Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, September 29, 2018

Vì sao bạn bị lộ tẩy và bắt quả tang?

Hãy cẩn thận với chiếc điện thoại và sim của bạn.

Cách dễ nhất để bị lộ tẩy và bắt quả tang là để lại một đống vân tay ở hiện trường. Tất nhiên là mọi thứ theo đúng luật nhân quả thôi: Bạn có mặt ở hiện trường, để lại đống vân tay ở đó. Rồi ung dung như không có gì xảy ra, cho tới ngày cảnh sát còng tay bạn.

Ngày nay, hoạt động trên không gian mạng là vô cùng nhạy cảm, nhiều người mang họa chỉ vì sử dụng mạng xã hội. Vì thế, cách tốt nhất là "nặc danh" (anonymous). Nếu bạn để lại "dấu vân tay", tin tặc sẽ sớm lần ra bạn thôi.

Việc tái sử dụng điện thoại cũ đã từng dùng trước đây
thường khiến bạn lộ tẩy và bị bắt quả tang

Điện thoại và sim không nặc danh

Sim bạn phải đăng ký nên không nặc danh mà chứa thông tin đầy đủ của bạn (trừ khi bạn mua sim rác kích hoạt sẵn - điều mà đã bị cấm ở nhiều nước).

Điện thoại của bạn không nặc danh vì có thông tin của từng cái như số IMEI (một số IMEI chỉ dành riêng cho một điện thoại hoặc thiết bị, đối với máy tính nối mạng là MAC address).

Mỗi cuộc gọi của bạn đều được ghi lại lý lịch là gọi từ số nào (sim nào), cho ai, bằng thiết bị nào (số IMEI vv).

Cho dù bạn có mua sim rác mà lắp vào điện thoại của bạn (đã từng dùng với sim đăng ký tên bạn) thì người ta vẫn biết đó là bạn. Vì từ cuộc gọi hay gọi kích hoạt, người ta sẽ có thông tin số IMEI của thiết bị gọi, từ đó tra lại lý lịch cuộc gọi xem thiết bị ấy đã từng thực hiện các cuộc gọi, nhắn tin nào với số sim nào vv.

Tất cả nghiệp vụ này công ty điện thoại làm trong 1 phút là ra hết, nên không có gì gọi là gian khó cả.

Việc mua điện thoại hay sim có thể không nặc danh. Ví dụ bạn mua hàng trên mạng gửi về nhà, kể cả đó là sim rác thì người ta vẫn lần ra được ai là người mua, ở địa chỉ nào. Nên nếu muốn nặc danh, hãy ghé cửa hàng ven đường không có camera an ninh ghi lại thì mới gọi là nặc danh, đeo khẩu trang càng tốt.

Xem "pô-rơ-nơ" hay các trang tuyển dụng ở công ty
có thể làm bạn ê mặt hay thân bại danh liệt.
Hãy làm thế với phần mềm VPN!

Máy tính và địa chỉ IP không nặc danh

Khi bạn request (yêu cầu) mở một trang web, thì địa chỉ trang web mà bạn muốn mở, địa chỉ IP của bạn không nặc danh mà nhà mạng (nhà cung cấp dịch vụ mạng) biết, do đó, cơ bản là cảnh sát và chính phủ cũng có bản lý lịch của bạn nếu họ muốn.

Nếu bạn làm trong công ty, quản trị viên mạng cũng có thể cung cấp thông tin chi tiết các trang, ngày giờ bạn truy cập, ví dụ trang web đen, trang xin việc.

Bạn sẽ sớm bị lộ tẩy và bắt quả tang.

Tất nhiên, nếu bạn dùng Google, Gmail với địa chỉ "https" (bảo mật, "s" là secured) thì người ta sẽ không đọc được nội dung bên trong, do đã được Google mã hóa, người ta chỉ biết là bạn truy cập google.com hay gmail.com vv mà thôi.

Bạn có thể che giấu địa chỉ IP bằng mạng riêng ảo VPN.

Mạng riêng ảo (VPN) là cũng là công cụ vượt "biển lửa" (firewall) để tới miền đất hứa.

Coi chừng nếu đăng ký mạng xã hội bằng số điện thoại

Cho tới gần đây, dùng mạng xã hội có thể tra được FB từ số điện thoại, nhưng FB sau khi điều trần ở quốc hội Mỹ đã thay đổi chính sách nên không tra được nữa.

Nhưng dù thế nào, nếu bạn đăng ký mạng xã hội và xác thực bằng số điện thoại không nặc danh (sim chính chủ hay sim rác nhưng lắp vào điện thoại đã từng sử dụng sim chính chủ vv) thì mạng xã hội ấy là không nặc danh. Nếu bạn lỡ nói xấu một công ty hay tập đoàn có quyền lực thì cũng coi chừng họ trả thù bạn.

Bạn không thể nghĩ là mình nặc danh, vì điều đó không đúng. Thường thì chỉ bạn tưởng là mình nặc danh thôi, chứ người ta biết là bạn, nhưng vẫn để cho bạn hoạt động, rồi lúc gay cấn mới úp sọt.

Thường thì thế này: Bạn mua sim rác và nghĩ là nặc danh, rồi lắp vào điện thoại rác mà trước đấy bạn từng lắp sim của bạn vào, rồi dùng để xác thực mạng xã hội và nghĩ mình nặc danh.

Nhưng từ sim rác và việc nhận tin nhắn, người ta biết số IMEI điện thoại vv, từ đó tra ra các sim đã từng sử dụng với điện thoại ấy, và ra thông tin của bạn thôi. Chẳng có gì đơn giản hơn thế.

Tất nhiên là các trang mạng nước ngoài hay Gmail thì đều mã hóa nên không ai nhòm ngõ được, trừ khi máy bạn bị cài trojan (phần mềm gián điệp) hay key logger (phần mềm ghi lại mọi thao tác gõ phím, kể cả mật khẩu và gửi cho tin tặc).

Nhưng nếu không xài phần mềm VPN thì nhà cung cấp dịch vụ mạng hay quản trị viên mạng công ty sẽ biết bạn truy cập trang nào.

Còn Google biết mọi thứ về bạn, kể cả xu hướng tính dục (thích già hay trẻ, có sở thích biến thái gì, hay coi phim ảnh gì vv) lẫn sở thích, bệnh tình, vv của bạn. Họ và mạng xã hội đều có cả profile hoành tráng về bạn.

Giao dịch bitcoin không nặc danh

Vì sổ cái giao dịch có ghi địa chỉ IP của bạn mà. Muốn nặc danh thì phải nặc danh địa chỉ IP trước.

Để thật sự nặc danh trên mạng thì bạn nên che giấu mọi thông tin bằng phần mềm VPN vv, trong profile ấy không có thông tin gì thực. 

Tóm lại thì bạn cũng giống như Neo trong Matrix, có hai thân phận: Ban ngày làm lập trình viên nghiêm túc, ban đêm lại là tin tặc bán thời gian.

Một người nhưng mà lại là hai người, giống như là đa nhân cách vậy. Hay mà!
Mark

1 comment: