Đây là chuyện trong Đông Chu Liệt Quốc - một cuốn sách lịch sử rất đáng đọc để học lịch sử.
Tuy bị bắt một lần nhưng tham vọng bá chủ của Tống Tương công không dừng lại. Mùa hạ năm 638 TCN, Tống Tương công muốn báo thù nước Sở, lại hội binh với các nước Vệ, Hứa, Đằng đánh Trịnh là nước cùng phe với Sở. Trịnh Văn công cầu cứu Sở. Sở Thành vương mang quân cứu, hai bên giáp trận ở trận Hoằng Thủy.
Khi Tống Tương công bày trận xong thì quân Sở vẫn chưa sang sông hết. Tư Mã là Cố khuyên Tương công đánh ngay vì quân Sở đông hơn. Ông không nghe theo, cho rằng đánh trận cần đàng hoàng không dùng thủ đoạn. Khi quân Sở qua sông xong chưa kịp bày trận, Tư mã Cố lại khuyên nên đánh, nhưng ông vẫn không nghe theo. Khi quân Sở bày trận xong xông tới giáp chiến rất mạnh mẽ, quân Tống không chống nổi, bị thua tan tác, chết rất nhiều. Bản thân Tống Tương công bị thương ở đùi.
Nguồn: Wikipedia
Phiên bản dài tại Maxreading:
+Xem nội dung
Khi tuổi về già, Tề Hằng Công bắt đầu sủng tín ba tên gian nịnh Dị Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, nhất là sau khi Quản Trọng qua đời, ba tên này lại càng ngông cuồng, chẳng coi luật phát và nhà vua vào đâu. Đến khi Tề Hằng Công băng hà, chúng bèn chỉ định công tử Vô Khuy lên nối ngôi, còn công tử Chiêu người được Tề Hằng Công lúc sinh thời lập làm Thái Tử đành phải chạy trốn sang nước Tống, mong được Tống Tương Công cứu giúp.
Tống Tương Công thấy nước Tề xảy ra lục đục, đã có ý nhân dịp này đoạt ngôi bá chủ, nay lại thấy Thái Tử Chiêu đến cầu cứu, thì quả cơ hội ngàn năm có một, bèn nhanh chóng đáp lời ngay. Sau đó, Tống Tương Công thông báo cho các nước chư hầu, điều binh đến cùng hộ tống Thái Tử Chiêu về nước lên nối ngôi vua. Nhưng vì Tống Tương Công chẳng có mấy uy tín, nên chỉ có ba nước Vệ, Tào, Châu dẫn quân đến giúp. Tống Tương Công chỉ huy liên quân bốn nước tấn công vào nước Tề. Do nước Tề đang trong nội loạn, không đủ sức chống đỡ, các đại thần nước Tề đành sát hại công tử Vô Khuy, ra đầu hàng liên quân, cùng lập Thái Tử Chiêu lên ngôi vua, tức Tề Hiếu Công.
Tống Tương Công muốn mượn thế lực nước lớn để bức các nước nhỏ thuần phục mình, thì đại thần công tử Mục Di cho rằng: "Làm như vậy thật không ổn, Tống là một nước nhỏ, được làm bang chủ đối với nước Tống mà nói thật chẳng có ích lợi gì". Tống Tương Công vẫn một mực không chịu nghe theo. Năm 639 trước công nguyên, Tống Tương Công cho mời Tề Hiếu Công đến để cùng nước Sở bàn định lập hội đồng minh, để hai nước này ủng hộ mình làm bá chủ. Tề Hiếu Công tuyệt đối đồng ý, còn Sở Thành Vương bề ngoài bày tỏ nhận lời, và hẹn đến mùa thu năm đó tổ chức hội đồng minh các nước chư hầu tại Mạnh Địa nước Tống.
Đến hôm đó, Tống Tương Công và Sở Thành Vương tranh cãi nhau về việc ai làm chủ đồng minh, do nước Sở thế lực lớn mạnh, nên nhiều nước chư hầu đều vào hùa với nước Sở, Tống Tương Công không chịu toan tranh cãi nữa, thì bị các quan chức nước Sở liền xúm vào bắt trói lại, rồi lập Sở Thành Vương làm chủ đồng minh. Sau nhờ được các nước khuyên giải, nên Tống Tương Công mới được tha ra.
Tống Tương Công vô cùng phẫn uất, liền trút mối căm giận lên đầu nước Trịnh lệ thuộc nước Sở. Năm 638 trước công nguyên. Tống liên hợp với các nước Vệ, Hứa v v cùng tiến đánh nước Trịnh, Trịnh đương nhiên phải cầu cứu với nước Sở. Sở Thành Vương lập tức điều quân đánh thẳng vào nước Tống, khiến Tống Tương Công hoảng hốt phải dẫn quân về giải cứu, khi quân Tống về đến Hồng Thủy thì chạm trán với quân sở.
