Tuy bị bắt một lần nhưng tham vọng bá chủ của Tống Tương công không dừng lại. Mùa hạ năm 638 TCN, Tống Tương công muốn báo thù nước Sở, lại hội binh với các nước Vệ, Hứa, Đằng đánh Trịnh là nước cùng phe với Sở. Trịnh Văn công cầu cứu Sở. Sở Thành vương mang quân cứu, hai bên giáp trận ở trận Hoằng Thủy.
Khi Tống Tương công bày trận xong thì quân Sở vẫn chưa sang sông hết. Tư Mã là Cố khuyên Tương công đánh ngay vì quân Sở đông hơn. Ông không nghe theo, cho rằng đánh trận cần đàng hoàng không dùng thủ đoạn. Khi quân Sở qua sông xong chưa kịp bày trận, Tư mã Cố lại khuyên nên đánh, nhưng ông vẫn không nghe theo. Khi quân Sở bày trận xong xông tới giáp chiến rất mạnh mẽ, quân Tống không chống nổi, bị thua tan tác, chết rất nhiều. Bản thân Tống Tương công bị thương ở đùi.
Nguồn: Wikipedia
Phiên bản dài tại Maxreading:
+Xem nội dung
Lời bàn: Tống Tương Công thường được đánh giá là "ngu ngốc" nhưng vấn đề là có gì sai lầm ở đây? Theo tôi thì đây chỉ là tư duy nửa mùa. Bạn muốn nhân nghĩa thì phải thắng trong chiến tranh đã, nếu bạn thua thì sao nhân nghĩa được. Ngoài ra, bản chất của chiến tranh là không công bằng:
Không công bằng về quân số.
Không công bằng về chiến thuật.
Không công bằng về khí tài quân sự.
Ví dụ hai bên tham chiến tranh giành cao điểm, sau khi đánh nhau chí tử thì bên nào còn người và cắm lá cờ lên thì được coi là "thắng". Mặc dù có thể sự hi sinh là như nhau, nhưng một bên thắng, bên kia thua, chẳng có gì là công bằng.
Cái mà Tống Tương Công hướng tới không phải là bất khả thi mà ở Châu Âu được gọi là "chiến tranh quy ước". Trong suốt thời kỳ trung cổ thì chiến tranh quy ước rất phổ biến ở Châu Âu vì hầu hết các vương triều đều có họ hàng với nhau và không ai muốn đánh nhau chí tử. Các nước mạnh chỉ muốn xưng bá và bắt các nước khác làm chư hầu cho mình để phục vụ khi có nhu cầu chiến tranh mà thôi.
Chiến tranh quy ước là thế này: Hai bên cử quân số bằng nhau, chỉ là một phần quân đội ví dụ 1 ngàn người mỗi bên, vũ khí như nhau, tác chiến ở một địa điểm chọn sẵn, nếu bên nào thắng thì được coi là nước đó thắng, nước kia thần phục làm chư hầu.
Hay đơn giản hơn và tốn ít chi phí hơn như thời cổ đại người ta cử mỗi bên một võ sỹ tốt nhất ra đấu, võ sỹ nào thắng thì nước đó thắng, nước kia làm chư hầu. Bằng cách này, chiến tranh xảy ra tốn chỉ 1 nhân mạng, hoặc cùng lắm là 2 nếu 1 chết 1 thương nặng nhưng vẫn được coi là "thắng" vì kịp hô lên "Victory" trước khi tắt thở!
Đại đội 9 (9th Company) bộ phim về chiến tranh của Nga
Đây gọi là chiến tranh quy ước. Sau này, khi vũ khí phát triển mạnh, nhất là từ thế chiến I thì xuất hiện hình thức chiến tranh tổng lực mỗi bên tìm cách triệt hạ đối phương bằng mọi giá. Ví dụ đội tàu U-Boat của Đức đánh chìm tất cả tàu Anh, đẩy nước Anh vào khủng hoảng kinh tế. Cuối cùng Đức lại bại trận vì kiệt quệ về kinh tế.
Bản chất của chiến tranh là bất công. Như người da trắng tới châu Mỹ lập thuộc địa và có vũ khí vượt trội ngươi da đỏ, hay các nước thực dân tới thế giới thứ 3 lập thuộc địa với vũ khí tân tiến còn các nước thứ 3 vẫn chỉ dùng giáo mác.
