Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, March 30, 2017

Chiến lược định cư Nhật Bản và tâm lý dân định cư, sự an toàn của dân định cư

Tại Saromalang Overseas thì tôi có tư vấn cho các bạn các dạng visa ở Nhật trong đó có cả visa định cư. Tuy nhiên, không chính thức có visa định cư mà thường là visa định trú (cư trú ổn định lâu dài), visa kết hôn với người Nhật, visa dân tị nạn vv.

"Người nhập cư rất dễ bị phức cảm tự ti dân nhập cư (immigrant complex).
Du học sinh thì không bị phức cảm này (cho tới khi họ định cư)."
- Mark -

Câu hỏi là: Làm sao định cư ở Nhật Bản mà vẫn sống hạnh phúc?

Dân nhập cư rất dễ mắc phải phức cảm tự ti của dân nhập cư (immigrant complex, từ này là do tôi chế ra vì tôi là chuyên gia về phân tâm học, nhất là các dạng phức cảm tự ti). Vì sao dân nhập cư tới lúc nào đó thường chống đối xã hội, ví dụ dân hồi ở châu Âu? Thậm chí tới thế hệ thứ 2, thứ 3, sinh trưởng hoàn toàn ở châu Âu vẫn tham gia các tổ chức cực đoan chống lại đất nước của họ?

Theo tôi đằng sau đó là phức cảm tự ti của dân nhập cư, nằm trong tiềm thức mỗi người. Dân nhập cư thì khó mà hạnh phúc vì đằng sau đó là sự không hòa nhập, bất thích ứng (不適応=FUTEKIOU). Sự bất thích ứng lớn dần theo năm tháng và trở thành "uẩn ức" 葛藤 (KATTOU, uẩn ức, sự day dứt). Vì bạn không sinh trưởng và đươc giáo dục theo kiểu Nhật, mà chỉ nhập cư vào Nhật khi đã trưởng thành, nên bạn không bao giờ có cách suy nghĩ (gọi là MINDSET) của người Nhật: Bạn không chia sẻ thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan với họ. Chưa kể sự xung đột văn hóa, dân tộc, nhất là với những người dân tộc chủ nghĩa.

Tôi hiểu mindset của người Nhật nhưng không bao giờ thích ứng. Vì mindset của tôi lại là của Mỹ, thêm vào đó một chút của Nhật, thậm chí China, một ít của VN.

Tóm lại theo năm tháng bạn sẽ bị lẫn lộn không hiểu ID (identity) của mình, rốt cuộc bạn là người VN, hay chỉ là dân nhập cư, hay là người Japanese-alike, hay thậm chí là người Nhật? Vấn đề là với người Nhật bạn vẫn là người ngoài, gọi là 外人 (gaijin, ngoại nhân).

Vì bạn luôn bị bài trừ khỏi khái niệm "người Nhật" nên bạn không bao giờ có identity của người Nhật. Bạn cũng bị mất dần identity của "người Việt", tóm lại là bị mất bản ngã. Từ đó sinh ra uẩn ức bên trong tâm lý, tâm trạng bạn lên xuống theo số năm ở Nhật. Nếu cố thích ứng thì cũng chỉ là "cố gắng", vì bạn sẽ mất cả đời chỉ để thích ứng, đến đời con mới học được mindset của người Nhật, đến đời cháu mới có thể thật sự hòa nhập xã hội Nhật mà không bị "phức cảm nhập cư" CHỈ NẾU bỏ hẳn mindset, văn hóa, cộng đồng người Việt. Vì nếu sống kiểu quận Cam xứ Mỹ thì bạn vẫn bị mindsed, văn hóa người Việt, khó mà có thể hòa nhập được.

Và vì không có mindset của người Nhật, bạn không biết được điều gì, khi nào là an toàn và không an toàn ở Nhật. Cuộc sống của bạn luôn bấp bênh vì bạn không được truyền dạy kiến thức cần thiết để sống an toàn ở Nhật. Bạn không đề phòng, cảnh giác với người Nhật đúng mức, không hiểu được hiểm họa ở Nhật, không hiểu mặt trái của xã hội Nhật. Bạn không hiểu về các dạng biến thái tại Nhật, nên không đề phòng, dẫn tới họa thiệt thân hoặc những tai họa bất ngờ. Những điều này, người Nhật đã được học từ cha mẹ của họ.

"Định cư Nhật Bản dễ dàng không hậu quả?"

Vậy làm sao để định cư Nhật Bản mà vẫn hạnh phúc?

Wednesday, March 29, 2017

Du học Nhật Bản bằng tiếng Anh: Chương trình Global 30 (G30)

☑Không cần năng lực tiếng Nhật
☑Học bằng tiếng Anh
☑Đại học danh tiếng, nhiều bậc học: đại học, thạc sỹ, tiến sỹ
☑Dự án của Bộ giáo dục Nhật Bản (MEXT)

Saromalang tư vấn chương trình du học Nhật Bản bằng tiếng Anh
G30 × Saromalang. Global 30 Project. >>HP (MEXT)


Giới thiệu chương trình du học Nhật Bản bằng tiếng Anh của chính phủ Nhật
G30 Project
Tổng 392 courses / 235 ngành / 69 chương trình học bổng

Tên chương trình là “Global 30” Project, gọi tắt là G30. Đây là chương trình nhằm thu hút du học sinh xuất sắc sang Nhật du học – những người chưa có năng lực tiếng Nhật hay gặp khó khăn trong việc học tiếng Nhật.
Lợi thế: Bạn không cần tiếng Nhật để du học Nhật Bản mà chỉ cần tiếng Anh và vượt qua xét tuyển đầu vào của trường đại học mà bạn đăng ký.
Ngoài ra, các đại học tham gia G30 đều là các đại học danh tiếng, đại học lớn hàng đầu tại Nhật Bản.
>>Trang thông tin G30

Ưu điểm
1. Không yêu cầu năng lực Nhật ngữ ở thời điểm nhập học
2. Thi đầu vào ngay tại nước của bạn
3. Có chương trình dạy tiếng và văn hóa Nhật Bản khi bạn đã nhập học
4. Hỗ trợ sinh viên quốc tế tối đa

Các lĩnh vực có thể học tập, nghiên cứu khi du học
Medicine, Dentistry and Pharmacy
Environmental Studies
Business Studies including MBA
Life Science
Engineering
Social Sciences
Agriculture
Information and Communication Technology
Liberal Arts
Energy
Others / Science
Arts and Humanities

Cấp độ học vị có thể theo học
Bachelor
Cử nhân (4 năm)
(riêng y dược 6 năm)
Master's
Thạc sỹ (2 năm)
Doctoral
Tiến sỹ (3 năm)
Professional Master's
Thạc sỹ chuyên nghiệp

Danh sách trường đại học trong G30 Project
Đây là các đại học danh tiếng, đại học lớn tại Nhật Bản.  Có khá nhiều trường đã giới thiệu tại Saromalang.
Danh sách đại học G30 Project
Sophia University
Meiji University
Waseda University
Doshisha University
Keio University


Khóa học chi tiết và danh sách học bổng
Sẽ tư vấn chi tiết khi bạn ĐĂNG KÝ tư vấn du học.
© Saromalang Overseas

Monday, March 20, 2017

Làm sao để sống phấn khích mỗi ngày?

Tiếng Nhật có một từ để chỉ tâm trạng phấn khích đó là わくわくする wakuwaku suru, mỗi ngày đều phấn khích là ワクワクする毎日 (wakuwaku suru mainichi). Làm sao để sống phấn khích mỗi ngày?

Đây là gợi ý của Saromalang Overseas. Áp dụng dù bạn chưa đi du học, đang làm bất kỳ công việc gì dù chân tay hay đầu óc, hay bạn đang đi du học đang phấn đấu, đang đấu tranh ở Nhật.


Có mục tiêu và có lý tưởng

Mục tiêu (目標 mokuhyou) và lý tưởng (理想 risou) là thứ giúp bạn có cảm giác phấn khích mỗi ngày. Không có mục tiêu hay lý tưởng bạn sẽ sa đà vào ăn chơi, hưởng thụ, thậm chí trụy lạc và tàn phá bản thân về lâu dài mà thôi.

