Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, October 31, 2018

Vì sao nên thôi đính kèm email?

Đính kèm email (email attachment) đã có thời là biện pháp hữu hiệu để gửi tài liệu, CV, resume vv. Nhưng thời đại đó qua rồi. Bây giờ mà dùng đính kèm email thì hiệu quả thấp và tính bảo mật kém, người nhận cũng không vui vẻ mấy.

Lý do nên từ bỏ đính kèm email:
  • Tốn thời gian: Luôn phải đính kèm lại một file ví dụ CV xin việc
  • Tốn dung lượng hòm mail người gửi và người nhận: Nhất là nếu dùng email công ty có quota
  • Quản lý khó: Khó mà tìm lại email cũ để lấy file đính kèm
  • Tính bảo mật thấp: File đính kèm lưu lại trên server gửi và nhận mãi mãi nên lộ email là có thể rò rỉ
  • Nếu gửi nhầm file: Phải yêu cầu đối phương xóa đi rất phiền phức, gây nhầm lẫn

Có một đống lý do, mà tệ nhất là gửi nhầm. Thay vì gửi lý lịch xin việc thì gửi nhầm ảnh thân mật với người yêu, hoặc gửi xong phát hiện lỗi, thế là lộ tẩy hoặc phải gửi lại. Biết bao nhiêu thứ rắc rối cần THẬN TRỌNG và tốn não khi đính kèm email.

Thay vì email, hãy dùng Cloud

Dùng điện toán đám mây, ví dụ DropBox. Lợi thế:

  • Chỉ cần kéo thả file lên cloud nên không tốn thời gian và tốn não
  • Không tốn dung lượng mail server của người nhận và người gửi
  • Dễ quản lý: Chỉ cần login vào cloud
  • Tính bảo mật cao: Bạn tắt chia sẻ (sharing) hoặc chỉ chia sẻ đường link bí mật
  • Nếu gửi nhầm: Chỉ cần xóa file cũ tải file mới lên (không bị lưu file sai trên server)

Tất nhiên là bạn có thể dùng Google Drive gắn kèm với Gmail nhưng tôi không khuyến khích và bản thân tôi không dùng. Vì tính bảo mật không tốt lắm, nếu lộ email là lộ Cloud. Ngoài ra, do dùng nhiều tài khoản Gmail nên thực chất là khó đăng nhập đúng được nên tôi không dùng.

Tôi chỉ dùng dịch vụ ngoài.

Bạn có thể tải phần mềm DropBox desktop để tự động đồng bộ thư mục trên máy và Cloud.

Hiện nay, nếu đăng ký DropBox bạn sẽ có 2GB bộ nhớ trên Cloud để lưu trữ. Bạn có thể tăng dung lượng tới 16GB nếu giới thiệu bạn bè dùng DropBox.
Upgrade your account
Upgrade to Dropbox Plus to get lots more space
1 TB
Try Dropbox Business free for 30 days
Get more space for your entire team
3 TB
or more
Refer friends to Dropbox
Spread the love to your friends, family, and coworkers
16 GB
500 MB per friend
Get started with Dropbox
Take a tour of the basics of Dropbox
250 MB
Follow Dropbox on Twitter
Stay up to date with the latest Dropbox tweets
125 MB
Hoặc trả tiền nhưng tôi thích dùng miễn phí hơn. Đây là đường link giới thiệu của tôi, mà nếu bạn đăng ký qua đây thì tôi sẽ có thêm 500MB dung lượng:

Đăng ký DropBox qua lời mời của iSea: https://db.tt/tjsLVXwW60 <= HERE

Tất nhiên là nếu bạn thích đăng ký trực tiếp thì đăng ký tại dropbox.com.

Để xem cách tăng dung lượng Dropbox: https://www.dropbox.com/getspace

Với các bạn du học sinh tại Nhật

Hãy dùng email khi xin học lên cao, xin việc làm thêm, xin việc làm vv. Chỉ cần làm một bản resume, để lên Cloud, lấy liên kết chia sẻ (là liên kết bí mật chỉ những người có liên kết mới xem được) và gửi liên kết này đi.

Các bạn học lên cao học cần liên lạc giáo viên cũng nên gửi resume qua Cloud. Như thế, sẽ gây cảm tình tốt hơn và dễ được nhận hơn.

Bạn càng có cách làm việc (workstyle) hiện đại thì mọi người càng thích và càng đánh giá cao bạn.

Hơn nữa, bạn sẽ nhận thấy là THAY ĐỔI NHỎ giúp bạn tiết kiệm vô vàn thời gian, trí óc và công sứ quản lý.

Muốn theo kịp thời đại thì phải biết tận dụng Cloud.
Hãy đăng ký DropBox ngay và luôn nhé.
Mark

Thursday, October 25, 2018

Tự thưởng - con đường diệt vong của "phi làn"

Tự thưởng (self reward) có thể làm bạn phá sản nhất là khi bạn không nắm rõ định luật phi làn. Tất nhiên là thường sau khi làm một công việc vất vả, mọi người sẽ muốn tự thưởng cho bản thân. Thật vô nghĩa nếu làm việc vất vả xong lại tiếp tục sống cuộc sống thiếu thốn khổ cực. Vậy thì đi làm để làm gì, và nếu không tự thưởng thì còn gì động lực mà đi làm?