Sau này, các cuộc chiến tranh du kích cũng không cân bằng: Khi các nước đế quốc đưa quân tới nước nghèo, ví dụ Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, họ không biết kẻ thù là ai vì nước kia chỉ đánh du kích. Một phụ nữ, hay trẻ em cũng có thể giết đồng đội hay quăng lựu đạn vào họ. Họ hiếm khi đánh trận nào ra trò vì thường chỉ bị phục kích bất ngờ. Nhưng nếu bạn vì tức giận pháo kích vào làng họ thì bạn lập tức bị đưa tin là giết hại dân thường vô tội.
Các nước nghèo bao giờ cũng chọn lối chiến tranh du kích, đưa cả phụ nữ vào làm du kích và thường đánh lén khi bạn không phòng bị. Khi bạn vào làng lùng sục thì phụ nữ vẫn chỉ ngồi nhào bột, nhưng bạn vừa đi qua lập tức có lựu đạn quăng ra nổ làm các đồng đội của bạn chết sạch. Những người giết đồng đội của bạn không hề tuyên chiến cũng chẳng mặc quân phục. Bạn đánh nhau chẳng với ai cả, nhưng vẫn chết đều đều. Đến một ngày bạn chịu hết nổi và pháo kích cả làng, sau đó báo chí quốc tế tha hồ đăng tải về tội ác của bạn.
Vì họ là phụ nữ, không mặc quân phục, nên bạn không thể tấn công họ, nhưng họ có thể tấn công bạn. Vậy thì công bằng ở đâu? Vấn đề vẫn là chiến tranh, chẳng bao giờ có công bằng. Các nước nghèo vẫn dựa chiến thuật du lích và kháng chiến toàn dân, và họ vẫn tiếp tục nghèo sau đó.
Có một bộ phim rất thực tế đó là "Đại đội 9" của Nga nói về chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan, tên tiếng Anh là "9th Company", tên tiếng Nga là "9 Рота" (9 Rota). Mặc dù có hỏa lực vượt trội và chiến đấu anh dũng nhưng Liên Xô không sao thắng được cuộc chiến này và phải rút quân. Đại đội thứ 9 bị vây ráp ở một rặng núi và suýt bị tiêu diệt toàn bộ cho tới khi máy bay oanh tạc tới giải cứu, còn lại đúng một người duy nhất, được coi như giữ được cao điểm và "thắng lợi" nhưng rõ ràng, Liên Xô đã thua cả cuộc chiến. Vì làm sao thắng được chiến tranh du kích!
Sự nhân nghĩa trong chiến tranh
Các nước châu Âu thời trung cổ vẫn thực hiện được sự nhân nghĩa trong chiến tranh qua hình thức chiến tranh quy ước. Trong thời hiện đại, họ vẫn thỏa hiệp được hiệp định về đối xử với tù nhân, hay sự cho phép hội chữ thập đỏ. Ngoài ra, có một đặc điểm là họ không đưa phụ nữ vào chiến tranh và khi chiến tranh thì phải tuyên chiến và chỉ dùng binh lính mặc quân phục. Như thế tránh được thương vong cho dân thường không liên quan, đây cũng gọi là nhân đạo.Lịch sử của chiến tranh là lịch sử của văn minh
Chiến tranh là sự tàn khốc khủng khiếp và gây đau thương. Tuy nhiên, nhìn lại thì lịch sử chiến tranh chính là lịch sử của văn minh nhân loại. Người IQ cao hiểu điều này, người IQ thấp thì chỉ cầu nguyện hòa bình, nhưng họ lại dễ bị đẩy ra trận nhất. Vậy vì sao chiến tranh xảy ra?Phần lớn chiến tranh xảy ra là do mâu thuẫn không thể giải quyết bằng ngoại giao. Không ai muốn chiến tranh xảy ra nhưng khi con người tuyệt vọng trong cuộc sống thì sẽ phải có chiến tranh. Mâu thuẫn có thể chỉ là bản thân nội bộ của một nước, nhưng do tuyên truyền mà hướng tới kẻ thù chung là nước ngoài, cả hai nước đều hướng sự bất mãn ra bên ngoài nên có chiến tranh.
Hay đơn giản là thế này: Khi dân trí quá thấp và xã hội quá bất công, thì người ta có xu hướng bực dọc và dễ tức giận, lại thêm bị chủ nghĩa dân tộc cực đoan giật dây nên họ nghĩ là họ là nạn nhân của nước ngoài (thay vì chính phủ nước mình). Do đó, chiến tranh với nước kế bên là không thể tránh khỏi. Nhân dân hai nước đều ghét nhau tận xương tủy (một phần do bất mãn, một phần do tuyên truyền tức propaganda).