Để có mục tiêu và lý tưởng thì bạn phải học tập tăng kiến thức mỗi ngày. Không thể ngồi im, không trải nghiệm mà tìm ra lý tưởng được. Đi du học và trải nghiệm (dù tốt, hay xấu) là một lợi thế rất lớn.
>>Lẽ sống (ikigai)

Bí quyết: Trải nghiệm, trải nghiệm nhiều hơn nữa.

Có năng lực thực hiện mục tiêu, lý tưởng


Bạn phải học tập từ lúc bình thường và học tập không ngừng hàng ngày. Không thì ước mơ sẽ chỉ kiểu ước mơ kiểu trẻ con và kiểu người thất bại "Ước mơ của em là gì?", "Ước mơ của em làm phi công, giáo viên, bác sỹ". Đây chỉ là ảo mộng không có thật và không cam kết thực hiện. Ước mơ kiểu này thường là do trải nghiệm kém, năng lực thấp chứ không phải là mục tiêu hay lý tưởng thật sự. Ước mơ kiểu này sẽ chỉ là mơ ước viển vông, hão huyền và tan biến rất nhanh trước thực tế cuộc sống.

Bí quyết: Không ngừng học tập, luyện tập hàng ngày.

Stress tích cực vs. Stress tiêu cực


Stress (căng thẳng) cũng có hai loại: Tích cực và tiêu cực. Stress tích cực là stress bạn muốn thực hiện công việc, mục tiêu hay lý tưởng nào đó. Đây là stress thực hiện thúc đẩy bạn đi về phía trước, dù bạn rất bận rộn, thậm chí lao lực hay phải lao tâm khổ tứ. Nhưng bạn sống có ý nghĩa.

Stress tiêu cực là stress do người khác ép bạn làm quá khả năng. Người khác có thể là cha mẹ, thầy cô, cấp trên hay thậm chí xã hội. Lòng hiếu thảo, báo hiếu cha mẹ, nghe lời thầy cô, sống theo đúng định kiến xã hội vv là stress tiêu cực. Stress này sẽ hủy hoại dần cuộc đời bạn và biến bạn thành kẻ vô năng.

Do đó, bạn cần tăng stress tích cực và giảm stress tiêu cực. Tôi có nhiều stress tích cực (viết bài này cũng là dạng stress tích cực) hơn là stress tiêu cực. Tôi có rất ít stress tiêu cực, chẳng ai ra lệnh được cho tôi làm gì vì tôi làm chủ cuộc đời của mình. Nếu ai đó dùng tà thuật (voodoo), ngụy biện với tôi là tôi sẽ dùng phản tà thuật ngay lập tức và họ sẽ nhận được việc ăn miếng trả miếng. Nên cũng ít người gây chuyện với tôi. Do đó, tôi hầu như không có stress tiêu cực.

Tất nhiên là những kẻ ý thức thấp hay vô ý thức gặp phải ngoài đường thì cũng là stress tiêu cực đặc trưng của Việt Nam nhưng vẫn có cách giảm thiểu xuống.

Bí quyết: Tăng stress tích cực, giảm tối đa stress tiêu cực.

Có công việc phải làm hàng ngày trong phạm vi khả năng

Bạn có công việc làm hàng ngày (gọi là 日課 nikka [nhật khóa]) và trong phạm vi khả năng (無理しない muri shinai). Có lý tưởng, mục tiêu thì tốt rồi, nhưng nếu không làm việc hàng ngày thì bạn không có cách nào tiến lại gần mục tiêu và lý tưởng cả. Việc làm việc hàng ngày có thể là như đang đi trong một đầm lầy vậy. Bạn có thể mắc kẹt, có thể sa lầy.

Nhưng nếu kiên trì nhích lên, sẽ tới ngày bạn tới được MIỀN ĐẤT HỨA. Công việc hàng ngày phải làm, trong phạm vi năng lực, là rất quan trọng để bạn không chỉ tới gần hơn lý tưởng mà còn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện nhân cách nữa.

Bí quyết: Công việc trước mắt hàng ngày mới là phương tiện giúp bạn tới miền đất hứa.

Làm người công chính, phụng sự xã hội và tránh xa tư lợi

Người hoàn thiện nhân cách thì thường có lý tưởng sống tốt và lành mạnh. Hơn nữa, việc lao động liên tục để hoàn thiện nhân cách giúp bạn trở thành người có năng lực (出来る人間 dekiru ningen) từ đó mà mở ra nhiều con đường, nhiều khả năng trong cuộc đời.

Điều này cũng lại làm bạn phấn khích mỗi ngày. Vì thế, trước tiên hãy là người công chính và tránh sa sự tư lợi và tránh xa người tư lợi.

Bí quyết: Không ngừng lao động để hoàn thiện nhân cách với mục đích phụng sự xã hội.

Thông điệp của Mark (Mark's message)

Mục tiêu của cuộc đời là lý tưởng (và trả lời câu hỏi Tôi là ai). Nhưng mục tiêu của mỗi ngày nên là sự phấn khích (wakuwaku). Hãy đấu tranh vì sự phấn khích mỗi ngày của bạn. Và để làm được điều này, hãy học tập để có năng lực cao.

Tránh xa các loại tôn giáo tẩy não, lừa phỉnh chỉ cần thay đổi não trạng, không cần thay đổi hiện trạng là sẽ sống hạnh phúc (hay không đau khổ). Tránh xa các giáo điều ngụy biện rằng chỉ cần bố thí người nghèo là sẽ hạnh phúc, hay chỉ cần buông bỏ là hết đau khổ. Tránh xa và loại bỏ các giáo điều ngụy biện tạo ra người này đứng trên đầu kẻ khác (người trên tuyệt đối đúng, kẻ dưới tuyệt đối vâng lời như nô lệ).

Hãy làm người công chính, ngẩng cao đầu thông qua việc hoàn thiện nhân cách, tự lập và tự chủ trong cuộc sống. SAY "NO" MORE THAN SAY "YES". SAY "WHY" MORE THAN SAY "WILL".
Mark

4 điều đạo đức căn bản để bước đầu thành người văn minh và cư xử có đạo đức

Đây là 4 điều đạo đức căn bản mà bạn cần làm để bước đầu trở thành người văn minh:


1. Không xả rác ra đường.
2. Không vượt đèn đỏ và tuân thủ luật giao thông.
3. Không phì phèo thuốc lá nơi công cộng và vứt tàn thuốc lung tung.
4. Không gây ồn ào phiền nhiễu hàng xóm láng giềng.

Trước tiên phải làm 4 điều này đã. Con người ngày nay cũng có học "đạo đức" nhưng thực hành thường ngày thì không làm vì sự tư lợi và vì thói khôn lỏi. Như thế thì dù học thế nào cũng không bao giờ thành người văn minh và có đạo đức. Vì không có kỷ luật! Để tự nói mình là văn minh, hay có ý thức thì phải tuyệt đối thực hành 4 điều trên trước.

Nếu vẫn xả rác ra đường, vẫn vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông gây nguy hiểm cho người khác thì vẫn chỉ là người ý thức kém. Dù có đi xe hơi, xe sang mà ăn uống xả rác ra đường thì vẫn chỉ là người không văn minh do giáo dục gia đình kém.

Ngoài ra, rất nhiều người thích phì phèo thuốc lá bất kể giờ giấc khi đang ở nơi công cộng như đi xe trên đường hay thậm chí trong thang máy. Đây là hành động không văn minh và thiếu ý thức.

Còn việc gây ồn thì sẽ làm giảm IQ của người xung quanh giúp người khác cũng nghèo theo. Ngoài ra, khiến cho người xung quanh đau khổ nữa.

Bàn về đạo đức nho giáo: Dạy và học một đằng, thực hành một nẻo

Vì sao xã hội nho giáo thường dạy đạo đức một đằng, còn thực hành một nẻo? Không ở đâu mà người ta vi phạm 4 điều trên nhiều như xã hội nho giáo. Và cũng chẳng ở đâu con người sẵn sàng đầu độc nhau vì miếng cơm manh áo như xã hội nho giáo.

Điều hay là, cũng không ở đâu dạy đạo đức "làm người" và hô khẩu hiệu đạo đức nhiều như xã hội nho giáo.