Vì thế mọi người thường ở trong vòng lặp này:

Làm việc vất vả => Tự thưởng => Nghèo đi => Làm việc vất vả => ....

Nhưng riêng "phi làn", người tự kinh doanh (self business) thì không thể tự thưởng được, đó là con đường diệt vong. Bởi vì, thường phi làn không kiếm được nhiều tiền như họ nghĩ, tức là không hiểu rõ định luật freelancer.

Phi làn hay người kinh doanh nhỏ lẻ thường chỉ kiếm được tương đương 1/3 số tiền mà họ kiếm được. Ví dụ, họ làm xong dự án vất vả kiếm được 3000 đồng, thì thực chất họ chỉ kiếm được 1000 đồng. Nếu tự thưởng trong vòng 1000 đồng này thì không sao, nhưng thường thì mọi người tự thưởng tương xứng với sự mệt mỏi, tức là tương ứng với 3000 đồng. Đây là lý do mà phi làn rất dễ phá sản vì thu nhập tưởng cao (3000) nhưng thực ra là thấp (1000).

Vì phi làn thường tự thưởng quá tay, nên rốt cuộc là thường xuyên lỗ và không tích lũy được, thậm chí phá sản về tiền bạc và lối sống phi làn phá sản.

Người đi làm công ăn lương (sararyman = leeman = "lý man") thì không sao, vì họ nhận lương hàng tháng từ công ty. Trừ khi họ nợ thẻ tín dụng, khi hết tiền thì họ sẽ ngừng chi tiêu nên họ không phá sản. Vì họ có công ty để nương tựa. Vì thế mới gọi họ là "lý man": Người ca điệu lý về cuộc đời đi làm! ^o^

Không, vì lý do trên, bạn không thể tự thưởng nếu là phi làn! Hãy sống lối sống thoải mái và ổn định. Tôi không bao giờ tự thưởng, dù kiếm được nhiều, hay kiếm được ít. Tôi chỉ sống lối sống thoải mái ví dụ như cà phé và có một khoản tiền lãng phí hàng tháng.

Tôi dùng phần mềm quản lý việc chi tiêu nên dù sống thoải mái tôi cũng ít khi chi tiêu quá tay. Hơn nữa, tôi vẫn có thể đi du lịch một cách thường xuyên chứ không phải tự thưởng.

Từ nay đến cuối đời tôi vẫn tiếp tục lối sống này: Không tự thưởng cho bản thân. Vì tôi cũng không xứng đáng để được thưởng.

"Tự thưởng" bằng vật chất - âm mưu chết người của chủ nghĩa tư bản

Từ việc tự thưởng nhìn về cuộc đời

Wednesday, October 24, 2018

Phá sản

“Trước khi phá sản, tôi nghĩ rằng tiền bạc không quan trọng.
Sau khi phá sản tôi mới nhận ra rằng, tiền bạc quả thật không quan trọng.”
- Ngạn ngữ nhân loại cổ -

Vâng, tôi đã phá sản. Khi bạn đã phá sản, cho dù bạn có bạc trắng tóc chỉ sau một đêm để nghĩ ra hàng ngàn nguyên nhân vì sao bạn phá sản đi chăng nữa, thì phỏng còn có ích gì? Phá sản là phá sản, thế thôi.


Có lẽ tôi là kẻ đần nhất VN năm 201x. Thế cũng chẳng sao, không liên quan gì mấy. Tôi chán đến mức tự sa thải bản thân khỏi mọi việc và chẳng biết làm gì khác ngoài chăm chó và dẫn chó đi dạo. Không còn nhiều ký ức lắm, nhưng quả thật có những ngày bạn bước ra khỏi nhà, túm bất kỳ một ai, kể cả bà lao công vừa bị chó của dân cư táp, thì bạn đều thu về được một người hạnh phúc hơn bạn.
Phá sản có nghĩa là mọi thứ bạn làm thật ra đều dở hơi (bullshit) mà trong đa số trường hợp, bạn không làm thì tốt hơn là bạn làm.

Vậy phản ứng thông thường của mọi người khi phá sản là gì? Có thể là giận dữ, tiếc nuối, chối bỏ thực tại vv hay tìm tới ai đó để an ủi, có thể là về với gia đình và ca bài ca “gia đình là nhất, là nơi mở rộng vòng tay đón ta về mỗi khi ta vấp ngã” nhưng tin thế này nhé: TUYỆT ĐỐI ĐỪNG LÀM NHƯ THẾ!

Nếu bạn vấp ngã hay thất bại, tìm về gia đình sẽ giúp bạn:
- Đánh mất sự tôn trọng của họ với bạn từ trong sâu thẳm tâm hồn
- Đánh mất sự tự tin vào bản thân, mà con người là gì nếu không có sự tự tin?

Nếu bạn đã phá sản, gia đình giúp ích được gì?

Phá sản cũng là một phần của cuộc đời, giống như thất tình, đổ vỡ, sinh li tử biệt, tôi trải qua đầy. Tôi không bao giờ tin mình sẽ phá sản nhưng thực tế là như thế. Bởi một lẽ cơ bản: Cuộc đời hiếm khi chiều theo lòng người. Hoặc sống dằn vặt trong phức cảm tự ti, hoặc tương lai huy hoàng chưa từng thấy.

Tôi còn chẳng thèm tâm sự với ai vì tôi nghĩ là phá sản cũng bình thường thôi. Nhưng mà sau đó mới lắm chuyện hay. Thật sự, phá sản là một trong những trải nghiệm tốt nhất trong cuộc đời. Phá sản không phải là kẻ thù của bạn, mà là một người bạn, người bạn này vô cùng thẳng thắn nói ra những khuyết điểm của bạn một cách không giấu diếm và nói cho bạn một sự thật giản dị: Bạn đã phá sản rồi, đừng làm những gì bạn vẫn làm nữa.

Tôi đã giác ngộ ra nhiều điều. Nhưng quan trọng nhất thì có lẽ là đừng cố tìm ra nguyên nhân vì sao đã phá sản. Cũng như khi tình yêu tan vỡ, bạn có tìm ra hàng ngàn, hàng vạn nguyên nhân thì cũng chỉ đến thế mà thôi, phỏng còn có ích gì nữa. Về lâu dài, sau khi đã vượt qua cơn “bạo bệnh” thì cũng có lẽ là bạn nên tìm nguyên nhân, nhưng đến lúc đó thì chẳng phải mọi chuyện đã rõ như ban ngày rồi hay sao?

Dù bạn không tìm nguyên nhân thì từ trong tâm khảm bạn vẫn hiểu được nó một cách sâu sắc, vì nó đã thành một phần con người bạn.

Thật ra thì tôi cũng có suy nghĩ qua loa một hồi và liệt kê ra một số nguyên nhân sau, mà sau này tôi mới nhận ra chỉ là những thứ nhảm nhí của một đầu óc nhảm nhí. Tôi vẫn còn ghi trong note của điện thoại như là một bài học về sự nhảm nhí:

Tuesday, October 23, 2018

Người Nhật lười như thế nào?

"Lười" không hẳn là tính xấu. Người lười thường thành công vì họ lười những việc không cần thiết và chăm những việc cần thiết. Có lười mới có thời gian mà chăm việc khác.

Tôi lười và tôi rất hiểu người Nhật: Họ lười chảy thây ra ý. Vì thế, người Nhật sáng tạo ra nhiều thứ, mà chủ yếu là công cụ để lười.

Tôi lười nhưng lại khá chăm viết bài, vì viết bài như là tập thể dục cho đầu óc thôi. Để có thời gian viết bài thì phải tương đối lười việc khác.

Số là trưa nay tôi vừa ăn spaghetti tự làm ở nhà xong. Nó đây:

Spaghetti + sauce của người Nhật

Tính chất lười thể hiện ở chỗ: Chỉ cần đun sôi nước luộc spaghetti lên, sau đó hâm nóng túi sauce là được. Nhưng cái hay là cả spaghetti và túi sauce đều là của người Nhật chế ra. Có gì khác với người châu Âu và người Thổ Nhĩ Kỳ?

Họ lười.

Spaghetti châu Âu: Bạn đun sôi nước, tự ước lượng lượng cần ăn rồi cho dầu oliu và nồi nước và luộc lên.
Spaghetti Nhật Bản: Bó thành từng bó 100g cho một người ăn, luộc không cần dầu oliu.

Còn túi sauce sẵn thì người Nhật cho mix có cả thịt còn châu Âu thường chỉ sốt cà chua.

Cái hay chính là thế, bạn không cần phải mở hộp mà chỉ cần hâm nóng và xé túi, không phải bảo quản lâu, và đặc biệt không phải rửa nồi dầu mỡ.

Bạn nào du học ở Nhật lâu thì sẽ nhận thấy, Nhật Bản chính là thiên đường của lười biếng. Đây mới là văn hóa thật sự của người Nhật. Ở Nhật, bạn có thể làm được rất nhiều việc trong một ngày nhờ tận dụng các dụng cụ lười.

Từ đó, có thể tập trung học tập, trải nghiệm và làm phong phú tâm hồn.

Vì sao mọi người tưởng người Nhật chăm?


Monday, October 22, 2018

Hậu khổ

Vì sao xuất lao không kiếm được nhiều tiền như mọi người tưởng?

Tôi có làm "lý man" một thời gian. Vất vả thật, đúng như dự kiến. Cũng không có gì để nói, nhưng cái hay là bài học nhận ra sau thời gian vất vả đó. Tôi làm "lý man" vất vả hơn cả "lý man" thường vì tôi còn làm cả thứ bảy, chủ nhật nữa.

Sau thời gian vất vả đó, đầu óc tôi rơi vào trạng thái trống rỗng. Tôi cảm thấy mệt mỏi muốn đứt hơi và cảm thấy sự trống trải trong tâm hồn. Tôi chợt nhận ra là, khi con người đang vất vả mà chuyển trạng thái sang không vất vả thì sẽ gây ra đổ vỡ. Như thể bạn chuyển vai quá nhanh và không thích ứng nữa. Không khéo còn trầm cảm cũng nên.

