Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, January 1, 2017

TTP - Ảo mộng sau cuối của người Nhật

Vì sao TTP lại là Ảo Mộng Cuối Cùng (Final Fantasy) của người Nhật, sau Abenomics?

Final Fantasy 13

Abenomics đã được coi là đi đến hồi kết và TTP là cái phao cứu sinh của nước Nhật trong thời gian tới, cho tới khi bị Trump sổ toẹt. Mục đích của Nhật khi tham gia TTP có thể tóm tắt lại thành hai mục đích:

1. Tăng xuất khẩu để phục hồi kinh tế
2. Kiềm chế China, đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất của Nhật

Trong TTP thì chia ra các nước giàu như Nhật, Mỹ, Úc, vv và các nước nghèo còn lại. Đây là hợp tác cùng có lợi, nhìn từ quan điểm kinh tế vĩ mô (macro economy) mà nói thì đều tốt cho các nước tham gia (có thị trường là có tăng trưởng) và hơn nữa còn đạt thêm mục đích: Kiềm chế được China, tiến xa hơn, buộc kinh tế China bất ổn, hạ cánh cứng. Đây là biện pháp cuối cùng để "thoát China" và không chỉ là Ảo Mộng Sau Cuối của Nhật Bản mà còn là Ảo Mộng Sau Cuối của nhiều nước, kể cả nước nghèo:

Mỹ muốn thoát khỏi sản phẩm giá rẻ của China, trong đó, chịu ảnh hưởng của việc "phá giá đồng tiền" như Trump đã nêu.
Các nước nghèo muốn thoát khỏi nhập siêu hàng giá rẻ từ China, nâng cao sự độc lập tự chủ về kinh tế (tránh bị thương lái China o ép chẳng hạn).

China không chỉ là đối thủ địa chính trị của Japan, mà còn vừa là "bạn" vừa là kẻ bắt nạt các nước nghèo, nhỏ, yếu. Nên thông qua TTP, các nước có thể kiềm chế hàng China và bớt phụ thuộc hơn.

Do đó, không ngạc nhiên khi chính quyền Abe sốt sắng với TTP như vậy. Bằng cách thiết lập TTP thì tất cả cùng có lợi:

Nhật sẽ thuê nhân công, khai thác tài nguyên giá rẻ ở nước thứ ba làm hàng xuất khẩu đi thế giới.
Mỹ cũng làm tương tự, nhưng do kinh tế phát triển nhất nên sẽ nhập hàng giá rẻ không phải của China, thông qua đó sẽ tiếp tục chính sách mua phiếu của dân da màu.
Các nước nghèo giải quyết được tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động do các nước giàu lập nhà máy thuê nhân công.

Vấn đề của các nước nghèo không phải là nợ quốc gia, vì đất nước càng nợ thì thuế càng tăng, dân càng nghèo, nên càng xuất khẩu lao động kiếm ngoại tệ mang về, ngoại tệ đó sẽ được mua lại với giá rẻ để trả nợ. Càng nợ càng đi lao động nhiều càng nhiều ngoại tệ, đúng kiểu mô hình các nước như Cuba, nên nợ quốc gia không ngại lắm. Chỉ có điều là không thể đi hết nên thất nghiệp nhiều, dẫn tới trị an, nội an kém làm đau đầu chính phủ nước nghèo. Bằng cách mở cửa, xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước giàu sẽ vào khai thác nhân công nên giải quyết được vấn đề việc làm. Như đã nói, nếu lương công nhân 500 USD thì cử nhân thất nghiệp cũng sẽ làm công nhân. Vấn đề giải quyết cái rụp, thiên hạ lại thái bình, vì với 500 USD là đủ báo hiếu cha mẹ lúc về già rồi - chẳng phải mục tiêu lớn nhất của đời người ở các nước nghèo hay sao?

Ai sẽ có lợi nhất?

Bạn phải biết ai lợi nhất bằng trực giác. Đó chính là ... Nhật Bản. Vì họ tỏ ra sốt sắng nhất. Và chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn hiểu một chút về kinh tế Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có năng lực sản xuất cao, tuy nhiên, do đồng yen giá quá cao (do đó mục tiêu chính của Abenomics là phá giá đồng yen) nên không xuất khẩu được, vì không cạnh tranh được với hàng China hay Hàn Quốc. Điện thoại Sony dù tốt cũng không thể rẻ hơn Samsung hay Xiaomi được.

