Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, January 12, 2017

Phân biệt highcarb, lowcarb, diet: Những hiểu nhầm về ăn chay

Saromalang đã có giới thiệu học cao học về dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật Bản. Ngoài ra, Saromalang cũng tư vấn học nghề senmon nấu ăn, làm bánh kẹo, những ngành học liên quan tới dinh dưỡng, thực phẩm tại Nhật Bản.

Vì sao dinh dưỡng lại quan trọng như vậy?
Vì dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống, quyết định tới:
1.Sức khỏe thể chất: Dinh dưỡng tốt giúp bạn khỏe mạnh và làm việc lâu dài, kể cả khi về già vẫn đủ sức theo đuổi lý tưởng (ví dụ ông Trump làm tổng thống Mỹ năm ... 70 tuổi).
2. Vẻ đẹp: Dinh dưỡng là nền tảng cốt lõi của vẻ đẹp con người. Muốn có mặt đẹp, dáng đẹp và da đẹp, bạn phải có nền tảng dinh dưỡng tốt và đủ chất. Có ai thiếu chất mà đẹp rạng ngời đâu?
3. Hạnh phúc: Hạnh phúc cần năng lượng. Muốn hạnh phúc lâu dài, bạn cũng vẫn cần dinh dưỡng tốt. Khi bạn ăn ngon và ăn no, bạn hạnh phúc, đơn giản là thế. Hạnh phúc đâu phải tìm ở nơi xa xôi mà chính từ bữa ăn hàng ngày mà thôi.
Để mọi người có dinh dưỡng tốt hơn, đẹp hơn và hạnh phúc hơn, Saromalang sẽ phân biệt về highcarb. lowcarb và diet trong bài viết này. Đây là hình ảnh trực quan để phân biệt:

Hình ảnh minh họa cho highcarb, lowcarb và diet

Chế độ ăn highcarb

Đây là chế độ ăn nhiều tinh bột, hichcarb = high carbohydrate, có nhiều trong gạo, ngũ côc, đặc biệt là gạo. Đây là chế độ ăn "tiết kiệm tiền" nhất vì không gì rẻ bằng gạo. Tuy nhiên, chế độ ăn này thường suy dinh dưỡng hoặc béo phí do nạp quá nhiều đường từ tinh bột. Người ăn highcarb lâu dài thường không phát triển cơ xương đầy đủ do thiếu chất đạm, bị béo phì (béo bụng) do nạp nhiều đường tinh bột, da lão hóa sớm, già sớm và buộc phải nghỉ hưu sớm do dễ kiệt sức.

Người ăn highcarb nhiều thường có thể hình nhỏ, thể lực và sức chịu đựng không tốt. Cũng có nhiều người hấp thu tinh bột tốt nên thể hình "phổng phao" nhưng lại lão hóa sớm, đặc biệt là da. Do đó, những nước nghèo ăn highcarb bạn thường gặp đàn ông, phụ nữ trung niên bị mập bụng và già sớm.

Người Nhật thời còn nghèo khó cũng ăn highcarb nhưng không tới mức như Việt Nam.

Chế độ ăn lowcarb

Đây là chế độ ăn nhiều đạm, tức là thịt, cá. Mặc dù cũng dễ bị béo phì do nạp nhiều đạm nhưng thể lực, thể hình người ăn lowcarb thường tốt hơn và làm việc khỏe hơn do phát triển cơ xương tốt và nhiều năng lượng. Chính phủ Nhật đã thúc đẩy việc chuyển từ highcarb sang lowcarb từ lâu và kết quả là người Nhật cao lên rất nhiều, thuộc diện cao nhất châu Á. So với người Nhật già thì thanh niên trẻ cải thiện chiều cao và thể lực rõ rệt. Những năm 60, người Nhật xách cặp tới gặp người miền nam (Sài Gòn) xin dạy cho họ đá bóng, ngày nay thì ngược lại: Đội tuyển Nhật đã lên hàng liệt cường về bóng đá ở châu Á, thậm chí có thể tham dự World Cup và đá ngang ngửa nhiều đội.

Thể thao Nhật cũng tiến bộ theo đà thăng tiến của chiều cao và thể lực. Sự dẻo dai của người Nhật là rất đáng kể mặc dù thể hình họ nhìn khá mảnh.

Ngày nay, người Nhật chỉ ăn một chén cơm nhỏ mỗi bữa ăn, còn lại là ăn thịt, cá. Người Nhật tiêu thụ rất nhiều thịt chất lượng cao mà điển hình là bò Nhật wagyu. Các bạn du học sinh ở Nhật cũng sẽ thấy là người Nhật ăn rất ít cơm, chẳng hiểu họ lấy năng lượng đâu mà hoạt động?

Rủi ro lớn nhất của chế độ ăn lowcarb có lẽ là bệnh béo phì do ăn nhiều đạm, bệnh gút, bệnh tim mạch (tắc nghẽn mạch máu, cholesterol cao, đột quỵ, vv).

Chế độ ăn diet (ăn chay) và hiểu nhầm chết người

Diet là chế độ ăn kiêng hay ăn chay. Nhiều người hiểu nhầm rằng "ăn chay" là dành cho người nghèo, kỳ thật là ngược lại. Nếu nghèo thì bạn ăn lowcarb, còn giàu mới ăn diet. Vì ăn diet không rẻ chút nào, đây là chế độ ăn tốn tiền nhất trong ba chế độ highcarb, lowcarb, diet.

Diet nghĩa là bạn ăn rau củ quả (trái cây) nhiều thay vì ăn thịt hay ăn tinh bột. Do đó, bạn phải ăn nhiều bữa. Ở các nước tư bản, rau củ quả còn đắt hơn cả thịt (vì thịt có thể nuôi nông trại công nghiệp còn rau củ quả thì cần nhân công và tốn thời gian nhiều hơn) nên không phải ai cũng đủ tiền để theo chế độ ăn này.

Ngay cả ở Việt Nam, người mẫu, ca sỹ, người giàu mới ăn diet để đảm bảo sức khỏe, chống béo phì và bệnh tim mạch. Muốn diet ở Việt Nam, bạn phải mua trái cây và rau củ quả xịn, chỉ cần ghé siêu thị là bạn sẽ thấy ví dụ mua táo, lê, vv đắt tới cỡ nào. Người thu nhập trung bình khó mà có thể ăn diet được.

Như vậy, diet không phải là "ăn chay" như nhiều người lầm tưởng. Ăn chay ở Việt Nam, nhất là vì lý do tôn giáo, thường là highcarb 100%, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe về lâu dài. Tất nhiên là tạm thời thì có thể tốt về tinh thần (với mục đích phòng bệnh, cầu duyên, ...) và tốt cho tài chính cá nhân nhưng nếu bạn muốn làm việc hiệu quả thì không thể ăn uống như thế lâu dài được.

Làm sao có chế độ ăn hợp lý?

Khi còn trẻ và nghèo thì bạn bắt buộc phải ăn nhiều cơm mới có sức học tập. Đây là chế độ ăn highcarb. Do đó, bạn cố gắng để có thể ăn nhiều thịt cá hơn để có nhiều năng lượng hơn. Ngoài ra, sức trẻ sẽ giúp bạn có thể ăn ít mà vẫn học được.

Khi đã đi làm, bạn bắt buộc phải chuyển sang ăn lowcarb (ăn thịt nhiều) mới có đủ năng lượng mà cạnh tranh với tư bản, có thể làm việc nhiều giờ mà không mệt, không vì đói hay sốt ruột mà về sớm. Để ăn lowcarb thì sẽ tốn kém hơn highcarb (xem Sinh hoạt phí tại thành phố lớn VN) nên quan trọng là khi còn trẻ bạn phải dồn sức học hành để có kỹ năng cao. Đây là lý do mà thời trẻ - dù đói và ăn highcarb - bạn phải bằng mọi giá học thành tài.

Khi đã bắt đầu có sự nghiệp (tuổi 30+ ~) thì bạn nên chuyển dần qua ăn diet, ví lúc này thể lực bạn bắt đầu suy giảm và dễ mắc chứng béo phì do ngồi văn phòng nhiều. Nếu bạn không đủ tài chính ăn diet 100% thì bạn có thể chuyển đổi từ từ. Vì chi phí cho ăn uống và sinh hoạt sẽ tăng theo thời gian nên bạn bắt buộc phải duy trì học tập để có năng lực cao hơn và kiếm nhiều tiền hơn. Đây là lý do mà bạn phải học tập liên tục, dù đã có sự nghiệp hay đã thành công.

Chúc bạn tới năm 70 tuổi vẫn đủ sức hoạt động và thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình. Như tổng thống Trump.
- Mark -

No comments:

Post a Comment