Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, March 21, 2019

Nguyên tắc gửi tiết kiệm chống lạm phát

Thay vì than vãn lạm phát cao và cảm thấy mình là nạn nhân, bạn có thể tránh được và sống khỏe. Tôi sống ... không lạm phát. Tôi không bị suy giảm mức sống như mọi người. Ngược lại, nhờ có lạm phát mà tôi kiếm được nhiều tiền hơn.

Vì sao lạm phát mà tôi kiếm nhiều tiền hơn? Vì tôi hợp lý hóa lối sống, chi tiêu. Tôi không đi các nhà hàng có mặt bằng đắt đỏ nữa, hầu như không đi nhà hàng. Vì thế, tôi tiết kiệm được số tiền đi ăn nhà hàng.

Tôi cũng hạn chế đi ăn các hàng quán tăng giá mỗi năm, như thế, tiết kiệm được các khoản này. Thay vào đó, tôi kiếm quán tốt hơn (tôi có list ra cả thực đơn có thể ăn) và tự nấu ở nhà.

Nên cơ bản là sống không lạm phát. Nhưng nếu bạn giữ tiền mặt (bắt buộc vì bạn phải chi tiêu) thì làm sao để tránh mất giá?

Đây là thời đại kết hối, kết kim. Mục đích là để in tiền mua ngoại tệ trả nợ. Các bạn xuất lao Nhật Bản về bán ngoại tệ giá rẻ (bán công sức giá rẻ), mà năm sau tỉ giá vẫn không tăng, nên nếu bán sẽ bị mất mát do trượt giá nữa.

Nếu bạn giữ ngoại tệ, giữ vàng rồi lại phải bán ra khi cần tiền thì bạn bị mất rất nhiều. Do đó, hãy chuẩn bị một số nội tệ đủ để sống và gửi ngân hàng lấy lãi. Phần lãi ngân hàng sẽ bù vào một phần lạm phát.

Trong bài này, tôi luận về nguyên tắc gửi tiết kiệm chống lạm phát để thúc đẩy "phong trào quốc dân chống bão lạm phát".

Đây là biểu lãi suất ngân hàng:


Kỳ hạn 1 tháng ~ 5 tháng là tầm 5.5%, kỳ hạn 6 ~ 11 tháng là 7%, kỳ hạn 12 tháng là 8.4%.

Như vậy, nếu bạn chia nhỏ số tiền và gửi kỳ hạn 1 tháng cho linh hoạt, thì bạn được 5.5% mỗi năm, tức là giảm được trượt giá 5.5%.

Nhưng tốt hơn thì bạn nên gửi trước 6 tháng, để được lãi suất 7%. Còn tốt nhất là bạn gửi trước 12 tháng, để được lãi suất >8%.

Nếu bạn có kế hoạch hợp lý để chi tiêu và gửi được trước 1 năm thì bạn được lãi >8%, như vậy cơ bản là chống được lạm phát. Tôi sẽ hướng dẫn cụ thể bên dưới.

Vì sao lãi suất ngân hàng cao khi lạm phát cao?

Ngân hàng nợ xấu rất nhiều vì đã bị Tập đoàn Chúa Chổm vay hết tiền để làm dự án xe hơi gắn động cơ tên lửa rồi. Ngân Hàng hay tập đoàn Chúa Chổm thì đều của những người có "thân nhân tốt" với Big Brother, cơ bản là họ tiêu tiền của bạn để làm giàu.

Sau đó, tiền được in ra để mua ngoại tệ trả nợ nước ngoài, nên lạm phát cao. Nôm na là thế.

Nhưng nếu lạm phát cao mà lãi suất thấp thì người ta không mặn mà gửi tiền vào ngân hàng nữa. Vì đằng nào cũng mất thì tốn công gửi rồi rút làm gì?

Nếu người ta không gửi tiền, ngân hàng đói tiền mặt có thể sẽ sụp đổ dây chuyền (vì tập đoàn Chúa Chổm đã rút ruột rồi). Vì thế, ngân hàng phải đưa ra lãi suất cao "tương đương lạm phát" để hấp dẫn người gửi theo kiểu mật ngọt hút ruồi.