Thật ra là vì xã hội nho giáo bóp méo giá trị đạo đức. Họ dùng 3 giáo điều:

1. Cha mẹ luôn đúng và con cái phải nghe lời cha mẹ (cá không ăn muối cá ươn, con cái cha mẹ trăm đường con hư.)
2. Thầy cô là bậc thần thánh và đứng trên học sinh (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
3. Lãnh đạo tuyệt đối đúng. Nếu lãnh đạo sai thì người dân nên xem lại bản thân xem mình đã xứng đáng hay chưa.

Cha mẹ tư lợi thì lại dạy con tư lợi:
Không được mang rác về nhà mà phải vứt ngoài đường.
Trong nhà sạch là được ngoài đường bẩn kệ nó.
Không được giúp người ngoài, bạn bè mà phải giúp người trong nhà.
Gia đình là quan trọng nhất, phải yêu thương gia đình hơn hết thảy (một giọt máu đào hơn ao nước lã).
Dạy con chỉ chơi với bạn có lợi không nên chơi với bạn có vẻ không có lợi (bạn nghèo).
Nếu người trong nhà làm sai phải bao che bằng mọi giá. Sau đó bóp méo giá trị đạo đức để việc đó thành đúng, là do hoàn cảnh, là do ai cũng làm thế.
Vì sự bóp méo đạo đức mà người ta không thực hành 4 điều căn bản về đạo đức. Vì thế xã hội loạn lạc rối ren. Nếu đầu độc người ngoài thì cũng chẳng sao, trồng rau riêng cho gia đình ăn là được. Xả rác ngoài đường không sao, về nhà sạch là được. Quỵt tiền người ngoài không sao, chu cấp cho gia đình là được. Tuyệt đối không làm việc có trách nhiệm vì làm thế là giúp người ngoài. Chỉ nên làm gian dối, lãn công lấy tiền về cho gia đình, vv.

Chỉ có điều sống tư lợi như thế thì chẳng bao giờ vui, chẳng hiểu mình là ai, sống vì điều gì, ý thức thấp nên không tìm được lẽ sống. Cuối cùng sẽ là mê tín dị đoan vì mất niềm tin vào xã hội.

Dù một mặt thì xã hội nho giáo cũng ra sức dạy "đạo đức": Đạo làm con, đạo làm trò, đạo làm dân.

Tuyệt đối không thấy đạo làm cha mẹ, đạo làm thầy, đạo làm lãnh đạo đâu cả. Hoặc cũng có, nhưng chẳng ai thực hiện, vì họ đã có giáo điều làm bình phong. Một xã hội mà kẻ này đứng trên đầu kẻ khác thì không thể là xã hội tốt, và sẽ đại loạn. Người thua thiệt chính là các bạn trẻ mà thôi.

Vì thế, hãy tự răn mình bằng 4 điều đạo đức căn bản, sống ngẩng cao đầu làm người công chính và nói "không" với những giáo điều lố lăng, hủ bại.
Mark

Viết thêm: Ở Nhật có một công ty khá đặc biệt, có tên là công ty △□○ (Miyomaru). Tuyên ngôn doanh nghiệp của họ là:

Lược dịch:
Chúng tôi, lấy mục đích là việc làm đẹp môi trường khu vực, thông qua ý muốn chung của toàn thể, tuyên thệ rằng:
Không vứt lon trống ra đường.
Không vứt các loại ni lông ra môi trường.
Không xả mẩu thuốc lá ra đường.
URL: http://www.340.co.jp/company/index.html

Vì sao người nuôi chó dễ hạnh phúc hơn?

Và cũng thường dễ thành công hơn. Ngoài ra, không chỉ nuôi chó mà nuôi thú cưng khác như mèo, cá cảnh, vv cũng thường hạnh phúc hơn. Chú ý là ở đây không nói là nuôi chó thì hạnh phúc, không nuôi chó thì không. Ở đây tôi chỉ so sánh một người khi nuôi chó với chính người đó khi không nuôi chó. Và điều này cũng đúng với nuôi mèo, nuôi cá cảnh vv. Tuy nhiên, nuôi chó thì tính tương tác (interactive) là cao nhất vì chó là loài vật thông minh và thích chơi với con người nhất trong số các loài động vật.

Người phương Tây nuôi chó khá nhiều và gần như là đương nhiên họ sẽ nuôi chó, trừ những người không có điều kiện. Trẻ em chơi với chó từ nhỏ thường có kỹ năng xã hội và tâm hồn tốt hơn, do đó trưởng thành tốt hơn và vui hơn. Đôi khi trẻ em hay mè nheo để được nuôi chó nhưng gia đình không có điều kiện, hoặc là có người dị ứng lông chó, thì cha mẹ không cho nuôi.

Lưu ý: Điều trên không đúng với nuôi con hay nuôi người vì lý do xã hội (mà tôi sẽ phân tích trong dịp khác).

Nuôi chó là niềm vui mà chỉ con người mới có.

Kỹ năng giao tiếp tốt hơn

Sunday, March 12, 2017

Thông báo ưu đãi chi phí hồ sư du học Nhật Bản 2017/2018

THÔNG BÁO ƯU ĐÃI CHI PHÍ HỒ SƠ DU HỌC TỰ TÚC NHẬT BẢN

KỲ DU HỌC NĂM 2017/2018
Chương trình dự bị đại học (bekka) học lên cao đẳng/đại học/chuyển tiếp lên đại học/cao học
Chương trình học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ 1 - 2 năm và thi lên đại học vv
Chương trình học khoa tiếng Nhật tại trường nghề senmon
Tư vấn các loại học bổng cho du học sinh khi học dự bị đại học/trường Nhật ngữ

Tiết kiệm lên tới ~12,000,000 đồng!!
Du học Nhật Bản với chi phí hồ sơ 0 đồng ~



Ưu đãi chi phí hồ sơ chương trình học dự bị đại học (bekka, 1 năm+)

Phí hồ sơ: 11,990,000 đồng ~
Hơn nữa, Saromalang Overseas cam kết giá thấp nhất trên thị trường.
Đối tượng:
- Các bạn đã tốt nghiệp PTTH muốn học dự bị (1 năm+) và lên thẳng đại học Nhật Bản
- Các bạn tốt nghiệp đại học muốn học dự bị và học lên cao học
- Các bạn đã tốt nghiệp đại học muốn học dự bị và chuyển tiếp lên năm 3 đại học Nhật Bản (học 1 năm dự bị + 2 năm = 3 năm lấy bằng đại học Nhật)

Học bổng: Tối đa lên tới 40% học phí dành cho du học sinh.

>>Tìm hiểu về học dự bị đại học (bekka) tại Nhật Bản
>>Danh sách hơn 50 trường có khoa dự bị đại học và thông tin học phí

Ưu đãi chi phí hồ sơ chương trình du học trường Nhật ngữ (1 năm/1.5 năm/2 năm)

Ưu đãi dành cho các bạn học tại các thành phố nhỏ, miền nông thôn
Lợi thế và chú ý: Vừa tập trung học tập (dễ thi đậu đại học quốc lập, dễ lấy được học bổng lại hay được giải thưởng của địa phương) cho các bạn CHỌN TRƯỜNG VÀ ĐĂNG KÝ SỚM
Phí hồ sơ thông thường: 4,900,000 đồng ~
Phí hồ sơ ưu đãi với các bạn có hồ sơ tốt: 0 đồng ~ MIỄN PHÍ HỒ SƠ 100% ~

Ưu đãi phí hồ sơ tại một số trường Nhật ngữ tại Tokyo, Osaka, Fukuoka và một số thành phố lớn dành cho các bạn CHỌN TRƯỜNG ĐĂNG KÝ SỚM

Phí hồ sơ: 7,900,000 đồng ~
Ưu đãi cho các bạn có hồ sơ đẹp: 4,900,000 đồng ~

Phí hồ sơ chuẩn trường Nhật ngữ năm 2017/2018

Phí hồ sơ: 11,900,000 đồng ~

Lưu ý: Bạn phải chọn trường và đăng ký sớm mới được hưởng ưu đãi. Vì đăng ký sớm mới có thời gian làm hồ sơ cẩn thận và không gấp gáp. Nếu không đăng ký sớm, bạn có thể không đăng ký được (do trường kín chỗ) hoặc làm gấp nên thời gian kiểm tra ngắn và chi phí sẽ tăng cao. Do đó, bí quyết để có phí hồ sơ tốt nhất là chọn trường và đăng ký sớm.