Vì sao dân trí thấp thì lại gây ra chiến tranh? Vì xã hội không đủ tài nguyên để sống nữa, do người dân nghèo, dân trí thấp, lười lao động hoặc không có phương tiện sản xuất để lao động do người giàu đầu cơ và trục lợi quá nhiều. Điều này dẫn tới sự điều chỉnh: Dân số phải giảm. Vì thế người dân đánh nhau, chém nhau, giết nhau để giảm dân số, nhiều cái chết lãng xẹt như tai nạn, hỏa hoạn, hay gây gổ đâm chém. Nhưng không thấm vào đâu so với dân số quá đông. Sớm hay muộn sự bất mãn cũng thành tâm lý đám đông muốn gây chiến với kẻ thù nào đó, thường là nước lân cận. Thông qua chiến tranh, một số lượng lớn thanh niên nghèo bị đẩy ra trận, hơn nửa chưa kịp khai hỏa đã được ăn pháo kích và ra đi.
Tức là hai bên bắn pháo cho tới khi một bên hết đạn, hay một bên hết sạch người và thua cuộc. Vậy công bằng ở đâu? Chỉ là hai bên bắn pháo nên bên nào nhiều pháo hơn và bắn tốt hơn thì thắng, chẳng liên quan gì tới anh dũng ở đây. Nước nghèo lại sẽ lạy lục Mỹ cấp cho vũ khí tốt hơn, chuyển bại thành thắng trong nháy mắt ^^ Hoặc hai bên cứ nhì nhằng bắn nhau rồi lại đình chiến. Sau khi đã chết kha khá (chủ yếu là thanh niên nghèo chứ thanh niên giàu chắc chẳng chết mấy) thì quốc tế đứng ra dàn xếp, hai bên ngừng bắn lui binh, đạt được mục tiêu giảm dân số và IQ dân chúng tăng lên một chút.
Những người cầu nguyện hòa bình lại ít hòa bình nhất
Như nói ở trên, những người cầu nguyện hòa bình lại dễ phải ra trận chủ yếu để đối phương tốn đạn nhất. Càng khao khát hòa bình thì chiến tranh càng tìm tới. Vì sao? Vì họ không được giáo dục tốt và năng lực thấp. Vì thế, họ thường sống thiếu thốn, bị xã hội coi khinh, sự bất mãn càng cao và hay lo sợ. Vì họ dễ bị thao túng nhất nên thường bị nhồi vào đầu cái gọi là "lòng yêu nước" và thường được ra tuyến đầu nhanh nhất, lúc đối phương vẫn còn rất nhiều đạn pháo.Lỗi đâu phải của họ! Mà là do cha mẹ họ thôi, đẻ nhiều nhưng giáo dục được bao nhiêu theo trào lưu vứt cho xã hội lo ("trời sinh voi trời sinh cỏ lo gì") và không cung cấp giáo dục tốt và đúng đắn để có thể trở thành người có trí lực. Cầu nguyện nhiều thường là do trí lực thấp và thường bất lực trong đời sống xã hội.
Tác dụng của chiến tranh
Như đã nói ở trên, là để giảm dân số và thanh lọc dân số. Hãy tưởng tượng hai nước đều khủng hoảng kinh tế, bất công bất mãn tràn lan. Người dân hai nước này là yêu hòa bình nhất thế giới, vì họ khổ quá rồi. Trong nhà thì phải chịu sự bạo hành tinh thần của cha mẹ, đi học thì thầy cô là thánh thần, ra xã hội thì phải tôn sùng lãnh đạo. Khổ thế mà chiến tranh thì còn khổ thế nào.Nhưng chính vì thế mà sự bất mãn sẽ dồn hết cho "kẻ thù xấu xa". Rốt cuộc, sau chiến tranh, cả hai bên đều đạt mục đích. Hiếm có chiến tranh nào mà thắng lợi rõ ràng. Rồi ai cũng rút quân về nhà nấy sau khi bắn đi cơ số đạn pháo, tên lửa, chết một cơ số người.
