Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, September 30, 2017

Ý THỨC HỆ WINDOW SHOPPING

Chỉ dành cho người keo kiệt (ケチ) và hạnh phúc (シ・ア・ワ・セ). Chống chỉ định: Đạo đức giả, tín đồ tư bản chủ nghĩa, tín đồ hàng hiệu, keo kiệt nhưng không hạnh phúc, hạnh phúc nhưng không keo kiệt, vừa keo vừa không hạnh phúc.

閉店セール=Closing Sale, một trong những thủ thuật tạo cơn cuồng mua sắm vô độ!

Vì sao con người mê đắm shopping đến vậy?

Vì shopping là trải nghiệm tuyệt vời nhất. Không phải sex, mà là shopping. Vấn đề có lẽ là về thời gian. Nhưng chắc chắn là shopping là trải nghiệm chỉ con người mới có. Nhưng cùng cực thì là vì điều gì, cốt lõi của việc mê đắm mua sắm, của chứng nghiện mua sắm, cuồng mua sắm là gì?

Cuộc đời thật "bất điều lý" (不条理 FUJOURI = phi lý). Shopping thể hiện tuyệt vời tính chất "bất điều lý" này.

Tóm tắt lại thì thế này: Bạn shopping vì bạn cảm thấy vui. TIÊU TIỀN là một việc VUI VẺ. Nhưng để tiêu tiền thì bạn phải KIẾM TIỀN, mà kiếm tiền lại là việc ĐAU KHỔ. Sở dĩ bạn phải kiếm tiền vì bạn phải chi trả hóa đơn sinh hoạt, đây là lý do chính đáng. Dù bạn đau khổ, bạn vẫn phải:
(1) Sống và kiếm tiền
(2) Biết ơn cha mẹ
(3) Biết ơn thầy cô
(4) Biết ơn lãnh đạo
(5) Bố thí người nghèo
Thật sự là càng đau khổ càng cần làm các điều trên để cảm nhận được Ý NGHĨA SỐNG (生きがい IKIGAI).

Dù làm tất cả các việc trên - dù chúng tôi lấy làm tiếc về sự đau khổ của bạn - thì tất cả đều rất chính đáng. Nhưng sự phi lý chính là sau khi kiếm tiền một cách đau khổ, cực nhọc thì người ta lại ném không biết bao nhiêu tiền vào mua sắm mà nhậu nhẹt, trà sữa, ai phôn là những ví dụ điển hình.

Trong mua sắm thì luôn phải nhớ là: Không có sự điên rồ nào bằng sự điên rồ nào.

Tóm lại thì bạn cực khổ kiếm tiền rồi lại tiêu tiền để cảm thấy vui nhằm xóa bỏ căng thẳng do sự cực khổ vì kiếm tiền gây ra, và quá trình này cứ lặp lại liên hồi.

Không ai có thể dừng mua sắm được. Và có lẽ trở thành cơn nghiện hay cơn cuồng mua sắm. Ở nước càng nghèo, họ lại càng mê điện thoại xịn.

Lý do tốt nhất theo ý kiến của tôi là:

Mua sắm cho con người lý tưởng

Vì con người thất bại trong việc tìm ra lý tưởng cuộc đời. Vì họ không trả lời được câu hỏi: Vì sao bạn đang làm công việc mà bạn đang làm?

Mua sắm đơn giản là cho họ niềm vui nhưng như đã nói, niềm vui này đánh đổi bằng nước mắt nên không thât sự vui lắm. Nhưng thật ra, vì có niềm vui nhỏ thì sẽ mơ ước lớn hơn, mua được thứ mắc tiền hơn, "độc" hơn, mua một liên hoàn thứ ^^ để trở nên COOL hơn, sành điệu hơn, hào hoa phong nhã hơn vv. Và đó là lý tưởng mới của họ.

Một lý tưởng về đồ vật, hàng hóa, những thứ khoác lên người để trở nên lung linh.

Đây có thể nói nôm na thành: Làm việc bạn không thích để kiếm tiền mua thứ bạn không cần nhằm gây ấn tượng với những người bạn không ưa!

Nghe đau lòng phết nhỉ! Nhưng lại đúng với đại đa số những người không có lý tưởng trong cuộc đời.

Vì thế điều quan trọng chính là:

理想
りそう。LÝ TƯỞNG

Những người không tìm được LÝ TƯỞNG cho cuộc đời mình đơn giản là bị các nhà tư bản nhồi sọ lý tưởng tư bản vào đầu, hijack (cướp) cuộc đời, và nhồi nhét rất nhiều thứ kiểu như sành điệu, hạnh phúc, tuyệt vời, "thật không thể tin nổi", "trải nghiệm chưa từng có", "thế giới chưa từng biết đến", "cuộc sống trong mơ", tuyệt diệu, vv.

Bây giờ hi vọng bạn đã hiểu lý do căn bản - tôi gọi là "hạt cơ bản" - của cơn cuồng mua sắm. Đó là SỰ TẨY NÃO CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, dù tốt hay xấu. Cũng nhân tiện nói luôn là tôi không hề chống chủ nghĩa tư bản, tôi thích phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản, tôi chỉ chống và bài trừ những tệ hại do sự tẩy não của chủ nghĩa tư bản gây ra mà thôi. Để tránh hiểu lầm là tôi chủ trương quay về "nguyên thủy chủ nghĩa", vì cơ bản là tôi cũng ... mê shopping mà?! Nếu không shopping thì sống làm gì cho chật đất.