Bằng cách lập ra TTP, loại bỏ hàng rào thuế quan, Nhật Bản có thể tăng xuất khẩu để vực dậy nền kinh tế trì trệ. Nhưng ngay cả thế, Nhật là nước có lợi nhất vì họ sẽ sản xuất hàng ở nước nghèo và xuất thẳng sang Mỹ, làm sống lại "thời thanh niên sôi nổi" những năm 60, 70: Hàng điện tử và xe hơi Nhật làm mưa làm gió ở Bắc Mỹ, thanh niên Mỹ ai cũng đeo Walkman ngoài phố.

Sợi dây quan trọng nối kết các nước chính là loại bỏ China ra ngoài để kiềm chế sự trỗi dậy của China. Bằng cách thống nhất vào một khối kinh tế, xóa bỏ hàng rào thuế quan, hàng China sẽ mất dần chỗ đứng, China sẽ không xuất khẩu được và trở nên bất ổn khi nền kinh tế hạ cánh.

Ảo Mộng Sau Cuối (Final Fantasy)

Về ý tưởng thì không có gì sai, bất kỳ một khối kinh tế hợp nhất nào cũng tạo ra vô vàn cơ hội, khi thương mại tăng lên thì kinh tế sẽ được cải thiện. Các chuyên gia kinh tế đã tính toán hết về mặt kinh tế và vì thế chính phủ các nước rất hồ hởi với kế liên hoành TTP.

Nhưng, vấn đề là gì?

Trước hết nói về nước Mỹ của Đỗ Nam Trung (Trump): Vì sao ông Trump sổ toẹt kế liên hoành TTP?
Vì đây sẽ là đòn đánh nặng nề vào giai cấp trung lưu và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Mỹ. Những ông như ông O thì không quan tâm, miễn là tăng welfare, mua phiếu bầu. Nhưng ông Trump là người lao động ở Mỹ, không phải là tầng lớp elite trí thức (tinh hoa, trí thức) như đảng Dân chủ và ông ấy nhìn ra ngay vấn đề từ quan điểm kinh tế.

Đó là hàng Nhật sẽ tràn ngập Mỹ, hàng Nhật này sản xuất ở Đông Nam Á với giá rẻ bất ngờ (thường là nhất thế giới) và xuất thẳng vào Mỹ mà không gặp hàng rào thuế quan nào. TTP sẽ giúp Nhật giàu lên nhờ xuất khẩu và xóa sổ tầng lớp trung lưu Mỹ - nhân tố chính giúp ông Trump thắng cử.

Đây chính là vấn đề mà trung lưu Mỹ đã gặp suốt vài thập kỷ: Bị bần cùng hóa, mất hết công việc làm ăn vào tay China, India, và phải nai lưng ra làm để trả nợ cho các chính phủ thối nát của Mỹ luôn vung tay quá trán và "tiêu tiền người khác" (other people money).

Vì sao trung lưu Mỹ bất mãn và vô vọng?
Hãy tưởng tượng một người đàn ông da trắng: Anh ta làm việc tới hói đầu, bụng phệ, ngày làm 12 - 14 tiếng để trả đủ loại hóa đơn, học phí cho vợ, con. Anh ta không có thời gian kêu ca vì anh ta được dạy về danh dự của người đàn ông là phải đi làm nuôi vợ nuôi con một cuộc sống đàng hoàng. Anh ta không có thời gian đọc báo NYT, CNN, ... để xem đám phóng viên, trí thức chê bai ông Trump ra sao.

Trong lúc đó, con cái anh ta cảm thấy cuộc sống của anh ta không đáng sống, anh ta cố gắng không đủ, thua xa các triệu phú, tỷ phú mới nổi, cảm thấy chán nản về tương lai và chỉ chờ có thế, dân Nam Trung Mỹ tìm cách bán cỏ và ma túy cho chúng.