Hướng dẫn cách đăng ký ưu đãi và check chi phí hồ sơ du học Nhật Bản

Bước 0: Kiểm tra điều kiện du học Nhật Bản nhất là tiếng Nhật, thông báo cho Saromalang bạn dự định học và thi thế nào (có thể đăng ký lớp luyện thi JLPT/JTEST tại lớp Cú Mèo)
Bước 1: Điền form đăng ký entry sheet để cung cấp thông tin sơ bộ.
Bước 2: Chuẩn bị bản sao hồ sơ học lực để nộp cho Saromalang Overseas.
Bước 3: Tư vấn trực tiếp tại văn phòng (sau khi nộp bản sao hồ sơ học lực).
Bước 4: Saromalang xét tuyển hồ sơ và thông báo chi phí cho bạn.
Bước 5: Tư vấn và hoàn thiện hồ sơ du học.

Ngoài ra, các bạn hãy check trang Tư vấn học bổng du học tự túc Nhật Bản nữa nhé.
Saromalang Overseas

Wednesday, March 8, 2017

Người phụ nữ hạnh phúc cũng cần sự nghiệp và công việc riêng

Trong cuộc đời, dù là nam hay nữ thì theo tôi chỉ là con người như nhau và bình đẳng. Vì thế, tôi rất ít phân biệt giới tính. Cũng có người kêu đàn ông khổ quá, phụ nữ khổ quá, nhưng theo tôi cuộc đời mỗi người đều có cơ hội như nhau để hạnh phúc. Dù là người tàn tật mà bạn tìm được công việc phù hợp và lý tưởng sống thì hoàn toàn có thể tìm được niềm vui sống (ikigai), cảm giác mãn nguyện.

Nói vậy vì các hoa hậu, người mẫu, những người không hạnh phúc hay tìm tới người tàn tật để cảm thấy mình may mắn và tìm động lực sống. Đó là sự thiếu tôn trọng. Nếu người tàn tật mà đón nhận quá nhiều "tình cảm" như vậy, họ không thể thay đổi số phận và có lẽ họ "kém may mắn" thật. Theo tôi thì mỗi người đều có một số phận và kém may mắn ban đầu không nên trở thành mặc cảm tự ti phủ bóng cuộc đời.

Người phụ nữ hạnh phúc thật sự không phải do nhan sắc
mà phải có phẩm cách và sự nghiệp, công việc riêng. Ảnh: Pixabay (CC0).

Vậy làm thế nào để phụ nữ có thể sống cuộc sống hạnh phúc?

Trong xã hội nho giáo phụ nữ chỉ là thứ yếu, có vai trò phục vụ chồng con, chịu thói trọng nam khinh nữ, bị  phân biệt đối xử. Trong nhiều gia đình, con gái không nên học cao mà chỉ nên đi lấy chồng. Mọi tài nguyên đều dồn cho con trai (dù cuối cùng cũng trở thành kẻ kém cỏi sống bám hay hư hòng).

Đó không phải là mẫu phụ nữ hạnh phúc. Muốn hạnh phúc thì phụ nữ vẫn phải học hành đàng hoàng, có sự nghiệp, công việc riêng và tìm ra được niềm vui sống, lý tưởng sống cho mình, mà không phải tìm trong gia đình (chồng, con). Tìm được niềm vui và lý tưởng sống mới là hạnh phúc thực sự lâu dài.

Đàn ông nho giáo thường thất bại trong việc này. Nên họ thường tìm niềm vui ở việc quây quần bên cha mẹ, vợ con, thậm chí là nhâu nhẹt, thuốc lá. Đây là kiểu đàn ông năng lực kém. Vì đàn ông đích thực thì phải có tư tưởng "lập thân kiến quốc" hay ý nhất là có hoài bão (gọi là 立身出世 risshin shusse [lập thân xuất thế]. Đàn ông mà chỉ tìm được niềm vui ở con cái thì khác gì đàn bà nhỏ nhen?

Vì thế, một người đàn ông đích thực sẽ làm việc quần quật (như Donald Trump) để hoàn thiện nhân cách và giúp nước, cứu đời.

Tại Saromalang Overseas thì tôi thường tư vấn cho các bạn nữ học những ngành phù hợp để có sự nghiệp tốt trong tương lai. Bởi vì:

Các bạn nữ du học dễ thành công

Lý do thì đơn giản thôi:
Du học thành công là ở thái độ
Các bạn nữ thường có thái độ khiêm tốn, học hỏi và thường ít "cái tôi" hơn, do đó thái độ nhìn chung được đánh giá là tốt. Mà du học thì quan trọng nhất là thái độ khiêm tốn và học học.

Khả năng quan sát và giao tiếp tốt
Phụ nữ thường có trực giác và kỹ năng giao tiếp tốt hơn nam giới nên dễ thành công hơn.

Các bạn nữ Việt Nam thường xinh xắn, đáng yêu
Có lẽ là do hòa trộn nhiều dòng máu như Kinh, Hoa, Khơ-me vv Hơn nữa thường dáng các bạn thon thả có lẽ là do cách ăn uống. Ngoài ra, chiều cao khiêm tốn lại có lợi thế ở Nhật vì người Nhật thường thích phụ nữ tầm 157cm.

Vì thế, các bạn nữ, nhất là các bạn có học lực hay đã tốt nghiệp đại học, hãy mạnh dạn du học và xây dựng sự nghiệp cho bản thân. Saromalang Overseas sẵn sàng tư vấn các cơ hội du học cho các bạn nữ, thậm chí cả ngành IT hay kỹ sư cầu nối (BrSE) vốn là thế mạnh của các bạn nam. Không có ngành gi mà các bạn không thể thành công.

Những kiểu phụ nữ nên tránh nếu muốn sống hạnh phúc

Tuesday, March 7, 2017

Tổng quan về học nghề nấu ăn, làm bánh ngọt, bánh mỳ, bánh kẹo, dinh dưỡng thực phẩm vv và cơ hội nhận học bổng khi du học Nhật Bản

Giới thiệu các nghề chuyên môn có thể học trong lĩnh vực nấu ăn, làm bánh kẹo, dinh dưỡng vv tại Nhật. Để có thể học nghề trong lĩnh vực này, Saromalang tư vấn trường có học phí phải chăng và học bổng học senmon dành cho các bạn du học sinh Việt Nam khá giỏi tiếng Nhật.

Học nghề làm bánh kẹo, nấu ăn, học đại học, cao học, cao đẳng dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật

Các ngành senmon nấu ăn, làm bánh có thể học tại Nhật

Thời gian học senmon: 1 – 3 năm thông thường là 2 năm.

Monday, March 6, 2017

Vì sao giúp người cũng có thể mang họa?

Thậm chí nhiều người giúp người xong thường lại mang họa hoặc bị "lấy oán trả ơn". Không phải lúc nào giúp người khác cũng là điều tốt. Nếu giúp kẻ xấu, bạn có thể bị kẻ xấu hại. Nếu cưu mang bọn xã hội đen, bạn có thể bị cướp tài sản.

Vấn đề là ở 処世術 thuật xử thế (thuật ứng xử trong cuộc đời) mà lẽ ra cha mẹ phải dạy cho con cái, nếu cha mẹ có đạo đức. Để sống an toàn và vui vẻ trong cuộc đời thì phải có kỹ năng này:

人を見極める
Hito wo mikiwameru
Đánh giá đúng người khác

Nhiều người không đánh giá được người khác nhất là những người nho giáo vì họ quan niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" (con người sinh ra bản tính tốt) hoặc theo quan điểm phật giáo "bố thí là việc tốt, nên làm". Trong gia đình, nhiều người được dạy rằng "giúp người là việc tốt". Đây lại không phải là điều mà người cha khôn ngoan (wise dad) dạy con. Kiểu dạy này là kiểu cha khờ (dumb dad) dạy con mà thôi.

Những người tuyệt đối không nên giúp

Xã hội đen, băng đảng bạo lực, tội phạm, bọn du thủ du thực
Những người ý thức thấp, hoặc kém văn minh
Những người không tự lập, thích ăn bám hoặc lợi dụng người khác
Người có đạo đức, tư cách kém
Người không được giáo dục đàng hoàng
Người cư xử không văn minh, không đàng hoàng
Người "tốt bụng" quá ngu ngốc

Người tốt bụng nhưng ngu ngốc (IQ thấp) thì tuyệt đối cũng không nên giúp. Vì họ chỉ "tốt bụng" kiểu cơ hội thôi. Khi bất lợi họ trở mặt liền. Dạng người này là nhiều nhất trong xã hội và nhiều người thấy họ "tốt, tội, đáng thương" liền giúp, sau đó bị lấy oán báo ân thì lại mất niềm tin.