Đại tư mã Công Tôn Cố khuyên Tống Tương Công rằng: "Quân ta yếu, quân Sở mạnh, ta thật khó mà đánh thắng được, chi bằng ta cùng nước Sở giảng hòa thì hơn". Tống Tương Công vẻ tự đắc nói: "Ta là đạo quân nhân nghĩa, bất nghĩa thì làm sao thắng được chính nghĩa". Nhưng quân Sở binh hùng tướng mạnh cơ bản chẳng coi quân Tống vào đâu, họ vượt qua sông giữa ban ngày tiến đánh quân Tống. Công Tôn Cố thấy quân Sở đang mải miết qua sông, biết đây là thời cơ tấn công tốt nhất, mới khuyên Tống Tương Công nên nhân khi quân Sở qua sông được một nửa thì ùa vào chém giết quân Sở, thì tất giành được toàn thắng. Nhưng nào ngờ Tống Tương Công lại nói rằng: "Người ta còn chưa qua sông, mà đã đánh người ta thì thực là vô đạo đức, quân ta còn gì là đạo quân nhân nghĩa nữa?". Do đó, quân Sở nhanh chóng qua sông dàn thành thế trận, rồi tràn sang như nước vỡ bờ, quân Tống nhỏ yếu làm sao có thể chống đỡ nổi, Tống Tương Công vội chạy trốn thì bị một mũi tên bắn vào đùi, may được các tướng lĩnh thí mạng cứu hộ, mới bảo toàn được tính mệnh.
Tống Tương Công bỏ chạy thục mạng về đến Tống đô Tuy Dương, ai nấy đều bàn tán oán trách Tề Tướng Công tuyên chiến với nước Sở là một sai lầm, mà trận đánh cũng thật là hèn nhát. Công tử Mục Di mới đem ý kiến của mọi người nói lại với Tống Tương Công, nhưng mãi đến lúc này Tống Tương Công vẫn còn ôm ấp lý luận nhân nghĩa của mình và nói: "Đoàn quân nhân nghĩa thì phải lấy đức phục người, không được lợi dụng lúc người ta nguy khốn. Thấy kẻ bị thương thì không thể lại làm bị thương người ta. Thấy người râu tóc bạc phơ không được bắt. Đó mới gọi là: Quân tử bất trọng thương, bất cầm nhị mao". Công tử Mục Di nghe xong khóc dở mếu dở, liền bực tức nói: "Đánh trận là nhằm chiến thắng kẻ thù, nếu lo làm bị thương kẻ thù thì còn đánh trận làm gì, gặp người già không được bắt thì bản thân mình đi làm tù binh cho xong ".
Tống Tương Công vì quá uất ức nên chưa đầy một năm thì qua đời, trước khi nhắm mắt mới dặn lại Thái tử rằng: "Công tử Trọng Nhĩ nước Tấn là một nhân vật ghê gớm, tương lai nhất định làm bá chủ. Sau này báo thù cho ta, chiến thắng nước Sở, đều là nhờ ở người này.
Lời bàn: Tống Tương Công thường được đánh giá là "ngu ngốc" nhưng vấn đề là có gì sai lầm ở đây? Theo tôi thì đây chỉ là tư duy nửa mùa. Bạn muốn nhân nghĩa thì phải thắng trong chiến tranh đã, nếu bạn thua thì sao nhân nghĩa được. Ngoài ra,
bản chất của chiến tranh là không công bằng:
Không công bằng về quân số.
Không công bằng về chiến thuật.
Không công bằng về khí tài quân sự.
Ví dụ hai bên tham chiến tranh giành cao điểm, sau khi đánh nhau chí tử thì bên nào còn người và cắm lá cờ lên thì được coi là "thắng". Mặc dù có thể sự hi sinh là như nhau, nhưng một bên thắng, bên kia thua, chẳng có gì là công bằng.
Cái mà Tống Tương Công hướng tới không phải là bất khả thi mà ở Châu Âu được gọi là "chiến tranh quy ước". Trong suốt thời kỳ trung cổ thì chiến tranh quy ước rất phổ biến ở Châu Âu vì hầu hết các vương triều đều có họ hàng với nhau và không ai muốn đánh nhau chí tử. Các nước mạnh chỉ muốn xưng bá và bắt các nước khác làm chư hầu cho mình để phục vụ khi có nhu cầu chiến tranh mà thôi.
Chiến tranh quy ước là thế này: Hai bên cử quân số bằng nhau, chỉ là một phần quân đội ví dụ 1 ngàn người mỗi bên, vũ khí như nhau, tác chiến ở một địa điểm chọn sẵn, nếu bên nào thắng thì được coi là nước đó thắng, nước kia thần phục làm chư hầu.