Hãy xem các anh da màu sướng ra sao: Ngồi nhà ăn welfare và đi làm chui. Vì sao? Vì anh da màu không được dạy về danh dự của người đàn ông phải đứng mũi chịu sào cho cả gia đình, cũng chẳng quan tâm việc trả học phí để giáo dục con cái đàng hoàng. Sau này con cái sẽ báo hiếu cho anh, nên anh chẳng cần cố, chỉ cần cố làm sao bầu cho đảng Dân chủ để ăn welfare và ngồi phè phỡn nhìn các anh da trắng "ngu ngốc" nai lưng ra làm việc mà thôi.

Bằng cách đó, tầng lớp trung lưu Mỹ nai lưng ra làm cho tới ngày đột quỵ để nuôi sống một số lượng lớn dân da màu ăn welfare và làm nail chui không đóng thuế, những người này lại lôi thêm một đống vợ cả vợ bé từ nước mẹ qua để làm tương tự.

Dù là đảng Dân chủ, hay đảng Cộng hòa, thì cũng đều phục vụ tư bản để có thể toàn cầu hóa hơn nữa và kiếm lợi nhuận nhiều hơn nữa bởi vì: Mọi chuyện đã có giai cấp trung lưu Mỹ gánh. Mọi khoản nợ của nước Mỹ là do trung lưu gánh, mọi cơ hội là tư bản hưởng, rất trái với tư tưởng "nền chính trị của dân, do dân và vì dân" của Abraham Lincohn.

Tầng lớp trung lưu Nhật

TTP có vẻ là ảo mộng ngọt ngào đối với Nhật Bản, nhưng có thật sự là mọi người Nhật đều hưởng lợi không? Theo tôi, dù là đảng nào cầm quyền ở Nhật thì cũng chỉ phục vụ tư bản, tài phiệt mà thôi.

Khi vào TTP thì việc này sẽ xảy ra:

Nhật xây công xưởng ở nước thứ ba làm hàng xuất khẩu, vì thế cải thiện thu nhập xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, đồng thời với phá giá tiền yen thì người Nhật mất thêm việc làm, nghèo đi và có thể rơi vào vòng đói nghèo. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm đi và do đó, lại làm chính phủ bị thất thu. Vậy thì, làm thế nào để vừa đẹp chỉ số kinh tế, vừa tăng xuất khẩu?

Vẫn là một nhân vật cũ: Tầng lớp trung lưu Nhật Bản làm công ăn lương tức là các sarariiman ("salary man"). Tầng lớp này sẽ bị bóc lột hơn nữa để gánh vác cho cả nước Nhật.

Đó là lý do mà trung lưu Nhật làm việc quần quật từ sáng sớm tới nửa đêm, về nhà vào chuyến tàu cuối, không bao giờ gặp con, để trả hóa đơn cho vợ con. Vì người Nhật cũng coi trọng danh dự của đàn ông là phải nuôi sống gia đình cũng như người da trắng. (Còn dân tộc nghèo thì ngược lại, đổ mọi trách nhiệm lên phụ nữ còn đàn ông chỉ đi nhậu để chứng tỏ nam tính. Thỉnh thoảng đánh vợ quát con để thiết lập trật tự truyền thống.)

Với việc tham gia TTP, người Nhật sẽ mất thêm càng nhiều việc làm, và việc tăng xuất khẩu đòi hỏi giá thành rẻ để cạnh tranh với Hàn, China nên tiền yen bị phá giá hơn. Do đó, người Nhật lao động sẽ nghèo đi. Để có thể trả hóa đơn, họ sẽ phải ... tăng số giờ làm.

Mọi tội lỗi đổ lên đầu trung lưu Nhật.

Họ bị tố ... lười biếng, làm việc không hiệu quả. Vì họ đang làm từ 7 giờ sáng tới khoảng 10 - 11 giờ tối. Như thế là quá lười và thiếu hiệu quả?! Ít ra, họ bị tố là làm việc không hiệu quả, dẫn tới không cạnh tranh được với hàng China, Hàn.

Nhưng đó là sai lầm. Vì khi bạn làm việc như thế thì không bao giờ còn hiệu quả nữa. Theo tôi, người Nhật là kỷ luật và được giáo dục tốt nhất châu Á. Nhưng họ phải làm việc quá nhiều, để giúp cho tư bản Nhật làm giàu, gánh vác cả nước Nhật nợ nần và chi tiêu vô trách nhiệm trên vai.