Như vậy, một người đang vất vả, mà đột nhiên đổi cuộc sống sang nhàn nhã, thư thái, chưa chắc họ đã chịu nổi, vì cảm giác trống rỗng bên trong.

Vì thế, người vất vả sẽ tiếp tục vất vả, ngược lại, người thư thái sẽ tiếp tục thư thái. Đây là lý do mà mọi người tiếp tục làm việc quần quật, chưa chắc đã phải vì tiền mà vì lối sống đã như thế rồi, khi thay đổi, nhất là từ "khổ" (hardship) sang "sướng" (easiness) thì sẽ cảm thấy trống rỗng, vì có quá nhiều thời gian rảnh.

Tất nhiên là điều này thì tôi cũng đã cảm nhận bằng trực giác từ lâu rồi. Vì cứ xong một công việc lớn, là tôi lại rơi vào cảm giác trống rỗng. Có lẽ, tôi không phải là người lao động chân chính.

Tôi là người "không lao động" chân chính. Tôi không thật sự lao động, vì lao động làm tôi cảm giác mình đạo đức giả, không sống thật với bản thân, và quan trọng hơn là cảm giác trống rỗng sẽ lập tức xâm chiếm tâm hồn sau khi làm xong việc.

Nô lệ không sống tự do cũng là vì lý do, tự do là một gánh nặng với người đã quen khổ cực. Chỉ có người tự do mới sống tự do thông qua tâm hồn bay bổng và đầu óc mơ mộng.

Bạn nên làm người tự do ngay từ đầu. Vì nếu bạn quen vất vả, hay tệ hại hơn là bạn tự hào vì mình vất vả, bạn sẽ luôn vất vả như trâu như ngựa vậy.

Ngay cả khi du học, hay bước vào trường đời, thì rõ ràng chúng ta đều phải làm gì đó để kiếm sống. Nhưng chúng ta chỉ làm ở mức chấp nhận được thôi. Không nên lao vào con đường khổ cực. Chúng ta chỉ làm để có thể sống thoải mái mà không cần làm nhiều.

Đó là xây dựng hệ thống, tự động hóa, quy trình hóa bằng sự sáng tạo, bằng tâm hồn và đầu óc.

Nếu đã khổ thì khổ từ đầu chí cuối vẫn tốt hơn.

Đó là lý do mọi người tiếp tục con đường của mình. Nếu bạn chuyển trạng thái thì sẽ dẫn tới đổ vỡ trong tâm hồn không biết chừng. Lúc đấy còn khổ hơn cả khổ nữa, có thể là sự trống rỗng, hay trầm cảm.

Nên quan trọng là chọn lối sống phù hợp thể chất của bản thân. Lối sống của tôi phải là stress-free (không căng thẳng), nếu không tôi sẽ trầm cảm sớm.

Bạn cũng có thể lựa chọn. Hiệu quả tiền bạc không phụ thuộc hình thái lối sống, phong cách làm việc mà phụ thuộc vào toán học và đầu óc mà thôi.

Tôi vẫn có thể đi làm "lý man" trong thời gian ngắn hạn được.

Làm "phi làn" phi xe giao hàng cũng có thể kiếm ngang xuất lao

Bài toán kinh tế xuất lao

Phương pháp tiết kiệm tiền 2019

"Người không biết lãng phí sẽ không thể tiết kiệm tiền"
- Ngạn ngữ nhân loại cổ -

Vì sao phải tiết kiệm tiền?

Không phải để làm giàu, tiết kiệm tiền để làm giàu thường hủy hoại sự thư thái trong cuộc đời. Tiết kiệm tiền là để đề phòng chiến tranh, thất nghiệp, sa thải, bệnh tật, vv rất nhiều biến cố bất ngờ xảy ra mà nếu có tiền tiết kiệm thì bạn sẽ sống khỏe với phẩm cách cao còn nếu xảy ra biến cố mà không có tiền tiết kiệm thì sẽ bị đời đạp xuống bùn.

Vì thế: TIỀN TIẾT KIỆM = PHẨM CÁCH + SỰ THƯ THÁI

Ngay cả khi về già, một người già có phẩm cách có tiền dưỡng già, một người già không có phẩm cách thì sống dựa dẫm, hai cuộc đời sẽ khác nhau. Ngay từ khi còn trẻ, các bạn phải tiết kiệm, đầu tư vv để có tiền dưỡng già.

Để tiết kiệm tiền thì trước hết bạn phải kiếm được tiền đã. Đây là mức để các bạn đã đi làm 5 ~ 6 năm kinh nghiệm phấn đấu:

Các bạn nữ ở VN: Tăng lương từ 10 triệu lên 20 triệu
Các bạn nữ ở Nhật Bản: Tăng lương lên 30 vạn/tháng (tính thu nhập trung bình)

Lý do: Từ năm thứ 4 bạn bắt đầu thua lỗ và mức thu nhập để kết hôn. Có lẽ bạn cần thương lượng lại mức lương hoặc xin việc mới với mức lương tăng gấp đôi. Bạn không cần, và không có nghĩa vụ trung thành với công ty, hãy trung thành với kỹ năng của bạn thôi.