Tôi lấy ví dụ thế này: Khi bạn thấy một người bị kẻ mạnh bắt nạt thì bạn ra tay giúp, bạn bày kế cho họ để họ có thể đánh lại kẻ mạnh. Nhưng sau đó chỉ cần kẻ kia đe dọa gia đình họ là họ lâp tức trở mặt và phản bạn. Tức là họ giữ lời hứa với bạn cùng đánh kẻ mạnh, hay khuất phục kẻ mạnh để "bảo vệ" gia đình. Rốt cuộc họ sẽ vì tư lợi mà không sát cánh với bạn nữa để mặc bạn một mình chống kẻ mạnh.

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống như thế. Những người "tốt bụng" kiểu này chỉ là tốt bụng kiểu cơ hội mà thôi. Nếu có ai đe dọa tới cha mẹ, hay con cái họ, thì họ lập tức phản bội ngay. Làm sao có thể tin được những người như thế (nhất là kiểu người không giữ lời hứa kiểu này đầy rẫy trong xã hội nho giáo, vì hình như họ coi không gì quan trọng hơn cha mẹ, con cái thì phải, kể cả công lý và chính nghĩa hay sự thật.)

Nếu giúp, chỉ nên giúp người đàng hoàng, giữ lời hứa nhất là giúp người công chính, không tư lợi mà thôi.

Nếu bạn giúp bằng cách bố thí cho người nghèo thì đến bao giờ họ mới thoát nghèo? Họ sẽ sinh ra con đàn cháu đống để đi ăn xin mà thôi. Xã hội sẽ càng nhiều người ăn xin hơn. Theo tôi, không thể giúp người nghèo bằng cách bố thí cho họ. Muốn giúp người nghèo thì người nghèo phải giúp chính họ trước.

Đó là LAO ĐỘNG. Phải đổ mồ hôi ra lao động mỗi ngày, nếu không có việc làm thì làm việc công ích như dọn vệ sinh đường phố. Trên đời có biết bao nhiêu việc mà con người có thể làm. Hoặc là đi làm thuê và làm việc quần quật mỗi ngày. Khi đó mới có thể giúp họ được, mà thật ra, khi làm thế thì họ cũng tự giúp họ được rồi, không cần ăn xin nữa.

Vì sao con người thích giúp người khác đến thế dù họ cũng nghèo?

Tư vấn học nghề chuyên môn tại Nhật cho các bạn đã tốt nghiệp đại học

Các bạn đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam thì có thể du học và học tiếng Nhật tại Nhật trong 1 ~ 2 năm sau đó có các lựa chọn:
- Học lên nghiên cứu sinh (1 năm) rồi học thạc sỹ (2 năm)
- Học thẳng lên thạc sỹ (2 năm)
- Học chuyển tiếp lên năm 3 đại học tại Nhật Bản, tốt nghiệp sau 2 năm
- Học nghề chuyên môn (senmon) tại Nhật trong 1 ~ 3 năm, thường là 2 năm
- Đi làm tại Nhật với visa lao động (kỹ sư/nhân văn)
>>Tư vấn học cao học tại Nhật
>>Tư vấn visa Nhật Bản

Sơ đồ du học Nhật Bản cho các bạn đã tốt nghiệp đại học VN

Vì sao nên học nghề chuyên môn tại Nhật?

Friday, March 3, 2017

Học lực và hạnh kiểm

Vì sao phải bỏ xếp hạng hạnh kiểm?

Theo tôi thì học lực và hạnh kiểm chỉ là một, nhiệm vụ của học sinh là học tốt. Học tốt nghĩa là hạnh kiểm tốt. Hiếm khi học sinh học tốt mà lại có hạnh kiểm xấu. Ngược lại, học sinh học kém nghĩa là không hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, chỉ cần xếp hạng học lực là đủ, không cần hạnh kiểm.

Nguồn gốc của xếp hạng hạnh kiểm

Để đảm bảo học sinh được đúc khuôn như nhau và trao quyền lực tuyệt đối (quyền sinh sát) cho giáo viên chủ nhiệm. Có nhiều lý do.

Trước hết là đảm bảo các em được đúc đúng một khuôn ai cũng như nhau. Em nào khác biệt sẽ có thể bị trừng phạt.

Thứ hai, một giáo viên chủ nhiệm phải quản lớp 40 - 50 em nên có quyền lực các em mới sợ mà không quậy.

Tuy nhiên, việc xếp hạng hạnh kiểm không làm trường học tốt hơn mà nạn bạo lực học đường, nạn quay cóp, vv vẫn bùng phát đất đấy thôi.

Việc xếp hạng hạnh kiểm cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn. Ví dụ giáo viên chủ nhiệm ngoài dạy lại còn phải lo xếp hạnh kiểm cho 40 - 50 em, nhiều em họ còn chẳng biết rõ. Tức là giáo viên "tốt" chỉ xếp chung chung được thôi không có ý nghĩa tham khảo, mà rất tốn sức.

Nếu giáo viên không tốt mà trù dập học sinh nào đó thì coi như học sinh đó tiêu. Ngoài ra, vì giáo viên chủ nhiệm có quyền sinh sát qua xếp hạng hạnh kiểm mà sinh ra tệ nạn phong bì quà cáp thầy cô.

Nếu giáo viên xếp hạng hạnh kiểm của học sinh thì làm sao đảm bảo giáo viên đó công bằng, công chính? Nếu giáo viên hạnh kiểm không tốt, hay trù dập thì sao? Vì sao nghề giáo, ngoài dạy kiến thức, lại còn (có thể) dạy cả đạo đức?

Đây là điều không hợp lý, giáo viên chỉ dạy kiến thức chứ không thể dạy làm người. Dạy làm người là trách nhiệm của gia đình, không phải của giáo viên (vì giáo viên dạy con cái họ đã đủ mệt rồi sao phải lo thêm việc "dạy" cho cả 40 - 50 em toàn là con người khác nữa?). Chẳng ai trả lương cho giáo viên để làm thay việc của cha mẹ cả. Theo tôi, đa số giáo viên chủ nhiệm là "tốt" nhưng cứ phải kiêm nhiệm việc xếp hạng hạnh kiểm, đánh giá đạo đức học sinh theo một thang hoàn toàn mù mờ. Và họ không được trả lương dù mất nhiều thời gian cho việc này.

Một mẫu phiếu đánh giá giờ học dành cho học sinh ở Nhật.
Học sinh đánh giá chứ không phải thầy cô đánh giá lẫn nhau.

Chỉ cần nội quy nhà trường là đủ

Ở Nhật Bản không có xếp hạng hạnh kiểm, thậm chí, không có xếp hạng học lực. Chỉ có đậu hay trượt, lên lớp hay lưu ban. Họ chỉ có nội quy nhà trường được viết rõ ràng và mọi người tuân thủ. Nếu không tuân thủ thì theo nội quy mà kỷ luật, nhưng thường chỉ nhắc nhở lần đầu vì Nhật Bản là xã hội nhân văn.

Nội quy nghĩa là không chỉ học sinh mà giáo viên, hiệu trưởng cũng phải tuân thủ. Đây gọi là dân chủ trong trường học. Nếu đã dạy các em trung thực thì thầy cô phải làm gương trước.

Tóm lại, nếu bạn có con cái và cho đi học thì hãy chọn trường tốt, là những trường chỉ quan tâm học lực chứ không xếp hạng hạnh kiểm. Hơn nữa, những trường (thường là trường quốc tế) cho phép học sinh đánh giá sự giảng dạy của thầy cô thì càng tốt hơn nữa. Học đại học ở Nhật thì cuối mỗi kỳ trường sẽ phát phiếu đánh giá tổng hợp mỗi thầy cô mỗi môn cho học sinh. Đây không phải là sự trừng phạt nếu thầy cô không được điểm cao hay không làm hài lòng học sinh, mà đơn giản là để thầy cô biết được đánh giá của học sinh một cách nặc danh, từ đó tạo ra giờ giảng thú vị và hữu ích hơn mà thôi.
- Mark -

Thursday, March 2, 2017

Ý thức và giáo dục gia đình

Trong cuộc sống sẽ luôn có người có ý thức và người ý thức hay vô ý thức. Ví dụ người xả rác ra đường, vượt đèn đỏ, phóng uế, chạy xe ẩu, phì phèo hút thuốc nơi công cộng (làm phiền người khác), không giữ vệ sinh công cộng vv là những người được coi là ý thức thấp hay thậm chí vô ý thức.

