Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, March 6, 2017

Vì sao giúp người cũng có thể mang họa?

Thậm chí nhiều người giúp người xong thường lại mang họa hoặc bị "lấy oán trả ơn". Không phải lúc nào giúp người khác cũng là điều tốt. Nếu giúp kẻ xấu, bạn có thể bị kẻ xấu hại. Nếu cưu mang bọn xã hội đen, bạn có thể bị cướp tài sản.

Vấn đề là ở 処世術 thuật xử thế (thuật ứng xử trong cuộc đời) mà lẽ ra cha mẹ phải dạy cho con cái, nếu cha mẹ có đạo đức. Để sống an toàn và vui vẻ trong cuộc đời thì phải có kỹ năng này:

人を見極める
Hito wo mikiwameru
Đánh giá đúng người khác

Nhiều người không đánh giá được người khác nhất là những người nho giáo vì họ quan niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" (con người sinh ra bản tính tốt) hoặc theo quan điểm phật giáo "bố thí là việc tốt, nên làm". Trong gia đình, nhiều người được dạy rằng "giúp người là việc tốt". Đây lại không phải là điều mà người cha khôn ngoan (wise dad) dạy con. Kiểu dạy này là kiểu cha khờ (dumb dad) dạy con mà thôi.

Những người tuyệt đối không nên giúp

Xã hội đen, băng đảng bạo lực, tội phạm, bọn du thủ du thực
Những người ý thức thấp, hoặc kém văn minh
Những người không tự lập, thích ăn bám hoặc lợi dụng người khác
Người có đạo đức, tư cách kém
Người không được giáo dục đàng hoàng
Người cư xử không văn minh, không đàng hoàng
Người "tốt bụng" quá ngu ngốc

Người tốt bụng nhưng ngu ngốc (IQ thấp) thì tuyệt đối cũng không nên giúp. Vì họ chỉ "tốt bụng" kiểu cơ hội thôi. Khi bất lợi họ trở mặt liền. Dạng người này là nhiều nhất trong xã hội và nhiều người thấy họ "tốt, tội, đáng thương" liền giúp, sau đó bị lấy oán báo ân thì lại mất niềm tin.

Tôi lấy ví dụ thế này: Khi bạn thấy một người bị kẻ mạnh bắt nạt thì bạn ra tay giúp, bạn bày kế cho họ để họ có thể đánh lại kẻ mạnh. Nhưng sau đó chỉ cần kẻ kia đe dọa gia đình họ là họ lâp tức trở mặt và phản bạn. Tức là họ giữ lời hứa với bạn cùng đánh kẻ mạnh, hay khuất phục kẻ mạnh để "bảo vệ" gia đình. Rốt cuộc họ sẽ vì tư lợi mà không sát cánh với bạn nữa để mặc bạn một mình chống kẻ mạnh.

Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống như thế. Những người "tốt bụng" kiểu này chỉ là tốt bụng kiểu cơ hội mà thôi. Nếu có ai đe dọa tới cha mẹ, hay con cái họ, thì họ lập tức phản bội ngay. Làm sao có thể tin được những người như thế (nhất là kiểu người không giữ lời hứa kiểu này đầy rẫy trong xã hội nho giáo, vì hình như họ coi không gì quan trọng hơn cha mẹ, con cái thì phải, kể cả công lý và chính nghĩa hay sự thật.)

Nếu giúp, chỉ nên giúp người đàng hoàng, giữ lời hứa nhất là giúp người công chính, không tư lợi mà thôi.

Nếu bạn giúp bằng cách bố thí cho người nghèo thì đến bao giờ họ mới thoát nghèo? Họ sẽ sinh ra con đàn cháu đống để đi ăn xin mà thôi. Xã hội sẽ càng nhiều người ăn xin hơn. Theo tôi, không thể giúp người nghèo bằng cách bố thí cho họ. Muốn giúp người nghèo thì người nghèo phải giúp chính họ trước.

Đó là LAO ĐỘNG. Phải đổ mồ hôi ra lao động mỗi ngày, nếu không có việc làm thì làm việc công ích như dọn vệ sinh đường phố. Trên đời có biết bao nhiêu việc mà con người có thể làm. Hoặc là đi làm thuê và làm việc quần quật mỗi ngày. Khi đó mới có thể giúp họ được, mà thật ra, khi làm thế thì họ cũng tự giúp họ được rồi, không cần ăn xin nữa.

Vì sao con người thích giúp người khác đến thế dù họ cũng nghèo?

Trong xã hội nho giáo mất niềm tin, thì luôn có rất nhiều người giúp người khác. Thậm chí họ còn làm thay công việc mà lẽ ra nhà nước làm ví dụ chăm lo cho trẻ em nghèo. Càng nghèo, càng mất niềm tin thì lại càng ra sức giúp người nghèo.

Đằng sau trong đó là tiềm thức. Tiềm thức này bắt nguồn từ mặc cảm tự ti mất niềm tin vào xã hội. Vì xa hội quá nhiều điều xấu và nhiều thủ đoạn, nên trong thâm tâm có sự giằng xé liệu lòng tốt có tồn tại không. Liệu điều cha mẹ, nhà trường dạy (rằng ở hiền gặp lành, sống nhân đức nhất định gặp điều tốt) có đúng không?