Hay đơn giản hơn và tốn ít chi phí hơn như thời cổ đại người ta cử mỗi bên một võ sỹ tốt nhất ra đấu, võ sỹ nào thắng thì nước đó thắng, nước kia làm chư hầu. Bằng cách này, chiến tranh xảy ra tốn chỉ 1 nhân mạng, hoặc cùng lắm là 2 nếu 1 chết 1 thương nặng nhưng vẫn được coi là "thắng" vì kịp hô lên "Victory" trước khi tắt thở!
Đại đội 9 (9th Company) bộ phim về chiến tranh của Nga
Đây gọi là
chiến tranh quy ước. Sau này, khi vũ khí phát triển mạnh, nhất là từ thế chiến I thì xuất hiện hình thức
chiến tranh tổng lực mỗi bên tìm cách triệt hạ đối phương bằng mọi giá. Ví dụ đội tàu U-Boat của Đức đánh chìm tất cả tàu Anh, đẩy nước Anh vào khủng hoảng kinh tế. Cuối cùng Đức lại bại trận vì kiệt quệ về kinh tế.
Bản chất của chiến tranh là bất công. Như người da trắng tới châu Mỹ lập thuộc địa và có vũ khí vượt trội ngươi da đỏ, hay các nước thực dân tới thế giới thứ 3 lập thuộc địa với vũ khí tân tiến còn các nước thứ 3 vẫn chỉ dùng giáo mác.
Sau này, các cuộc chiến tranh du kích cũng không cân bằng: Khi các nước đế quốc đưa quân tới nước nghèo, ví dụ Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, họ không biết kẻ thù là ai vì nước kia chỉ đánh du kích. Một phụ nữ, hay trẻ em cũng có thể giết đồng đội hay quăng lựu đạn vào họ. Họ hiếm khi đánh trận nào ra trò vì thường chỉ bị phục kích bất ngờ. Nhưng nếu bạn vì tức giận pháo kích vào làng họ thì bạn lập tức bị đưa tin là giết hại dân thường vô tội.
Các nước nghèo bao giờ cũng chọn lối chiến tranh du kích, đưa cả phụ nữ vào làm du kích và thường đánh lén khi bạn không phòng bị. Khi bạn vào làng lùng sục thì phụ nữ vẫn chỉ ngồi nhào bột, nhưng bạn vừa đi qua lập tức có lựu đạn quăng ra nổ làm các đồng đội của bạn chết sạch. Những người giết đồng đội của bạn không hề tuyên chiến cũng chẳng mặc quân phục. Bạn đánh nhau chẳng với ai cả, nhưng vẫn chết đều đều. Đến một ngày bạn chịu hết nổi và pháo kích cả làng, sau đó báo chí quốc tế tha hồ đăng tải về tội ác của bạn.
Vì họ là phụ nữ, không mặc quân phục, nên bạn không thể tấn công họ, nhưng họ có thể tấn công bạn. Vậy thì công bằng ở đâu? Vấn đề vẫn là chiến tranh, chẳng bao giờ có công bằng. Các nước nghèo vẫn dựa chiến thuật du lích và kháng chiến toàn dân, và họ vẫn tiếp tục nghèo sau đó.
Có một bộ phim rất thực tế đó là "Đại đội 9" của Nga nói về chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan, tên tiếng Anh là "9th Company", tên tiếng Nga là "9 Рота" (9 Rota). Mặc dù có hỏa lực vượt trội và chiến đấu anh dũng nhưng Liên Xô không sao thắng được cuộc chiến này và phải rút quân. Đại đội thứ 9 bị vây ráp ở một rặng núi và suýt bị tiêu diệt toàn bộ cho tới khi máy bay oanh tạc tới giải cứu, còn lại đúng một người duy nhất, được coi như giữ được cao điểm và "thắng lợi" nhưng rõ ràng, Liên Xô đã thua cả cuộc chiến. Vì làm sao thắng được chiến tranh du kích!
Sự nhân nghĩa trong chiến tranh
Các nước châu Âu thời trung cổ vẫn thực hiện được sự nhân nghĩa trong chiến tranh qua hình thức chiến tranh quy ước. Trong thời hiện đại, họ vẫn thỏa hiệp được hiệp định về đối xử với tù nhân, hay sự cho phép hội chữ thập đỏ. Ngoài ra, có một đặc điểm là họ không đưa phụ nữ vào chiến tranh và khi chiến tranh thì phải tuyên chiến và chỉ dùng binh lính mặc quân phục. Như thế tránh được thương vong cho dân thường không liên quan, đây cũng gọi là nhân đạo.
Lịch sử của chiến tranh là lịch sử của văn minh