sở giữa:
- Việc đi học
- Việc làm thêm
- Sắp xếp cuộc sống
- Tình cảm, yêu đương
Dường như việc nào cũng không nổi trội, thậm chí còn hơi lơ là. Nhưng không sao cả, thời trẻ là vậy. Bạn phải chơi quá nhiều game, và cố gắng để không game nào over. Vừa phải đi làm, vừa phải đi học, vừa làm sao đảm bảo sức khỏe và cuộc sống, nếu chưa có người yêu còn phải đi kiếm người yêu, nếu có rồi lại phải chăm sóc để tình cảm không nhạt dần.
Bạn vất vả rồi!
Bạn sẽ tự hỏi, rốt cuộc thì cuộc sống là gì nhỉ? Không thật sự có thời gian thư thái cho bản thân. Thậm chí, có thật sự đạt được mục tiêu nào không?
Đơn giản là, nếu bạn không du học thì bạn sẽ làm gì? Cuộc sống cũng sẽ trong vòng lặp đi lặp lại, nhưng ít trải nghiệm hơn. Thời trẻ bận rộn thì tốt hơn, vì bạn sẽ sớm học được những thứ cần thiết cho cuộc sống đi làm sau này.
Cuộc sống đi làm không nhất thiết giống như cuộc sống đi học.
Bạn cũng sẽ bận, nhưng không kiểu bận như bạn đang đi học. Vì bạn chỉ bận tập trung vào việc đi làm thôi, chứ không phải quay cuồng vài ba mục tiêu (đi học, làm thêm, gia hạn visa vv) như trước nữa.
Bạn bận theo kiểu người đi làm. Biết đâu sẽ hay và bạn sẽ thích? Tôi thì thích đi làm hơn là đi học. Đi làm không nhất định là quá khổ sở. Đi học là bạn phải vừa kiếm tiền, vừa trả tiền, còn đi làm là bạn được trả tiền (đi kèm trách nhiệm), nên bản chất khác nhau.
Đã tốn một công, thì trải nghiệm luôn cả thể chứ!
Mục tiêu cuộc sống đi làm
Hãy trải nghiệm đi làm một năm rồi tính. Cuộc đời cơ bản là tính từng năm thôi. Không phải như thời học đại học, tính bằng 4 năm (đi tù 4 năm), nếu bỏ cuộc là mất mát. Đi làm thì bạn không mất mát gì cả, trừ công xin việc (mà nếu bạn biết cách và quy trình hóa thì cũng đơn giản thôi).Bởi vì, dù bạn ký hợp đồng 1 năm, 3 năm, 5 năm, vv thì bạn có thể xin nghỉ bất kỳ lúc nào, chỉ cần báo trước một tháng. Đây là luật lao động. Công ty không cho bạn nghỉ là phạm luật. Họ cũng không thể phạt tiền bạn. Ngược lại, công ty không thể sa thải người lao động giữa chừng nếu không bồi thường (trừ khi bạn không đòi hay chấp nhận).
Do đó, dù ký hợp đồng 3 năm thì sau 6 tháng, 1 năm hay bất kỳ thời điểm nào, bạn thích thì bạn nghỉ thôi.
Ngoài ra, trong thời gian bạn còn visa (đi làm) thì bạn có quyền ở Nhật. Dù còn visa một ngày, bạn vẫn có thể vào Nhật. Miễn là trong thời gian này bạn không làm gì phạm pháp, tốt nhất là vẫn (giả vờ) đi tìm việc ở HelloWork (hệ thống trợ giúp của chính phủ cho mọi người ở Nhật, chủ yếu là người Nhật), và xin được công ty khác nhận để gia hạn visa nếu muốn ở lại thêm.
Tức là, bạn không cần quá lo lắng về việc đi làm đâu. Chỉ cần đi đúng giờ, làm đúng trách nhiệm thôi. Còn luật lao động ở Nhật sẽ luôn đứng về phía người lao động. Nếu là "black company" thì bạn chuyển việc thôi, đừng có thay đổi bản thân.
Vì sao nên đi làm ở Nhật 2 ~ 3 năm?
Bạn học tiếng Nhật ở trường Nhật ngữ chỉ là để học lên cao. Bạn học lên cao là để học tiếng Nhật hàn lâm, nhưng tiếng Nhật hàn lâm (tức khả năng đọc hiểu) vẫn chưa thật sự tốt.Nhưng cái mà bạn thiếu nhất chính là tiếng Nhật thương mại (business Japanese) tức là cách dùng từ ngữ tôn kính sao cho không thất lễ trong giao tiếp.
