Người Nhật có câu: 石の上も三年間 Ishi no ue mo sannenkan = Ngồi trên đá cũng phải ba năm
Tức là, dù làm một việc đơn giản là ngồi trên đá thôi, hay việc khó chịu như ngồi trên đá thì bạn cũng phải ngồi 3 năm mới thành kỹ năng, hay mới rút ra được kết luận nào đó.
Đi làm công ty cũng phải 3 năm, nhưng thời trẻ bạn cần kinh nghiệm và cái nhìn toàn cảnh, nên có thể rút ngắn lại còn 2 năm chẳng hạn. Dù vậy, nếu làm 1 năm công việc không quan trọng, công ty không cần đầu tư cho bạn nhiều thì cũng chẳng sao, bởi vì, nhỡ công việc không phù hợp thể chất của bạn mà cố làm cũng sẽ phí thời gian. Nhưng nếu bạn làm được 3 năm thì rất đáng quý.
Chiến lược sau năm 30
Sau năm 30 thì hơi khác rồi. Vì lúc này bạn bắt đầu xây dựng sự nghiệp và có thể là lập gia đình, nuôi con nữa. Như vậy, bạn sẽ phải quyết định nghề nghiệp mình sẽ làm để xây dựng sự nghiệp. Những năm 20 bạn có thể đổi việc, tích lũy kinh nghiệm nhưng từ năm 30 mà bạn vẫn còn sống như những năm 20 thì tới năm 40 bạn không có sự nghiệp nên sẽ gặp rắc rối to đấy.Tất nhiên, có những bạn thật sự là tốt tính và từ khi đi làm tới lúc này chỉ làm có 1, 2 công ty, thời gian có thể lên tới 5, 7 năm. Thì năm 30 thật ra bạn đã có nghề rồi. Cái mà bạn cần là TRẢI NGHIỆM, ví dụ du học chẳng hạn. Nhưng bạn không nên bỏ nghề, mà chỉ nên thêm phần ngoại ngữ vào để quốc tế hóa kỹ năng của bạn, nhằm bán ra toàn cầu. Với 5 ~ 7 năm kinh nghiệm, cộng thêm tiếng Nhật thì bạn dư sức xin việc ở Nhật. Hơn nữa, lương cao hơn VN nhiều. Bạn cũng dư sức thi các chứng chỉ ở Nhật để chứng tỏ chân tài thực học và làm đẹp bản lý lịch.
Với các bạn từ năm 30 mới quyết định con đường (việc bạn giỏi nhất, hay thích nhất, hay thấy có ý nghĩa nhất vv) thì có lẽ các bạn cần 5 ~ 7 năm để hoàn thiện kỹ năng.
Nhưng sau 7 năm ấy, bạn khủng hoảng nghề nghiệp và khủng hoảng sự nghiệp. Phản ứng tự nhiên của bạn là muốn đổi nghề. Đa số mọi người tôi thấy đều muốn đổi nghề. Nhưng bạn sẽ mất thêm 7 năm để lại khủng hoảng và muốn đổi nghề nhỉ?
Tin buồn là, dù bạn đổi nghề, sau một vài năm (thường là chỉ 3 ~ 4 năm) bạn lại khủng hoảng như cũ.
Tin vui là, bạn không cần đổi nghề.
Sở dĩ bạn muốn đổi nghề là vì một trong hai thứ sau:
- Phá sản về tài chính
- Phá sản về sức khỏe
Chứ nếu công việc bạn đang làm (và bạn đã thành thạo nên chán và thấy lặp đi lặp lại) chỉ là 4 tiếng/ngày và lương cao gấp 3 thì bạn sẽ không thấy khủng hoảng gì đâu. Vấn đề là lương của bạn thấp, công việc lại nặng thôi, chứ không phải là con người bạn, hay kỹ năng của bạn có vấn đề.
Không cần phải đổi nghề nghiệp mà hãy ...
... thay đổi đi một tí, gọi là "tinh chỉnh" (fine-tune). Trước hết là tự sa thải bản thân và quăng mình vào thị trường lao động xem giá trị thế nào. Tiếp theo là tiến hành thay đổi toàn bộ (trừ nghề nghiệp):- Thay đổi công ty không đổi nghề
- Thay đổi lối sống không đổi nghề
- Thay đổi cách làm không đổi nghề
Thật lòng tôi chỉ muốn nói 3 câu này thôi. Ở trên chỉ là phần vào đề, để bạn nào kiên trì mới đọc được. Dù bầu trời sụp đổ, tôi không đổi nghề mà mình đã chọn. Tôi đổi lối sống, cách quản lý tài chính, thay đổi cách làm (tự động hóa, quy trình hóa, đơn giản hóa vv) vv chứ không đổi nghề.
Với các bạn đã có kỹ năng ví dụ kế toán tại VN hãy học tiếng Nhật thật tốt và lấy chứng chỉ kế toán bên Nhật (để chứng tỏ chân tài thực học) rồi bán kỹ năng ở Nhật một thời gian. Về sau, bạn có thể outsourcing để tham gia toàn cầu hóa. Các bạn IT, chế tác đá quý, vv cũng có thể như thế. Không cần phải thay đổi nghề nghiệp làm gì, vì thực ra thì nghề nghiệp không làm bạn khổ sở.
Môi trường làm việc, khối lượng công việc, thời hạn giao hàng, mức lương vv mới làm bạn khổ mà thôi.
Nếu muốn thành công và hạnh phúc, hãy xây dựng workstyle tốt + lifestyle lành mạnh. Năm sau là tôi đã thực hiện lối sống tối giản rồi, cũng là để thành công hơn.
Ngoài ra, về lòng trung thành thì thế này:
Trung thành với nghề nghiệp, kỹ năng của bạn chứ không trung thành với công ty.
Vì tôi có cảm giác mọi người đang làm ngược lại (mà thực chất là để sống bám vào công ty như được dạy bám víu cha mẹ hồi nhỏ).
Mark
No comments:
Post a Comment