Hay như thế chiến 2 xảy ra là mâu thuẫn cùng cực giữa đế quốc mới nổi là Đức và Nhật với các cựu đế quốc. Chiến tranh xảy ra là tất yếu và cả hai bên đều cố gắng phát triển mọi vũ khí - trừ vũ khí sinh học - giáng cho nhau những đòn chí mạng. Đức Quốc Xã còn định chế tạo bom V để san phẳng London. Nhờ thế chiến 2 mà thế giới chứng kiến sự thai đổi toàn diện về chiến tranh tổng lực khi quân đội các nước dùng đội hình xe tăng và máy bay để tác chiến trên một mặt trận rộng lớn.
Đức huy động tới 2 triệu quân triển khai trên hơn 1000 km, một quy mô chưa từng có trong lịch sử.
Rốt cuộc, ý nghĩa là gì? Gần như cả châu Âu bị lôi vào cuộc chiến, bị phá hủy, tốn hàng chục triệu nhân mạng.
Có thể nói thế này: Mọi thành quả chúng ta có ngày nay là nhờ thành tựu vượt bậc về khoa học kỹ thuật từ thế chế 2. Cách mạng công nghệ thông tin (IT), máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, thẻ nhớ, máy tính bảng, khoa học vũ trụ vv hầu hết mọi thành tựu trong vài chục năm của nhân loại là nhờ các phát minh sáng chế phục vụ cho chiến tranh.
Người Đức đã phát triển và tạo ra các vũ khí tối tân, sau chiến tranh, phần lớn các nhà khoa học của họ được Mỹ thu nhận, giúp cho nước Mỹ trở thành cường quốc cực thịnh. Phần tinh hoa của châu Âu cũng di cư tới Mỹ và biến Mỹ thành trung tâm văn hóa thế giới với biểu tượng là phim trường Hollywood nổi tiếng.
Các nước tiến hành chiến tranh vẫn là các nước giàu. Các nước bị chiến tranh, buộc phải đánh du kích vẫn nghèo.
Đây là luật nhân quả của chiến tranh. Lý do thật giản dị: Bạn phải có kỷ luật mới có thể chế tạo vũ khí và tiến hành chiến tranh quy mô lớn. Đức vẫn là cường quốc hàng đầu châu Âu, Anh, Pháp, những nước là thực dân trước đây, vẫn là cường quốc về kinh tế và khoa học.
Còn lại các nước thứ ba về cơ bản vẫn nghèo và ảo mộng về "lòng anh dũng, lòng yêu nước".
Để tác chiến ở lãnh thổ hải ngoại đòi hỏi bạn phải có kỷ luật và tinh thần chịu đựng cao, cũng như hoạt động phải khoa học và tư duy tốt. Không dễ để làm thực dân đến vậy, vì trước hết phải chế tạo được vũ khí, xây dựng nền kinh tế đủ phục vụ cho chiến tranh và phải triển khai quân đi xa cả ngàn dặm mà vẫn cung cấp đủ vũ khí, hậu cần. Điều này đòi hỏi kỷ luật quân đội. Đây là lý do mà các nước gây chiến thường vẫn tiếp tục giàu.
Vì thế, lịch sử chiến tranh là lịch sử của văn minh. Các nước bị gây chiến và sau đó đánh du kích thì thường lại chẳng kỷ luật mấy, thường chỉ tiêu thổ kháng chiến và tận dụng địa hình, dân số, tránh tối đa đánh trận chính quy mà chỉ chiến tranh tiêu hao. Sau chiến tranh họ vẫn nghèo.
Chiến tranh chẳng có luật nhân quả gì theo kiểu kẻ gây chiến ắt sẽ phải chịu quả báo cả. Đó chỉ là mong ước của những người yếu đuối và "yêu hòa bình".
Nếu bạn yêu hòa bình thật sự
Yêu hòa bình chỉ dành cho kẻ mạnh không dành cho kẻ yếu chỉ "cầu nguyện hòa bình". Muốn có hòa bình, phải xây dựng quân đội mạnh với vũ khí tối tân và phải có nền kinh tế mạnh để chi trả được cho quân đội và vũ khí như thế. Lịch sử đã chứng minh như vậy. Đây là chiến lược của Israel sau khi mua máy báy F35 của Mỹ:Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố: "Lịch sử đã dạy chúng tôi rằng chỉ có sức mạnh mới giúp ngăn chặn, đem lại hòa bình và sự tôn trọng. Mục tiêu của Israel là giành uy thế mọi mặt: trên không, trên biển, trên bộ và trong thế giới mạng."
Triết lý của người La Mã:
Si vis pacem, para bellum
Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh.
Vì đời là thế mà ^^
No comments:
Post a Comment