Việc đi làm giúp bạn hoàn thiện tiếng Nhật hàn lâm cũng như học được tiếng Nhật thương mại, hai thước đo để đánh giá thành công của du học. Chỉ cần bạn có hai thứ này, bạn sẽ có năng lực học tập để làm việc ở bất cứ lĩnh vực nào, không hạn chế ở chuyên môn của bạn (mà thực chất là dù có tốt nghiệp Tô-đai ra cũng chẳng có gì trong đầu mấy).
Ngoài ra, bạn mới du học xong, còn thiếu thốn nhiều thứ. Bạn muốn mua thứ này, thứ kia, muốn đi du lịch chỗ bạn hằng mong ước, muốn ăn món ngon mỗi ngày vv. Rất nhiều nhu cầu.
Việc đi làm giúp bạn thực hiện từ từ những thứ này. Đừng mua nhà thôi, vì ai mà giàu đến mức ấy chứ.
Hãy đi làm, kiếm tiền và mua những thứ bạn muốn hay còn thiếu. Đi du lịch chỗ bạn vẫn ao ước. Chỉ có đi làm bạn mới thực hiện được điều này, và bạn phải thực hiện chúng để tâm hồn bạn phong phú hơn, cũng là cách học tập về tiền bạc.
Đi làm là để bạn học và mua trải nghiệm. Sau 2 - 3 năm là bạn sẽ mua được khá nhiều thứ, và tích lũy được một khoản nhất định rồi. Với kinh nghiệm của người đi làm như thế, bạn trở thành con người khác, gọi là 社会人 shakaijin (người đi làm và tự lập về tài chính).
Bạn biết cách giao tiếp trong công việc, thương mại, hiểu lễ nghi trong xã hội, hiểu phần nào cách thức vận hành của xã hội và kinh doanh, và quan trọng hơn là bạn tự lập được. Lúc này bạn mới là người trưởng thành.
Làm sao đi làm "vui vẻ" ở Nhật?
Mục tiêu là 2 ~ 3 năm, nếu bạn đã đi học 3 ~ 5 năm, để tổng thời gian ở Nhật là 5 ~ 8 năm.Để đi làm vui vẻ, bạn phải có mindset tốt. Bạn là người lao động, có thể nghỉ lúc nào cũng được. Công ty phải dự tính cả trường hợp này rồi, và họ cũng tính vào chi phí của công ty. Dù thế nào, hãy cố gắng làm hết một năm và lấy hết ngày nghỉ tính lương. (Dù sao thì tôi chỉ làm có 6 tháng và còn chẳng buồn cố để lấy ngày nghỉ có lương.)
Bạn có visa thì sau đó bạn đi làm thêm vẫn được mà.
=>Chú ý về việc có thể bị hủy visa sau 3 tháng và điều kiện đi làm thêm
Lý tưởng là làm 2 ~ 3 năm (tối thiểu là 1 năm), sau đó bạn gia hạn visa mới, rồi xin nghỉ lúc phù hợp. Vì vẫn còn visa nên bạn thoải mái du lịch Nhật Bản, trong lúc vừa đi làm thêm, rồi mới về nước. Nếu không thích ở trong nước, bạn có thể vẫn quay lại Nhật Bản được. Quan trọng là bạn còn visa để quay lại và có thời gian xin việc thôi. Hồi tôi ở Nhật, tôi đi làm freelancer và nếu thích thì nhờ công ty xin visa đi làm cho thôi.
Nhưng tôi về luôn, không quay lại nữa. Vì tôi cũng đi đủ rồi. Với lại, quan trọng là tiếng Nhật hàn lâm + tiếng Nhật thương mại mà giỏi, tức là làm việc và chém gió được, thì ở đâu cũng sống được.
Điều quan trọng là toàn cầu hóa được thôi đúng không nhỉ?
Nhân tiện, việc về nước của tôi là thử nghiệm thôi. Chứ tôi còn dư visa quay lại Nhật. Thử nghiệm thành công nên không cần quay lại nữa, trừ khi để du lịch.
Mark
Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết rất đúng tâm trạng của mình hiện tại. Hiện tại, chẳng biết nói gì hơn ngoài hai chữ " cố gắng" ^^
ReplyDeletetheo mình thì nếu quyết tâm thì hãy học xong chuyên ngành đâu vào đó , có thể ở lại Nhật làm 1, 2 năm hãy về là tốt nhất.
ReplyDeletexuất khẩu lao động nhật bản
kinh nghiệm xuất khẩu lao động nhật bản
Hi there! Nice stuff, do keep me posted when you post again something like this! du học Nhật Bản
ReplyDeleteI wish more authors of this type of content would take the time you did to research and write so well. I am very impressed with your vision and insight. điều kiện du học Nhật Bản
ReplyDeleteTruy cập: vuatiengduc để được giải đáp mọi thắc mắc về du học Đức! IECS là công ty tư vấn du học hàng đầu Việt Nam!
ReplyDelete