Kêu gọi ý thức là không ăn thua. Vì người tư lợi thì vẫn sẽ tư lợi. Không vì người khác kêu gọi mà họ sống có ý thức. Vì sống vô ý thức thoải mái hơn chứ. Vượt đèn đỏ thì thoải mái hơn là chờ, vứt rác thì thoải mái hơn là mang rác về nhà.

Đồng ý vấn đề là ý thức thấp/vô ý thức hay văn hóa thấp/vô văn hóa. Nhưng nói thế thì cũng không giải quyết được gì vì rốt cuộc là chỉ kêu gọi có ý thức và mọi người cũng tán thành là phải sống có ý thức thôi nhưng khi ra đường thấy khó chịu, nôn nóng là lại xả rác vượt đèn đỏ ngay.

Phạt tiền là biện pháp tốt nhưng phạt tiền chỉ hạn chế phần nào. Vì không thể đủ lực lượng theo dõi suốt được trừ khi lắp camera và phạt nguội (thì lại phải biết xe nào của người nào, phải thay đổi cả hệ thống đăng ký xe và vẫn phải nuôi một bộ phận để thực hiện việc phạt). Phạt tiền chỉ làm người ý thức thấp chờn một thời gian chứ không nâng cao ý thức lên nên họ sẽ tái phạm.

Hơn nữa, phạt tiền thì có cái khó là người phạt phải là người công chính, không ăn hối lộ. Nếu phạt mà ăn hối lộ rồi bỏ qua cho đi thì người dân sẽ nhờn luật và luật sẽ có cũng như không. Muốn tuyển dụng người công chính thì lại phải trả lương cao cho công chức, tức là phải thu thuế được, tức là thu nhập của người dân phải cao mới trả lương công chức cao được. Trong trường hợp người dân nghèo và ý thức thấp thì không có tiền trả lương cao, nên không có ai nhiệt huyết "phạt" cho đúng rồi dân lại nhờn luật, rồi lại nghèo, thành một vòng luẩn quẩn.

Theo tôi, nguyên nhân của ý thức thấp là do giáo dục trong gia đình từ thời thơ ấu. Ý thức và giáo dục gia đình giống như một cái cây, ý thức là phần ngọn, giáo dục trong gia đình là phần gốc:


Hành vi của con cái chính là đạo đức của cha mẹ nên gia đình đạo đức cao thì con cái cũng đạo đức cao và ngược lại, cha mẹ xả rác, vượt đèn đỏ thì con cái cũng vậy. Thậm chí, nhiều cha mẹ cấm con cái mang rác về nhà mà phải vứt ngoài đường, trong nhà sạch là được ngoài đường thì thế nào cũng được. Lâu dần họ vứt rác ngay tại chung cư họ sống luôn, miễn là trong nhà sạch. Những gia đình có ý thức thấp sẽ tạo ra những đứa trẻ ý thức thấp hoặc vô ý thức.

Những người tư lợi sẽ giáo dục con cái thành người có ý thức thấp. Họ không làm điều tốt cho xã hội mà chỉ làm điều tốt cho bản thân bất kể điều đó làm hại xã hội. Điển hình là:
- Xả rác ngoài đường
- Vượt đèn đỏ (ăn cắp thời gian và sự an toàn của người khác)
- Hút thuốc lá nơi công cộng (làm phiền và gây hại sức khỏe người khác)
- Gây ồn ào (làm giảm IQ của người khác, khiến người khác nghèo theo)

Không dạy con vì lòng tư lợi hay không dạy được con cái

Wednesday, March 1, 2017

[Column] Nợ quốc gia nước nghèo

[Kinh tế học] Các nước nghèo nợ ai?

Họ nợ các định chế tài chính quốc tế ví dụ ngân hàng Vũ Trụ, ngân hàng Châu Nam Cực, ngân hàng Phát Triển Bắc Cực vv. Vì sao các nước nghèo vay nợ?

Vì họ muốn phát triển kinh tế. Nếu phát triển kinh tế (nhất là công nghiệp hóa) thành công thì họ sẽ thu được thuế và trả lại nợ. Bằng cách vay nợ, đất nước sẽ trở nên giàu có hơn, và các định chế tài chính cũng mong thế, để còn chốt lời.

Nhưng đời không như là mơ, nếu đã vay nợ thì thường khó mà làm ăn có lời (nếu làm ăn có lời thì đã không cần vay nợ để phát triển). Thường vay nợ để phát triển là để phát triển nóng, ví dụ khai thác tài nguyên, sau đó xuất khẩu thu tiền để trả nợ.

Siêu lạm phát Zimbabwe

Ngoài ra, thường thì ban đầu nước nghèo được vay vốn ưu đãi, ví dụ lãi suất 0% trong một số năm. Nên các nước nghèo thường khá hào hứng trước lòng tốt của quốc tế.

Tất nhiên, ngân hàng Vũ Trụ cho vay thì phải thu tiền về, như kiểu Ngân Hàng Sắt (Iron Bank) trong Game of Thrones. Nhưng vốn là ngân hàng làm gì có tiền, phải có ai đó bỏ tiền vô. Đó là chính phủ các nước giàu, các định chế tài chính của tư bản. Họ bỏ tiền vô và ngân hàng Sắt cho nước nghèo vay với mục đích "phát triển kinh tế".

Nghe thì có vẻ rất tốt. Nhưng thật ra đây là chủ nghĩa tư bản: Mục đích là kiếm lời.

Đầu tiên cho vay lãi suất thấp, nhưng các nước nghèo hiếm khi làm ăn hiệu quả, nên sẽ phải vay để đảo nợ. Đồng thời, kinh tế phát triển dần. Khi thu nhập đủ cao thì họ sẽ tăng lãi suất vay lên. Khi gần tới thu nhập trung bình thì họ có thể tăng tới 6%, và thường chỉ cho vay bằng USD.

Khó mà có thể làm ăn sinh lời tới mức đấy, nên các nước nghèo thường lại rơi vào vòng xoáy đảo nợ: Vay nợ mới để trả nợ cũ, với lãi suất cao hơn. Nếu không trả nợ đúng hạn còn bị hạ bậc tín nhiệm và phải vay với lãi suất cao hơn nữa.

Những người nghèo vay nợ thì sẽ có nhiều người giàu lên nhờ dòng tiền vay này. Họ có thể làm thầu dự án cho chính phủ, cung ứng vật tư vv. Phải có tiền vay thì mới có dự án lớn để giải ngân được.

Nhưng tiền trả thì người dân phải đóng thuế để trả, nên các chính phủ nước nghèo thường duy trì tỷ lệ lạm phát cao để làm bốc hơi tiền tiết kiệm của người dân, chuyển qua chính phủ để mua ngoại tệ trả nợ. Do đó, các nước nghèo như Zimbabwe tỷ lệ lạm phát cực cao, tạo thành siêu lạm phát.

Làm sao nước nghèo trả nợ?

Thật ra làm sao người nghèo trả nợ khi vay xã hội đen? Họ bán nhà. Vì họ có bao giờ làm ăn có lời, mà lại lời cao để trả nợ đâu. Ngân Hàng Sắt cho nước nghèo vay vì họ biết nước nghèo có nhiều bất động sản và tài nguyên, nên có thể siết nợ được. Ví dụ như Argentina, tới nay vẫn còn nợ không trả dứt dù đã bán rất nhiều tài sản quốc gia như đường sắt.

"Muốn lấy nhà của người nghèo thì đầu tiên cho họ vay lãi suất 0% để họ làm ăn.
Sau đó cho họ vay để đảo nợ với lãi suất tăng lên. Cuối cùng siết nhà họ."