Đây chính là nguyên lý để bạn có thể khéo léo vượt qua bão lạm phát. Tất nhiên là nếu có siêu lạm phát in tiền hàng loạt, thì tiền của bạn gửi ngân hàng sẽ mất giá trị.

Lúc đó, nợ của tập đoàn Chúa Chổm và của Ngân Hàng (nợ tiền gửi với bạn) sẽ được giải quyết nhanh chóng, họ không còn nợ gì, trong khi có rất nhiều bất động sản, tài sản cầm cố vv.

Gửi toàn bộ tiền vào ngân hàng là việc nguy hiểm và là "giao trứng cho ác".

Bạn chỉ gửi số tiền tương đương một năm tiêu dùng để chi tiêu cá nhân mà thôi nhé. Đừng bỏ tất cả trứng vào giỏ của chim ác, kẻo tập đoàn Chúa Chổm và Ngân Hàng ăn hết trứng của bạn đó.

Hướng dẫn cụ thể cách gửi tiền tiết kiệm chống lạm phát

Tôi ví dụ, trường hợp của tôi mỗi tháng tiêu tầm 14 ~ 16 triệu (đã gồm cả 4 triệu tiền lãng phí). Như vậy, để phòng thiếu hụt, mỗi tháng tôi nên có thể đáo hạn sổ khoảng 20 triệu. Nhưng để đề phòng trường hợp rút sớm, tôi chia ra 2 sổ mỗi sổ 10 triệu.

Ví dụ giờ là tháng 3/2019:
Tháng 4: Hai sổ 10 triệu sẽ đáo hạn
Tháng 5: Hai sổ 10 triệu sẽ đáo hạn
Tháng 6: Hai sổ 10 triệu sẽ đáo hạn
.....
Tháng 4/2020: Hai sổ 10 triệu sẽ đáo hạn

Như vậy, đều đặn mỗi tháng tôi rút ra 2 sổ 10 triệu = 20 triệu để chi tiêu.

Do đó, tôi sẽ gửi tiết kiệm luôn cho cả sổ sẽ đáo hạn vào tháng 4 năm sau, vì như thế sẽ được kỳ hạn 1 năm và được lãi suất >8%.

Vào tháng sau, tôi lại gửi sổ sẽ đáo hạn tháng 5 năm sau để được lãi suất >8%.

Cứ như thế, tôi gửi trước tiền dư 1 năm để tối ưu lãi suất.

Nhưng mà nhỡ không đủ tiền cho 1 năm thì sao?

Thì bạn gửi kỳ hạn ngắn hơn, với lãi suất thấp hơn. Tốt nhất là 6 tháng trở lên để được lãi suất 7% trở lên.

Lý tưởng nhất là mọi sổ của bạn có kỳ hạn 12 tháng, để tối ưu hóa lãi suất.

Ngoài ra, mẹo quản lý sổ:

Ví dụ khi bạn gửi sổ 10 triệu để đáo hạn vào tháng 9 năm nay, thì bạn nên gửi số tiền là 10.000.009 để nhìn số là bạn biết sổ cho tháng nào, còn tiền lãi phát sinh thì bạn để trả vào tài khoản thanh toán (thẻ ngân hàng) của bạn chứ không để nạp tiếp vào sổ và tái hạn.

Nếu là sổ tháng 12 thì số tiền là 10.000.012.

Tôi cũng mới luận ra các phương pháp ở đây hôm qua thôi. Tôi đã mở xong rồi.

Chi tiêu có kỷ luật và có kế hoạch

Người trở nên giàu có không phải là người thông minh, không phải người nỗ lực, không phải người gặp may hay trúng số. Đơn giản là chi tiêu có kế hoạch và có kỷ luật. Ngoài ra phải có sự khôn ngoan (biết dự đoán tiền ngoài ngân sách).

Muốn tham gia được phong trào quốc dân chống bão lạm phát, bạn phải chi tiêu có kế hoạch và tuyệt đối tuân thủ kế hoạch đã đề ra (kỷ luật).
Mark

2 comments:

  1. em thấy bài viết của takahashi hay quá. Học hỏi thêm được nhiều điều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Good! Cứ làm theo chắc chắn sẽ thành công và hơn nữa hạnh phúc nữa! ^o^

      Delete