Công việc lương cao thì đầy, vì thế bạn nên mạnh dạn đi xin việc và trang bị các kỹ năng cần thiết. Khi lương bạn cao, bạn có thể đi du lịch, trải nghiệm, đầu tư cho bản thân, nên lại càng dễ tăng lương hơn. Nói không với công việc cực nhọc lương thấp cũng là cách đóng góp cho xã hội, và sẽ được thưởng bằng ... lương cao.

Tóm lại, hãy tự tăng tiền lương của bạn thân đều đặn mỗi năm.

Phương pháp tiết kiệm tiền 2019

Tôi dùng phần mềm quản lý chi tiêu (kakeibo) là ứng dụng trên điện thoại. Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn cần thấy được các khoản chi tiêu của mình theo từng mục. Từ đó, bạn sẽ cải thiện được từ mục một và tiết kiệm tiền.

Muốn tiết kiệm tiền, bạn phải sống thoải mái. Nếu bạn sống kham khổ thì sẽ thường không tiết kiệm được tiền về lâu dài (ví dụ bệnh tật, mua nhà để ... xả stress vv).


Phương pháp cụ thể:

Thursday, October 18, 2018

Gót chân

Gót chân (tiếng Nhật là かかと kakato) vì sao lại quan trọng? Và vì sao người Nhật khá quan tâm gót chân?

Vì nhìn gót chân là bạn biết được chất lượng cuộc sống của một người, đoán được người đó có vất vả không. Vì thế, đi ra ngoài đường quan sát gót chân của mọi người cũng khá hay.

Người Nhật rất quan tâm chăm sóc gót chân là vì thế, và vì ở Nhật mọi người hay "soi" gót chân của nhau.

Gót chân đẹp nghĩa là dinh dưỡng tốt và chất lượng sống tốt.

Gót chân xấu nghĩa là dinh dưỡng kém và chất lượng sống tốt.

Mà ở Nhật, người ta sẽ không tin người có sức khỏe không tốt. Vì sức khỏe không tốt nghĩa là quản lý sức khỏe không tốt, nghĩa là không đáng tin.

Ngoài ra, về cuộc đời mà nói, chơi với người dinh dưỡng kém sẽ gặp rắc rối. Vì những người có cuộc sống không tốt sẽ thường tự nạn nhân hóa bản thân, hoặc có phức cảm tự ti và phát triển lòng ghen tị, thù ghét xã hội.

Nếu bạn không phải người có chất lượng cuộc sống thấp, hay thù ghét xã hội, thì bạn không nên chơi với những người có chất lượng cuộc sống thấp, nếu không nhất định có ngày sẽ gặp rắc rối.

Nhưng để ý đến gót chân người khác mà quên gót chân của mình thì khác nào đám thầy bói:

"Thầy bói xem số cho người,
Số thầy thì để cho ruồi nó bu"

Bạn có thể tự phán đoán chất lượng cuộc sống bằng gót chân của bản thân. Từ đó mà thay đổi lối sống cho phù hợp và thay đổi cách làm việc cho phù hợp, không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn tăng thêm nhiều bạn bè nhờ dinh dưỡng tốt.

Vì sao nên đi giày?

Để tránh bị soi chân. Như vậy, mọi người không biết tình trạng sức khỏe của bạn thế nào. Đặc biệt là gót chân thì càng phải dấu nhẹm đi.

Bạn nào sống ở Nhật thì coi chừng bị soi gót chân nhé. Bên đấy nhiều "hentai" lắm!
Mark

Tuesday, October 16, 2018

Công thức tính tiền lương N1 và freelancer

Vì sao N1 là 13 triệu? Muốn sống mức sống 1000 $ thì làm freelancer phải kiếm bao nhiêu một ngày?

Nếu bạn không thích đi làm công ty, không thích sống trong tập thể thì bạn làm freelance (tạm gọi là "phi làn"). Hoặc bạn phải chăm sóc người thân không thể đi làm ban ngày giờ hành chính thì bạn làm phi làn (tức là thay vì đi làn chính thì phi qua làn khác để đi). Có nhiều lý do để phi làn. Bạn muốn tự do thời gian hơn cũng phi làn. Như thế, bạn cũng có thể thiết kế lối sống phi làn (freelance lifestyle) phù hợp với thể chất của bạn.

Nói tóm lại thì nếu bạn không đi làm công ăn lương (tiếng Nhật gọi là sararyman hay gọi tắt là "leeman" hay "lì man"), thì bạn "phi làn". Chẳng có gì đúng hay sai cả. Nếu không thích phi làn, cũng không thích "lì man" thì bạn khởi sự kinh doanh, nhưng coi chừng phá sản thì lại ăn cám. Dù sao thì "phi làn" là lối sống hay, nếu khéo thì đạt được tự do, trước khi bạn tìm được một mặt hàng, một dịch vụ và bán ra toàn cầu, để có thể "nhất kiếm định thiên hạ".

"Phi làn". Không thích làn này thì phi qua làn khác.
Không có đường thì đi cho thành đường.

