Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, March 1, 2017

[Column] Nợ quốc gia nước nghèo

[Kinh tế học] Các nước nghèo nợ ai?

Họ nợ các định chế tài chính quốc tế ví dụ ngân hàng Vũ Trụ, ngân hàng Châu Nam Cực, ngân hàng Phát Triển Bắc Cực vv. Vì sao các nước nghèo vay nợ?

Vì họ muốn phát triển kinh tế. Nếu phát triển kinh tế (nhất là công nghiệp hóa) thành công thì họ sẽ thu được thuế và trả lại nợ. Bằng cách vay nợ, đất nước sẽ trở nên giàu có hơn, và các định chế tài chính cũng mong thế, để còn chốt lời.

Nhưng đời không như là mơ, nếu đã vay nợ thì thường khó mà làm ăn có lời (nếu làm ăn có lời thì đã không cần vay nợ để phát triển). Thường vay nợ để phát triển là để phát triển nóng, ví dụ khai thác tài nguyên, sau đó xuất khẩu thu tiền để trả nợ.

Siêu lạm phát Zimbabwe

Ngoài ra, thường thì ban đầu nước nghèo được vay vốn ưu đãi, ví dụ lãi suất 0% trong một số năm. Nên các nước nghèo thường khá hào hứng trước lòng tốt của quốc tế.

Tất nhiên, ngân hàng Vũ Trụ cho vay thì phải thu tiền về, như kiểu Ngân Hàng Sắt (Iron Bank) trong Game of Thrones. Nhưng vốn là ngân hàng làm gì có tiền, phải có ai đó bỏ tiền vô. Đó là chính phủ các nước giàu, các định chế tài chính của tư bản. Họ bỏ tiền vô và ngân hàng Sắt cho nước nghèo vay với mục đích "phát triển kinh tế".

Nghe thì có vẻ rất tốt. Nhưng thật ra đây là chủ nghĩa tư bản: Mục đích là kiếm lời.

Đầu tiên cho vay lãi suất thấp, nhưng các nước nghèo hiếm khi làm ăn hiệu quả, nên sẽ phải vay để đảo nợ. Đồng thời, kinh tế phát triển dần. Khi thu nhập đủ cao thì họ sẽ tăng lãi suất vay lên. Khi gần tới thu nhập trung bình thì họ có thể tăng tới 6%, và thường chỉ cho vay bằng USD.

Khó mà có thể làm ăn sinh lời tới mức đấy, nên các nước nghèo thường lại rơi vào vòng xoáy đảo nợ: Vay nợ mới để trả nợ cũ, với lãi suất cao hơn. Nếu không trả nợ đúng hạn còn bị hạ bậc tín nhiệm và phải vay với lãi suất cao hơn nữa.

Những người nghèo vay nợ thì sẽ có nhiều người giàu lên nhờ dòng tiền vay này. Họ có thể làm thầu dự án cho chính phủ, cung ứng vật tư vv. Phải có tiền vay thì mới có dự án lớn để giải ngân được.

Nhưng tiền trả thì người dân phải đóng thuế để trả, nên các chính phủ nước nghèo thường duy trì tỷ lệ lạm phát cao để làm bốc hơi tiền tiết kiệm của người dân, chuyển qua chính phủ để mua ngoại tệ trả nợ. Do đó, các nước nghèo như Zimbabwe tỷ lệ lạm phát cực cao, tạo thành siêu lạm phát.

Làm sao nước nghèo trả nợ?

Thật ra làm sao người nghèo trả nợ khi vay xã hội đen? Họ bán nhà. Vì họ có bao giờ làm ăn có lời, mà lại lời cao để trả nợ đâu. Ngân Hàng Sắt cho nước nghèo vay vì họ biết nước nghèo có nhiều bất động sản và tài nguyên, nên có thể siết nợ được. Ví dụ như Argentina, tới nay vẫn còn nợ không trả dứt dù đã bán rất nhiều tài sản quốc gia như đường sắt.

"Muốn lấy nhà của người nghèo thì đầu tiên cho họ vay lãi suất 0% để họ làm ăn.
Sau đó cho họ vay để đảo nợ với lãi suất tăng lên. Cuối cùng siết nhà họ."

Vì thế, các định chế tài chính như Ngân hàng Vũ Trụ, Ngân hàng Phát triển Bắc Cực, Ngân Hàng Sắt thật ra chỉ là dạng cho vay nặng lãi. Cuối cùng, chính bạn phải è cổ ra trả cho họ để làm giàu cho tư bản quốc tế.

Ngoài ra, các định chế tài chính cũng giúp phát triển kinh tế để có thể chốt lời. Nếu nước nghèo phá sản thì họ cũng không làm ăn tiếp được. Nên việc các nước nghèo đạt tới mức thu nhập trung bình chỉ là thời gian. Bởi vì khi nợ không trả được thì bắt buộc phải mở cửa để nước giàu vào đặt nhà máy, khai thác tài nguyên, nhân công giá rẻ, xuất khẩu. Tiền thu được dùng để trả nợ.

Việc các hãng nước ngoài vào khai thác đất đai, tài nguyên, nhân công sẽ tạo ra một tầng lớp gọi là thu nhập trung bình. Lúc này nước nghèo rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tầng lớp "trung lưu" (thật ra vẫn là hạ lưu) tha hồ è cổ đi làm trả nợ quốc gia.

Như vậy có thể thấy là mọi chuyện đều do Ngân Hàng Sắt, đằng sau đó là tư bản quốc tế, sắp đặt chứ tăng trưởng kinh tế tới bẫy thu nhập trung bình như kiểu Thái Lan hoàn toàn không phải do người dân chăm chỉ mà được thế. Chỉ là một vòng tròn ma trận mà Ngân Hàng Sắt, do tài phiệt quốc tế giật dây, vạch ra sẵn để các nước nghèo chạy trên đó.

Nên sẽ có một loạt nước nghèo tới được "bẫy thu nhập trung bình". Sau đó họ lại vẽ ra một ma trận khác cho các nước nghèo để phấn đấu.

"Tài phiệt quốc tế vạch ra sẵn quy trình để nước nghèo tới 'bẫy thu nhập trung bình' để chốt lời."

Rốt cuộc, chỉ họ được lợi mà thôi. Và cùng với thời gian trôi đi thì các nước giàu đã tiến tận đâu rồi, có khi xây cả thuộc địa trên Sao Hỏa rồi cũng nên.

Như vậy, thu nhập người dân các nước nghèo tăng lên hoàn toàn không phải do nỗ lực của họ hay do chính sách kinh tế đúng đắn, mà chỉ là sự sắp đặt sẵn (hay nói cách khác là định mệnh). Sở dĩ điện thoại giá rẻ là do sản xuất tại nước nghèo, bán ra tại nước nghèo, xoay vòng để kiếm lời. Chứ nếu không thì điện thoại sẽ lập tức đắt đỏ ngay. Do đó, mua được điện thoại không chứng tỏ bạn giàu lên mà chỉ chứng tỏ có người đang kiếm được tiền từ vòng đời của bạn.

Nói chung, đã không có tư tưởng kiến quốc thì khó mà thay đổi số phận được. Muốn thoát nghèo thì đầu tiên vẫn là không ăn xin, không vay nặng lãi đã. Sau đó cắn răng mà trả cho xong nợ, bằng mọi giá.
Mark

No comments:

Post a Comment