Giữa thực tế và tiềm thức có khoảng trống, dẫn tới sự đổ vỡ hay trống rỗng trong tâm hồn. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta có động lực làm việc "tốt" và giúp người khác. Xã hội nghèo sẽ luôn có nhiều người sẵn sàng "hi sinh", "làm việc tốt".

Như đã nói, cho người ăn xin thì tới bao giờ họ mới thôi ăn xin? ^^ Đời con họ lại đi ăn xin mà thôi, vì ăn xin kiếm hơn cử nhân nhiều, việc nhàn, lương cao, không bị ai la mắng, lòng "tự trọng" (?!) cao hơn người đi làm chứ.

Nhưng xã hội cứ nghèo và ít cơ hội thì sẽ cứ sinh ra những người bố thí để xóa bỏ mặc cảm và sự mất niềm tin bên trong tâm hồn. Người ăn xin họ rành điều này hơn các bạn nhiều! Họ biết rằng, chỉ cần có vẻ nghèo khổ và ngồi ra đường là kiếm được nhiều tiền hơn chính những người cho họ tiền.

Nên người ăn xin cũng là dạng tư lợi. Vì tư lợi nên họ có muốn làm nghề khác cũng thường thất bại và quay lại nghề ăn xin thôi. Đây là một "nghề" chứ không phải là "hoàn cảnh" như các bạn "có lòng tốt" vẫn tưởng.

Như vậy, nghèo đói và bất công trở thành động lực để bố thí và giúp người. Đây là quy luật xã hội, tức là càng nhiều người bố thí thì xã hội đó càng nghèo và bất công.

Làm thế nào để đánh giá được con người?

Trước hết phải làm  người công chính và đặt sự thật, công lý lên hàng đầu. Những người tư lợi không thể đánh giá con người mà thường mờ mắt bởi lợi ích. Những người bị giáo dục giáo điều cũng không thể đánh giá con người vì ngay từ nhỏ bị nhồi vào đầu phương trình "Nghèo = Tốt đẹp".

Đa phần mọi người bị phương trình "Nghèo = Tốt đẹp" này nên bố thí mới thành việc tốt. Nhưng điều này không đúng.

Hoặc xã hội nho giáo thì con cái nghe lời cha mẹ mới là tốt đẹp. Điều này không đúng. Bạn phải trưởng thành về mặt nhân cách và tự mình đánh giá khách quan việc đúng sai và làm việc đúng.

Tất cả mọi việc phải xây dựng được dựa trên SỰ THẬT chứ không phải giáo điều.

Ví dụ bà cụ ăn xin thì có phải người tốt không? Có thể đó là người "lành" không gây hại cho ai, nhưng khó mà có thể nói là tốt.

Sự thật là nếu bà cụ tốt thế thì cả cuộc đời bà cụ đã làm gì? Chẳng lẽ không lao động miệt mài? Chẳng lẽ có con mà không dạy con lao động nên người? Dạy con tốt mà lại phải đi ăn xin? Là người tốt mà không có bạn bè nào giúp sao?

Theo tôi, già mà đi ăn xin là vì cả đời chỉ tư lợi, không thật sự lao động hay có trách nhiệm với công việc. Do đó, làm việc gì cũng bị đào thải do làm thì ít mà đòi tiền công thì nhiều. Vì thái độ kém như thế nên cuối cùng chọn "nghề ăn xin" làm kế sinh nhai. Mà thái độ, ý thức lại là do giáo dục gia đình. Sự thật là giáo dục gia đình kém ngay từ đầu: Cha mẹ không dạy dỗ, cũng không làm gương cho con mà chỉ dạy con tư lợi, hay la mắng khủng bố tinh thần. Nên không tập trung làm gì được cho ra hồn.

Nhìn người là phải như thế. Chứ nhìn người theo phương trình nho giáo "Nghèo = Tốt" hay phương trình phật giáo Thái Lan "Nghèo = Tốt" thì tới đời nào khá.

Tôi nhớ có lần thấy thanh niên đậu xe ở đường xin tiền đổ xăng. Vì sao anh ta đi xa không đổ xăng? Vì sao anh ta không gọi điện? Nếu điện thoại hết pin sao không nhờ người dân gọi điện? Vì sao số điện thoại người thân cũng không nhớ?

Sự thật là anh ta lừa đảo. Và nhiều người mắc bẫy anh ta do "lòng thương hại" đã nói ở trên. Tức là, người cho tiền anh ta không có khả năng đánh giá con người, không biết được sự thật. Nếu muốn giúp anh ta thì gọi điện cho người nhà anh ta là được mà! Nhưng như đã nói, người "tốt bụng" kiểu cơ hội họ chỉ muốn lấp đầy khoảng trống của mặc cảm tự ti và sự mất niềm tin mà thôi.

Những người "tốt bụng" kiểu này hay không đánh giá được người khác sẽ không khá và chỉ mất niềm tin hơn mà thôi.
Mark

No comments:

Post a Comment