Tôi không làm leeman vì không có thời gian. Nếu làm, tôi chỉ làm "phi làn" thôi. Tôi bận lắm, chẳng biết mình bận cụ thể điều gì, chắc là viết bài ở đây và chém gió nhảm. Nếu mấy năm nữa, mà không nghĩ ra sản phẩm hay dịch vụ bán ra toàn cầu, thì chắc sẽ nấu cám ăn mỗi ngày cho ngon.

Vì sao N1 là 13 triệu?

Đây là cộng tất cả các khoản, kể cả tiền phụ cấp N1 rồi, và sợ là chưa trừ thuế. Vì 13 triệu sẽ thuê được người N1.

Hiện nay, giá thuê thông dịch (tầm N1) là 150 ~ 180 USD/ngày ở các công ty dịch thuật. Tức là, người đi dịch (N1) sẽ nhận được tầm 75 ~ 90 USD cho một ngày đi làm.

Tôi tính là 85 USD đi cho dễ. Thế thì nếu đi làm 20 ngày như người bình thường, thì người "phi làn" N1 sẽ kiếm được 85 x 20 =  1700 USD, thức là kiếm được 40 triệu đồng/tháng.

Nhưng ... "phi làn" không phải người đi làm. Không phải lúc nào cũng có việc. Nếu tính ra như thế và nghĩ là "ổn" thì sẽ sớm phá sản, bởi vì không hiểu rõ quy luật "phi làn".

Đây là ĐỊNH LUẬT FREELANCER:

Monday, October 15, 2018

Du học kỳ mùa xuân và mùa thu 2019 khóa tiếng Nhật tập trung tại đại học Sophia [non-degree]

Đây là khóa học tiếng Nhật và văn hóa Nhật tập trung không lấy bằng (Non-Degree Course) dành cho du học sinh của đại học Sophia.

Bạn có thể học tại đây khóa nửa năm hay 1 năm với học phí phải chăng. Trường sẽ xin visa du học cho bạn trong trường hợp bạn yêu cầu. Bạn có thể ở ký túc xá của trường. Khi bạn đỗ hồ sơ của trường thì trường hướng dẫn bạn tự liên hệ đăng ký ký túc xá. Trường có 5 ~ 6  ký túc xá.

Ví dụ, ký túc xá Soshigaya giá là 42,000 JPY/tháng, rất sạch đẹp.
>>Xem thông tin về ký túc xá Soshigaya

Tất nhiên, trong thời gian học nếu bạn có chí hướng học lên cao thì phải tự mình đăng ký và đi thi (đại học, cao học, học nghề vv). Sau khi có trường nhận thì bạn có thể gia hạn hồ sơ.

Sophia University (上智大学)

Các khóa học Non-degree ở đại học Sophia

English Track
Comparative Culture (Art History / Visual Culture, Literature, Religion-Philosophy)
International Business and Economics
Social Studies (Anthropology-Sociology, History, Political Science)
Japanese Studies
Japanese Language Regular Program
Applicants must prove their English proficiency by taking the TOEFL or the IELTS (Academic). TOEFL ITP is not acceptable.
=> Để tham gian English Track, bạn phải thi TOEFL hoặc IELTS và gửi kết quả tới trường.

Japanese Intensive Track: Dành cho các bạn có N5 trở lên
This track is for students who would like to take Japanese Language Intensive Program (JLIP). JLIP is an intensive course for those who study Japanese as a foreign language. In the JLIP, classes meet for three hours a day (9:00 to 12:35) from Monday through Friday. English is occasionally used for instruction when necessary. There are four levels, and the lowest level is for students who have reached a level N5 in Japanese Language Proficiency Test(日本語能力試験)or equivalent.
All students who plan to take JLIP must take a language placement test before course registration, and will be assigned to a level on the basis of the results of the placement test.

Japanese Intensive Track B (日本語集中講座 B)
Dành cho các bạn có tiếng Nhật N3 trở lên >>Xem thông tin khóa tiếng Nhật tập trung B

Lộ trình 2 học kỳ của khóa Japanese Intensive Track B tại đại học Sophia

Danh sách môn học khóa Japanese Intensive Track B:
総合日本語1、2、3 (Tiếng Nhật tổng hợp 1, 2, 3)
ビジネス日本語1、2 (Tiếng Nhật thương mại 1, 2)
アカデミック日本語1-1/1-2 (Tiếng Nhật hàn lâm 1-1/1-2)
インターンシップのためのビジネス日本語 (Tiếng Nhật thương mại cho thực tập)
和文英訳 (Dịch Nhật - Anh)
留学生のための日本経済入門 (Nhập môn kinh tế Nhật Bản cho du học sinh)
開放科目 (Các môn học mở)

Lưu ý về hồ sơ
Để tham gia các khóa học này:
- Bạn phải viết bài luận khoảng 2 trang A4 (tiếng Nhật/tiếng Anh tùy khóa)
- Xin được thư giới thiệu của 2 giáo viên trường bạn đang học hoặc đã tốt nghiệp

Lịch đăng ký du học

Spring 2019
Online Application October 17 to November 7, 2018, 23:59 (JST)
Materials Receipt Deadline November 14, 2018
Notice of Results December 5, 2018, 10:00 am (JST)
Matriculation Fee Deadline January 15, 2019