Những năm 1990, khi bong bóng bất động sản nổ, chính phủ Nhật đã không cho các doanh nghiệp lớn phá sản để giữ tài sản cho tài phiệt, dẫn tới người dân mất hết tiền gửi tiết kiệm (chỉ được trả lại rất ít), người dân mất niềm tin vào chính phủ và kinh tế trì trệ tới ngày nay.

Và mọi trách nhiệm đó đều đổ lên tầng lớp trung lưu Nhật nên đa phần đều làm việc nhiều giờ, quá sức, kiệt sức dẫn tới trầm cảm, tự sát, chết vì làm việc quá sức.

Bằng cách tham gia TTP, quá trình này sẽ được gia tốc thêm để người Nhật có thể tiếp tục chịu đựng. Ngay cả người nước ngoài ở Nhật (là bạn chứ ai!) cũng không hiểu rõ vì sao phải làm tới 11 giờ đêm mà vẫn không xong việc. Và năng suất thấp dần đi, rồi lại bị la mắng, và vì năng suất thấp nên lại phải tăng số giờ làm, rơi vào vòng luẩn quẩn. Tóm lại là không hạnh phúc - dù vẫn có thể kiếm vài chục lá/tháng. Vì sao? Chẳng ai hiểu. Trừ khi bạn nhìn được toàn bộ bức tranh kinh tế vĩ mô để thấy rằng:

Bạn đang làm phông nền cho tư bản làm giàu nhờ toàn cầu hóa (globalization).

Vinh quang thuộc về bạn (lao động là vinh quang?!), lợi nhuận thuộc về tư bản. Đừng nghĩ chỉ trung lưu Nhật là nạn nhân của toàn cầu hóa như trung lưu Mỹ, mà bạn cũng vậy.

Ảo mộng sau cuối của nước nghèo

Nước nghèo thì do quá nghèo cứ như thể họ luôn có lợi: Cô dâu lấy chồng ngoài, được tạo công ăn việc làm để báo hiếu cha mẹ, .... Được khai thác tài nguyên là lao động giá rẻ, thậm chí được phái cử sang Nhật làm việc kiếm lương cao mang về mua nhà. Nghe rất tuyệt vời, hơn đứt việc học đại học xong ra thất nghiệp hoặc lương thấp hơn công nhân chứ!

Nhưng theo tôi, cái gì cũng có giá của nó. Nước nghèo là nạn nhân cay đắng nhất của toàn cầu hóa. Chính xác là dân nước nghèo thôi, chứ một số ít thì sẽ rất giàu nhờ toàn cầu hóa (buôn bán tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người).

Tức là, vẫn chỉ tầng lớp tư bản elite mới trở nên cực giàu, tỷ phú đô la dễ như đi chợ. Ngược lại, người lao động sẽ bị mắc kẹt vĩnh viễn trong bẫy thu nhập trung bình (ví dụ 1000 USD). Chính bạn sẽ làm việc cho người Nhật và tư bản trong nước, để dùng tiền đó mua chính hàng Nhật sản xuất trong nước và quay vòng như thế từ đời bạn tới đời con, rồi đời cháu. Rốt cuộc, bạn càng đẻ sớm quay vòng đời nhanh thì tư bản càng có lợi.

Nếu bạn là người lao động, dù bạn có năng lực, hay thông minh, .... thì rốt cuộc bạn sẽ thấy mình cứ miệt mài làm việc để kiếm lương 2 ngàn - 4 ngàn $ để trả hóa đơn hàng tháng, nhưng càng ngày càng làm việc nhiều hơn, trở thành bánh răng trong guồng máy không bao giờ dừng nữa. Rồi bạn thành người Nhật! Một ngày, bạn cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, quyết định uống cà phê buổi sáng ở nhà, thì vợ bạn nói:
- Đừng ngớ ngẩn thế, xách cặp đi làm ngay đi.
Con bạn sẽ nói:
- Lương bố cao thế sướng thế mà còn kêu. Năm sau con còn lên đại học cần 10 ngàn/năm đấy bố ạ.