Vì thế, các định chế tài chính như Ngân hàng Vũ Trụ, Ngân hàng Phát triển Bắc Cực, Ngân Hàng Sắt thật ra chỉ là dạng cho vay nặng lãi. Cuối cùng, chính bạn phải è cổ ra trả cho họ để làm giàu cho tư bản quốc tế.

Ngoài ra, các định chế tài chính cũng giúp phát triển kinh tế để có thể chốt lời. Nếu nước nghèo phá sản thì họ cũng không làm ăn tiếp được. Nên việc các nước nghèo đạt tới mức thu nhập trung bình chỉ là thời gian. Bởi vì khi nợ không trả được thì bắt buộc phải mở cửa để nước giàu vào đặt nhà máy, khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ, xuất khẩu. Tiền thu được dùng để trả nợ.

Việc các hãng nước ngoài vào khai thác đất đai, tài nguyên, nhân công sẽ tạo ra một tầng lớp gọi là thu nhập trung bình. Lúc này nước nghèo rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tầng lớp "trung lưu" (thật ra vẫn là hạ lưu) tha hồ è cổ đi làm trả nợ quốc gia.

Như vậy có thể thấy là mọi chuyện đều do Ngân Hàng Sắt, đằng sau đó là tư bản quốc tế, sắp đặt chứ tăng trưởng kinh tế tới bẫy thu nhập trung bình như kiểu Thái Lan hoàn toàn không phải do người dân chăm chỉ mà được thế. Chỉ là một vòng tròn ma trận mà Ngân Hàng Sắt, do tài phiệt quốc tế giật dây, vạch ra sẵn để các nước nghèo chạy trên đó.

Nên sẽ có một loạt nước nghèo tới được "bẫy thu nhập trung bình". Sau đó họ lại vẽ ra một ma trận khác cho các nước nghèo để phấn đấu.

"Tài phiệt quốc tế vạch ra sẵn quy trình để nước nghèo tới 'bẫy thu nhập trung bình' để chốt lời."

Rốt cuộc, chỉ họ được lợi mà thôi. Và cùng với thời gian trôi đi thì các nước giàu đã tiến tận đâu rồi, có khi xây cả thuộc địa trên Sao Hỏa rồi cũng nên.

Như vậy, thu nhập người dân các nước nghèo tăng lên hoàn toàn không phải do nỗ lực của họ hay do chính sách kinh tế đúng đắn, mà chỉ là sự sắp đặt sẵn (hay nói cách khác là định mệnh). Sở dĩ điện thoại giá rẻ là do sản xuất tại nước nghèo, bán ra tại nước nghèo, xoay vòng để kiếm lời. Chứ nếu không thì điện thoại sẽ lập tức đắt đỏ ngay. Do đó, mua được điện thoại không chứng tỏ bạn giàu lên mà chỉ chứng tỏ có người đang kiếm được tiền từ vòng đời của bạn.

Nói chung, đã không có tư tưởng kiến quốc thì khó mà thay đổi số phận được. Muốn thoát nghèo thì đầu tiên vẫn là không ăn xin, không vay nặng lãi đã. Sau đó cắn răng mà trả cho xong nợ, bằng mọi giá.
Mark

[Column] Nợ quốc gia của Mỹ

[Chuyên đề kinh tế học] Cũng như nợ quốc gia của Nhật, nợ quốc gia của Mỹ cũng bằng tiền mà Mỹ in được tức là bằng USD. Nên cũng không có gì đáng lo.

Một trong những chủ nợ lớn của Mỹ là chính phủ China, họ có rất nhiều trái phiếu của Mỹ. Vậy thật sự nước Mỹ có mất an toàn không?

Vì nợ bằng USD nên Mỹ có thể in tiền để trả nợ.

Vốn chính phủ liberal mở Mỹ làm thế này để mua phiếu: Bán trái phiếu cho China, lấy tiền đó để tặng welfare cho dân nghèo, tăng hỗ trợ y tế (health care) để mua phiếu của dân nghèo, dân thất nghiệp, dân da màu để thắng cử.

Vì thế mà chính phủ China có rất nhiều trái phiếu của Mỹ (bằng cách duy trì tiền China rẻ để dân China làm bao nhiêu thì chính phủ hưởng hết, nên chính phủ có lượng ngoại tệ khổng lồ). Người dân China làm việc nhà máy 16 tiếng/ngày, vẫn luôn nghèo, để chính phủ có tiền cho Mỹ vay, Mỹ lại ban phát phúc lợi, trợ cấp cho dân Mỹ, dân Mỹ lại dùng tiền mua hàng hóa giá rẻ của China.

Một vòng tuần hoàn các bên đều có lợi: Người China có công ăn việc làm (và nghèo mãi nên đi làm mãi), người Mỹ có trợ cấp và mua được hàng China giá rẻ, chính phủ China có nhiều trái phiếu Mỹ, chính phủ Mỹ lại được người dân tin yêu tín nhiệm ^^

Nhưng rốt cuộc, tầng lớp trung lưu Mỹ phải è cổ ra làm đóng thuế để duy trì chính phủ và trả welfare cho dân nghèo, dân thất nghiệp nên họ bị bần cùng hóa và bất mãn. Nên họ bầu cho ông Trump vì ông Trump hứa sẽ chấm dứt vòng xoáy này.

Lại nói chính phủ China, họ tưởng nắm nợ của Mỹ thì sẽ khống chế hay gây áp lực với Mỹ. Vì họ có thể đòi nợ Mỹ và bán USD ra giá rẻ để làm mất giá USD. Tuy nhiên, nếu làm thế thì đó là chiến tranh tiền tệ, hơn nữa USD càng rẻ thì nợ của Mỹ càng ít đi, hàng hóa Mỹ lại rẻ hơn và dễ xuất khẩu hơn. Do đó, hàng China lại không vào được Mỹ và dân China thất nghiệp và bất mãn chính phủ.

Khi nhận ra điều này, tức là cầm nợ của Mỹ chẳng khác gì ôm bom nổ chậm, chính phủ China đang tích cực giảm số nợ (đúng ra là "của nợ") này xuống ^^

Giả sử thế này, nếu China bán lại trái phiếu Mỹ với giá phải chăng, thì lại có rất nhiều định chế tài chính mua lại, ví dụ ngân hàng hay hãng bảo hiểm của Mỹ. Như vậy thì cuối cùng lại là người dân Mỹ làm chủ nợ cho người dân Mỹ và lại quay lại bài toán nợ quốc gia của Nhật. Hoàn toàn chẳng khác gì nhau, cả hai đều là Ponzi Scheme cả.

Làm sao để nước Mỹ hết nợ?

Chắc họ không in tiền vì người dân sẽ không chịu (do in tiền thì lạm phát và đời sống sẽ khó khăn) vì người dân Mỹ quen sống mức sống cao (dựa trên vay nợ từ chính phủ China để mua hàng giá rẻ của người dân China).

Nên nợ của Mỹ có lẽ sẽ vẫn để nguyên như vậy. Chỉ tới khi có chiến tranh lớn thì mới in tiền số lượng lớn để chi trả chi phí chiến tranh, thì số nợ sẽ biến mất. Đấy là nếu Mỹ bị cuốn vào chiến tranh và phải dốc toàn lực cho chiến tranh.

Còn nếu chiến tranh lớn xảy ra nhưng Mỹ đứng ngoài cuộc, chỉ bán vũ khí cho hai bên thì thặng dự thương mại cũng sẽ giúp Mỹ giảm được nợ xuống.

Dù thế nào thì cũng không nên nghĩ là số nợ sẽ biến mất, vì chẳng người dân nào muốn tự mình trả nợ cả.

Tóm lại nền dân chủ Mỹ thối nát vì:
- Chính phủ chi tiền ra dưới dạng welfare, medical care để trợ cấp dân thất nghiệp để mua phiếu bầu
- Phát hành trái phiếu để vay nợ để chi tiền trên
- Quá trình vay nợ giúp cho các định chế tài chính giàu lên, mà các định chế này (do tư bản sở hữu) và chính trị gia có mối quan hệ mật thiết (tầng lớp elite)
- Trung lưu Mỹ è cổ đóng thuế và bị bần cùng hóa để chính phủ mua phiếu của dân nghèo, dân thất nghiệp, dân nhập cư và ngày càng nhập khẩu nhiều dân nhập cư hơn và lại càng có nhiều phiếu hơn
- Sớm muộn nước Mỹ sẽ bị nhập cư hóa và người không đi làm nhiều hơn người đi làm, người không đi làm lại đẻ nhiều để ăn welfare và hoàn toàn không dạy con cái cũng không kiếm tiền cho con cái đi học (mà chỉ làm nail, buôn ma túy chẳng hạn)
Mark

[Column] Nợ quốc gia của Nhật Bản có nguy hiểm tới vậy không?