Kỳ mùa xuân 2019:
Nộp hồ sơ online từ 17 tháng 10 tới 7 tháng 11, 2018
Hạn nộp hồ sơ giấy: 14 tháng 11, 2018
Thông báo kết quả: 5 tháng 12, 2018

Autumn 2019
Online Application March 20 to April 10, 2019, 23:59 (JST)
Materials Receipt Deadline April 17, 2019
Notice of Results May 22, 2019, 10:00 am (JST)
Matriculation Fee Deadline June 24, 2019

Kỳ mùa thu 2019:
Nộp hồ sơ online từ 20 tháng 3 tới 10 tháng 4, 2019
Hạn nộp hồ sơ giấy: 17 tháng 4, 2019 
Thông báo kết quả: 22 tháng 5, 2019

Đăng ký qua iSea: Trang đăng ký (có tính phí hồ sơ)
Hoặc bạn có thể làm trực tiếp hồ sơ với trường.

(C) iSea Saromalang

Sunday, October 14, 2018

Ứng dụng cải thiện tâm trạng và mức độ hạnh phúc

Thế nào là một người tốt? Đó là người hạnh phúc.
Thể nào là một người con tốt và có hiếu? Đó là một người con sống hạnh phúc.

Cuộc sống rất tàn nhẫn với những người không hạnh phúc. Nếu con bạn không quan tâm tới cha mẹ mấy nhưng thông minh sáng láng thì vẫn tốt hơn nhiều là có con không thông minh hay mặt mũi không sáng láng. Vì nhân loại chỉ "trông mặt mà bắt hình dong", nếu mặt bạn dễ nhìn thì họ sẽ tôn trọng bạn ngay từ đầu.

Hạnh phúc không phải là "quyền lợi", mà đúng ra là "nghĩa vụ", để tránh làm phiền người khác và có thể sống thư thái.

Bạn càng ít làm phiền người khác, bạn càng thư thái. Nếu bạn vì đau khổ mà phải tham gia hội tôn giáo, chứ chưa nói tới hội tà giáo, thì nhiều khả năng vẫn chỉ là che giấu vấn đề bằng cách bí mật so sánh với những người đau khổ hơn.

Vì còn ai đau khổ hơn những người tham gia hội tôn giáo nữa. Ở đây tôi loại trừ tôn giáo tốt, tức là kèm theo đó là văn hóa không tư lợi, đó là cộng đồng văn hóa và được học giáo lý đàng hoàng.

Tôn giáo không bao giờ đem lại hạnh phúc cho ai, chỉ có bản thân mới giúp bạn hạnh phúc mà thôi. Tôn giáo chỉ là cộng đồng học tập các bài học luân lý, mà tôi thì lại không cần, vì tôi được giáo dục tốt từ nhỏ. Nhưng tôi cũng tham khảo rất nhiều giáo lý của các tôn giáo và thường giải thích dễ hiểu cho mọi người. Tôi dư sức trở thành nhà thuyết giáo giỏi nhưng đấy không phải là lý tưởng của tôi vì tôi là "đại ác nhân", không phải "đại thánh nhân".

Ngày nào tôi chả nuôi dưỡng tâm hồn bạo lực!

Cách cải thiện tâm trạng và mức độ hạnh phúc

Wednesday, October 10, 2018

Vì sao bạn không thể về đúng giờ ở công ty Nhật?

Thường thì công ty Nhật sẽ làm từ 9AM - 6PM, hoặc 8AM-5PM (nếu họ ở VN). Nhưng bạn sẽ khó mà về giờ này mà thường là muộn hơn, có khi 9PM-10PM mới về. Còn ở Nhật về lúc 9-10PM là thường, về chuyến tàu cuối (lúc 0AM-1AM) không phải là chuyện hiếm.

Vì sao mà phải khổ như vậy, sao tất cả không cùng cố gắng làm cho xong để về vào lúc 6PM và tất cả đều vui vẻ?

Có lẽ chỉ có bạn (người VN) vui vẻ thôi, chứ người Nhật họ về muộn họ mới vui. Thật sự vui đấy. Đây là điều mà nhiều bạn người VN làm ở công ty Nhật không hiểu nổi. Vì các bạn không hiểu văn hóa Nhật thôi.

Điều này như kiểu người VN ở Mỹ nghĩ là người già Mỹ khổ lắm, bị con cái cho vào viện dưỡng lão. Họ nghĩ là người già VN được ở với con cái sẽ sướng hơn.

Chỉ đơn giản là do họ không hiểu và tự suy diễn ra thế thôi. Người già vui hay không không phải do họ ở viện dưỡng lão hay ở với con cái. Họ vui hay không là do cuộc đời họ đã sống thế nào, học được điều gì và trở thành con người thế nào. Chẳng liên quan gì tới viện dưỡng lão.

Mà vào viện dưỡng lão tốn kém rất nhiều, không phải ai cũng vào được. Nên không nên "suy bụng ta ra bụng người" nhất là toàn suy sai.

Câu trả lời đúng về việc người Nhật không về đúng giờ là vì: Về muộn họ cảm thấy vui hơn.