Và bạn lại xách cặp đi làm. Đấy là bạn "có năng lực", mà càng có năng lực càng dễ trầm cảm. Tới một ngày, bạn phát hiện mình không còn hứng thú với bất kỳ việc gì, làm sai liên tục, bị sếp gọi lên la mắng. Bạn đã bị trầm cảm, như người Nhật. Ai bảo bệnh trầm cảm không lây nào? ^^

Thế còn người nghèo ở nước nghèo thì sao? Làm việc mút mùa trong các nhà máy, đồn điền, để nuôi sống cả gia đình ở quê - khi nông nghiệp đã phá sản do làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, không đảm bảo chất lượng và không cạnh tranh được với hàng nông nghiệp sản xuất công nghiệp của tư bản nước ngoài. Thậm chí, còn không có thời gian tìm hiểu lập gia đình. Nếu có, do không đủ tiền trả học phí trường xịn thì con cái lại học trường công, lại đi làm công nhân. Làm thế khoảng ba đời thì lại đấu tranh chính trị và lịch sử lặp lại (history always repeats itself).

Nếu không du học học trường hàng đầu, bạn sẽ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, hoặc trung bình thấp, và phải "cảm thấy hạnh phúc" với việc đó. Khi nào thì bạn mới hiểu rõ chủ nghĩa tư bản đây?

Con đường nào đúng?

Người Nhật đang bế tắc. Họ đang thiếu một người như ông Trump, vừa là lao động, vừa là tỷ phú, không phục vụ tầng lớp tinh hoa mà phục vụ đất nước, có tinh thần ái quốc và theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tích cực theo đuổi chủ nghĩa cô lập để bảo vệ việc làm cho nhân dân, bảo vệ nền văn hóa khỏi bị thoái hóa do vấn đề di dân.

Với tất cả mọi người thì điều mà bạn cần làm chính là học cho kỹ "các bài học lịch sử" và chủ nghĩa tư bản cũng như cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Hãy đọc trang web này vì tôi sẽ còn phân tích nhiều về kinh tế, cũng như lịch sử về kinh tế.

Mọi người không học lịch sử, cũng không học kinh tế vĩ mô, nên dù có cố gắng tới đâu cũng vẫn chỉ là nạn nhân của thời đại mà thôi. Nhớ kỹ câu này nhé:

Mục đích cuối cùng của mọi quá trình kinh tế của chủ nghĩa tư bản là giá trị thặng dư.

Hơn nữa, đó là điều tốt. Nhưng hãy đảm bảo là nó chảy vào túi bạn khi bạn làm việc, vì nếu không, bạn chỉ là nô lệ mà thôi. Và biết đâu, bạn sẽ thành nô lệ của toàn cầu hóa, "thế giới phẳng". Lúc đó thì bạn không có thời gian mà nghĩ đâu, vì ngày nào cũng bận làm việc tới ép tim. Lúc không bận làm việc, thì lại bận lo nghĩ về việc làm việc tới ép tim. Không trầm cảm là may đấy.
- Mark -

2 comments:

  1. Mục đích cuối cùng của mọi quá trình kinh tế của chủ nghĩa tư bản là giá trị thặng dư.
    Vậy mục đích cuối cùng của mọi quá trình kinh tế của chủ nghĩa xã hội là gì?

    ReplyDelete
  2. Hi cộng đồng các anh, chị
    Hiện tại em đang cần tuyển 1 bạn expat người Nhật làm việc tại Đà Nẵng
    Thời gian: 2- 3 tháng hoặc 1 năm
    (Hoặc thời gian lâu dài hơn)
    Công ty có hỗ trợ ăn ở và chi phí điện thoại
    Phù hợp với các bạn trẻ là Du học sinh
    Lĩnh vực: Hospitality
    Email: da.nguyen@cocobay.vn
    Hotline: 098 121 6979
    Bên em sẽ trả phí cao cho các Anh/Chị giới thiệu thành công job
    Để biết thêm chi tiết, anh, chị vui lòng liên lạc qua email hoặc Hotline
    Xin cảm ơn!

    こんにちは兄弟コミュニティ、妹
    私は現在、ダナンで働く日本人外国人を探しています
    時間:2〜3ヶ月または1年
    (またはより長い時間)
    同社には宿泊施設と電話によるサポートがあります
    若者が留学生に適しています。
    カテゴリー:ホスピタリティ
    メールアドレス:da.nguyen@cocobay.vn
    ホットライン:098 121 6979
    あなたは仕事の成功のために高い手数料を支払うでしょう
    詳細については、電子メールまたはホットラインでお問い合わせください
    ありがとう!

    ReplyDelete