[Chuyên đề kinh tế học]
Nợ quốc gia Nhật Bản năm 2015 là 1,042 ngàn tỷ yen (hơn 1 triệu tỷ yen) tức là tầm 10 ngàn tỷ USD. GDP của Nhật là 4.1 tỷ USD tức là nợ gấp khoảng 2.5 lần GDP (nếu người Nhật không ăn uống tiêu xài trong 2 năm rưỡi thì trả hết nợ).

Nếu chia số tiền này ra cho dân số thì mỗi người nợ trung bình 8 triệu yen, tức là tầm 80 ngàn USD, gấp hơn hai lần thu nhập năm bình quân. (Nếu nhịn chi tiêu chỉ làm trong hơn hai năm thì trả được.)

Nợ nhiều như vậy nhưng có đáng lo không? Và rốt cuộc, nước Nhật nợ ai?

Thông thường, nếu chính phủ muốn chi tiêu nhiều (đầu tư công, trả lương công chức vv) mà thu thuế không đủ thì sẽ phải vay nợ, bằng cách phát hành quốc trái (国債 kokusai, trái phiếu quốc gia). Trái phiếu là giấy ghi nợ hứa hẹn sẽ trả cả vốn lẫn lãi sau một số năm, ví dụ 10 năm. Ví dụ trái phiếu thế này:

Trái phiếu trả 10 năm lãi suất 1%/năm

Vì nếu chính phủ mà in thêm tiền đưa vào lưu thông thì tiền sẽ mất giá và gây ra lạm phát. Trước đây các triều đại phong kiến phương đông không hiểu gì về kinh tế học thường in tiền liên tục như vậy, nên tiền giấy thường không phát triển mà người ta dùng bạc hay vàng giao dịch cho chắc.

Ngoài ra, Nhật Bản là nước dân chủ tam quyền phân lập nên việc in thêm tiền đưa vào lưu thông cần phải thông qua quốc hội nên cũng không dễ.

Nợ của Nhật Bản thì phần lớn là nợ trong nước và nợ bằng tiền yen. Do đó, trong tình huống nguy cấp thì chỉ cần in tiền trả là xong (dù sẽ gây lạm phát, phá giá tiền tệ). Hoặc đơn giản hơn là lại phát hành quốc trái để đảo nợ.

Chính phủ Nhật nợ ai?

Về việc siết COE (visa du học) và chiến lược du học Nhật Bản thành công năm 2017

Chào các bạn quan tâm du học Nhật Bản
Vậy là các trường Nhật ngữ đã và đang thông báo kết quả COE (thường gọi là "visa du học") Nhật Bản cho kỳ 04 năm 2017. Theo kết quả phản ánh trong nước cũng như từ Nhật Bản và không khí nói chung thì năm nay các Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (gọi là "Nyukan") đã siết đối tượng đậu hồ sơ. Điều này đã được tiên đoán trước đây và cục Nyukan cũng có thông báo chính thức trước đó.

Theo kinh nghiệm của một số trường Nhật ngữ lâu năm thì cũng có đợt du học sinh China bị siết trong quá khứ, tỷ lệ đậu rơi từ 90% tới 60%. Tỷ lệ đậu của học sinh VN các năm vừa qua là 90% nhưng từ năm nay có lẽ sẽ rơi xuống nhiều (Saromalang đang đợi kết quả chính thức mà Cục Nyukan phát cho các trường và sẽ thông báo sau.)

Đặc biệt, đối tượng bị siết là các gia đình làm nông - tức là đối tượng du học thường là ở miền bắc - và xin chứng nhận thu nhập tại các ủy ban xã. Do đó, nhiều khi vấn đề không nằm ở học sinh mà do cục Nyukan nghi ngờ khả năng tài chính của gia đình các bạn.

Việc cấp COE (tư cách lưu trú để xin "visa du học Nhật Bản")
cho người Việt đang bị siết chặt từ 2017

Vì sao hồ sơ du học của học sinh Việt Nam bị siết?

Bởi vì tình hình du học Nhật Bản của học sinh Việt Nam hiện nay khá loạn, mà chủ yếu là sang Nhật không học mà đi làm thêm. Hơn nửa trường hợp là tin (hay muốn tin) lời công ty du học sang Nhật có thể kiếm 40 - 60 triệu đồng/tháng chứ không phải du học. Vì thế, gia đình vay tiền cho đi với mục đích đi làm kiếm tiền, thậm chí là "đổi đời". Tuy nhiên, thực tế thì với vốn tiếng Nhật yếu, nhiều du học sinh không kiếm được tới như thế, dẫn tới phạm tội, bỏ học, bỏ trốn (cư trú bất hợp pháp).

Hơn nữa, việc du học ồ ạt đi kèm với làm trị an tại Nhật xấu đi với các vụ ăn cắp, ăn trộm, lối sống, hành xử. Ăn trộm vì lý do kinh tế cũng có, vì bị rủ rê cũng có, mà theo phong trào "đòi bình đẳng" cũng có. Tất nhiên là khi người Việt sang Nhật thì sẽ mang theo văn hóa trong nước sang đó, sớm muộn cũng gây xung đột văn hóa. Ở Nhật ngày nay cũng không còn an toàn mấy nữa.

Kế hoạch 300 ngàn du học sinh của chính phủ Nhật

Khoảng 5 năm trước thì chính phủ Nhật có công bố kế hoạch tăng 160 ngàn du học sinh lên 300 ngàn du học sinh với mục tiêu chính là (1) Bán học vấn và giáo dục Nhật (2) Đảm bảo lực lượng lao động tại Nhật. Lý do thì cũng dễ hiểu: Nếu bạn sang Nhật học tập thì bạn sẽ có mục đích, do đó vừa học được kiến thức lại chăm chỉ đi làm.

Nhưng đó chỉ là ảo mộng (fantasy). Sự thật là người Nhật chưa hiểu người Việt lắm, vì đa số sang Nhật là theo phong trào, không học hay không học được và chỉ với mục đích kiếm tiền.

Vấn đề lớn nhất của một nửa du học sinh Việt Nam chính là không có lý tưởng học tập (và thật ra cũng không đủ học lực để có). Vì thế họ quậy tới bến ở Nhật, không gì là không dám làm. Có thể nói, họ chính là nạn kiêu binh ở Nhật.

Ngược lại, các bạn có học lực và lý tưởng học tập ở Nhật thì lại học được nhiều thứ, từ ngôn ngữ, văn hóa tới kiến thức chuyên môn. Nhưng số này rất ít, tôi e là không quá 20%.

Cuối cùng người Nhật cũng tỉnh mộng, vì thế, việc họ làm trong năm nay là siết việc du học. Nhiều bạn sẽ bị "oan" vì có khả năng học tập nhưng lại không cách nào chứng minh năng lực tài chính do gia đình chỉ làm nông và không khai hay đóng thuế. Các bạn phải chịu chung chính sách như các du học sinh Việt Nam khác vì đã quá nhiều du học sinh Việt Nam sang Nhật không học chỉ sống qua ngày hoặc thậm chí quậy tới bến.

Vì trong mắt người Nhật chỉ có khái niệm "người Việt" hay "du học sinh Việt" chứ hồ sơ du học thì đại đa số là đều như nhau, nhìn rất đẹp, chứng nhận đầy đủ, nhưng có điều là không đáng tin. Ví dụ thu nhập nông nghiệp có 1 héc ta khai lên 10 héc ta, mà chẳng có sổ đỏ gì cả và cũng không khai thuế thu nhập bao nhiêu.

Tóm lại, kế hoạch 300 ngàn du học sinh đã bị Việt Nam lạm dụng biến thành kế hoạch 300 ngàn dân tị nạn ^^ nên các bạn đi sau bị ảnh hưởng. Cũng có thể không du học được lại là việc tốt, vì thật ra du học mới chỉ là bước đầu thôi và sẽ tốn khá thời gian.

Chiến lược du học Nhật Bản thành công năm 2017