Nghe thì có vẻ ngang trái nhưng suy nghĩ kỹ thì lại hợp lý. Người VN thì chân phương, dễ đoán, nên cuối cùng thì lại sống cuộc sống cơ cực bất hợp lý.

Chứ nếu người Nhật mà "chăm chỉ" như bạn nhìn thấy, thì họ già yếu từ lâu rồi. Nhưng cơ bản là họ trẻ hơn người VN và càng già họ càng trẻ hơn người VN. Người Nhật 70 tuổi vẫn bôn ba thế giới, 80 vẫn tự lập, 90 vẫn ra vườn hái rau làm nông. Tấm gương như thế đầy ở Nhật.

Sẽ lại có những người "không ai mượn nhưng vẫn khóc mướn" cho xem. Vì sao già mà không ngồi một đống hưởng sự chăm sóc phụng dưỡng từ con cháu? Vì đối với người Nhật, làm phiền người khác, đặc biệt là con cái là điều đau khổ nhất.

Đơn giản là bạn không hiểu người Nhật nghĩ gì nhưng lại làm trong công ty Nhật, nên sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối, nếu không muốn nói là rắc rối to.

終電 Last train = Chuyến tàu cuối

Người VN bị nôn nóng về thời gian, người Nhật thì không

Sunday, October 7, 2018

Sinh hoạt phí du học sinh Nhật Bản 2019 và mẹo tiết kiệm tiền

CHI PHÍ SINH HOẠT VÀ MẸO TIẾT KIỆM TIỀN NHẬT BẢN 2018

Nguồn: JASSO

Giá cả một số hàng hóa thiết yếu tại Nhật Bản (tham khảo 2018)
Mặt hàng
JPY
USD
Mặt hàng
JPY
USD
Gạo (5 kg)
2,086
18
Cola (500 mL)
96
1
Bánh mỳ (1 kg)
436
4
Hamburger
175
2
Sữa (1 lít)
225
2
Xăng (1 lít)
124
1
Trứng (10 quả)
246
2
Giấy vệ sinh (12 cuộn)
281
3
Táo (1 kg)
561
5
Vé xem phim
1,800
16
Bắp cải (1 kg)
363
3
Taxi (4 km)
1,450
13
*Nguồn: Thông tin tổng hợp Cục thống kê chính phủ Nhật Bản
政府統計の総合窓口(e-Stat): https://www.e-stat.go.jp/

Việc trả tiền tại Nhật
Chủ yếu là tiền mặt, ít hơn là thẻ tín dụng. Séc hầu như không được sử dụng trong thanh toán hàng ngày.
Xem hình tiền xu và tiền giấy Nhật: http://y.saromalang.com/life/guide/coin-money

Sinh hoạt phí trung bình của du học sinh tư phí (điều tra của JASSO 2015)
Vùng
Cả nước
Hokkaido
Tohoku
Kanto
Chubu
Kinki
Shikoku
Chugoku
Kyushu
JPY
82,000
80,000
71,000
87,000
77,000
81,000
65,000
68,000
66,000
USD
719
702
623
763
675
711
570
596
579
*Nguồn: “Điều tra tình hình sinh hoạt của du học sinh tư phí người nước ngoài năm 2015” (JASSO)
** Ghi chú: Tokyo (vùng Kanto), Osaka (vùng Kinki), Nagoya (vùng Chubu), Fukuoka (vùng Kyushuu)
Xem bản đồ Nhật Bản: https://sea.saromalang.com/p/japanmap.html

Chi tiết các khoản chi tiêu trong một tháng (không gồm học phí) của du học sinh
Tính trung bình cả nước:
Mục
JPY
USD
Tiền ăn
25,000
219
Tiền ở (tiền nhà)
31,000
272
Tiền điện và nhiên liệu (nước, ga)
7,000
61
Bảo hiểm, chi phí y tế
2,000
18
Sở thích cá nhân, giải trí
6,000
53
Tiêu vặt
7,000
61
Đi lại (giao thông)
4,000
35
Tổng cộng
82,000
719

Mức sinh hoạt tiết kiệm và siêu tiết kiệm (đơn vị JPY)
Đây chỉ nói về khả năng, không phải là khuyến nghị. Không nên sống thiếu thốn, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập mà nên tìm những biện pháp rẻ hơn hoặc miễn phí.
Tiền nhà thì có thể thuê chung để tiết kiệm. Tiền bảo hiểm vv sẽ tăng tương ứng với thu nhập làm thêm. Đây là hai khoản mà bạn không thể cắt giảm mỗi tháng được.

Mục
Trung bình du học sinh toàn Nhật
Mức tiết kiệm
Siêu tiết kiệm
Tiền ăn
25,000
15,000
10,000
Tiền ở (tiền nhà)
31,000
31,000
31,000
Tiền điện và nhiên liệu (nước, ga)
7,000
3,500
3,000
Bảo hiểm, chi phí y tế
2,000
2,000
2,000
Sở thích cá nhân, giải trí
6,000
3,000
2,000
Tiêu vặt
7,000
3,500
2,000
Đi lại (giao thông)
4,000
2,000
1,000
Tổng cộng
82,000
60,000
51,000

Một số biện pháp siêu tiết kiệm