Má ơi 売りつくし bán thanh lý, thường là QUANH NĂM!

Mua sắm là một dạng "khoái cảm"

Cảm giác bạn mua được một món hàng mà bạn chết mê chết mệt sẽ giải phóng rất nhiều dopamin trong não, mang lại cảm giác đê mê sung sướng. Giống như khi bạn chìm đắm trong tình yêu cuồng nhiệt và được đáp lại đầy đủ. Rất nhiều dopamin và đủ thứ hóa chất khác.

Thì cũng tốt thôi. Nhưng một điều bất tiện mà có lẽ bạn chưa biết về dopamin: Nó khiến bạn nhìn nhận sai lạc về cuộc sống, khiến bạn sống trong ảo mộng và làm bạn hành động sai lầm. Thực sự, dopamin tiết ra quá nhiều sẽ làm hỏng khả năng phán đoán của não bộ, và bạn chẳng làm gì đúng đắn hay ra hồn cả.

Và dopamin tạo ra một cơn nghiện: Càng ngày sẽ càng phải mua sắm điên cuồng hơn để thỏa mãn cơn nghiện này. Và trong trạng thái bị ảo giác, nên khó mà tỉnh ngộ được. Giống như bạn theo một tà giáo vậy.

Bạn trở nên vô cùng "cuồng tín", tin tưởng bất kỳ điều gì mà sản phẩm hứa hẹn - hay đúng ra là nhà tư bản hứa hẹn sẽ đem lại "cuộc sống màu hồng tuyệt vời", "trải nghiệm không thể tin nổi cho bạn". Tôi thì không thể tin nổi là bạn lại mê muội đến mức thế!

Đến đây là xong bài học về hóa học rồi. Phần tiếp theo là:

Khoa học về mua sắm

Wednesday, September 27, 2017

Tư thế để giảm cân

Chắc gì ăn ít và vận động nhiều đã giảm cân hay có dáng đẹp? Người VN ăn rất ít, dù vận động ít, nhưng béo phì rất nhiều và đặc biệt là dáng không ổn. Nhất là thanh niên và trung niên bụng bia rất nhiều. Vấn đề ở đây có thể là TƯ THẾ = 姿勢 (shisei)

Tư thế sai thì rất khó giảm cân và dễ bị mập bụng. Ngoài ra là sẽ tạo ra dáng không đẹp không gây ấn tượng tốt thậm chí là cảm giác "bê tha bệ rạc" - thứ mà chúng ta tuyệt đối muốn tránh trong cuộc đời đầy những lời gian dối này. "Hãy là chính bạn", "chúng ta là bạn bè" chỉ là những lời gian dối. Người ta chỉ tôn trọng bạn khi bạn FIT mà thôi! Nếu bạn muốn tự kỷ ám thị thì mỗi sáng thức dậy hãy hô lên rằng "Tôi sẽ FIT".

Tư thế xấu và tư thế lý tưởng. Ảnh: Nikkei.

Thật ra thì tôi có giới thiệu về cách đi đứng trong bài Cách đi đứng đúng rồi. Tóm tắt lại thì thế này:
1. Hãy đứng thẳng nhìn thẳng.
2. Sải bước chứ không đá chân chữ bát.
3. Không dựa dẫm đồ vật xung quanh.

Như thế thì rất mệt, nhưng lại hữu ích cho việc giảm cân. Thật ra thì việc giảm cân chỉ là một phần, như đã nói trong các bài viết trước, giảm cân hay tăng cân không quan trọng bằng việc giảm tỷ lệ mỡ. Đứng thẳng và bước đi đúng giúp bạn luyện tập cơ bụng cho chắc, từ đó tránh bị mập bụng. Những người không bị mập bụng thật ra là có cơ xung quanh vùng bụng chắc, nên giảm mập bụng là một mục tiêu chính của việc giảm cân.

Chắc chắn bạn không muốn giảm cân kiểu teo tóp toàn thân riêng bụng thì cứ phình ra đâu nhỉ? Ở VN có khá nhiều anh thanh, trung niên có dáng kiểu này. Các anh đi đứng rất xấu, đứng luôn dựa dẫm, uống bia ăn nhậu nhiều. Cho dù các anh có tập thể dục thể thao thì cũng khó mà cải thiện được vòng bụng.

Bụng bia. Ảnh: Nikkei. Minh họa của 川崎タカオ

Những người khó giảm cân hay cải thiện vóc dáng

Tuesday, September 26, 2017

Lý tưởng về hạnh phúc

Thật ra thì ai cũng hạnh phúc, có điều họ không biết đấy thôi. Cuối mỗi tuần ở VN mà đi các khu trung tâm thương mại là đông nghẹt người, toàn những người lao động chân chính mang cả bầu đoàn thê tử đi ăn uống và mua sắm. Thanh thiếu niên tụ tập cười nói tíu tít uống trà sữa. Ai cũng vui vẻ cả. Và có gì sai đâu. Thậm chí nhiều người còn tụ tập nhậu nhẹt ngay từ giữa tuần. Hãy nhìn người dân lao động chất phác và thật thà, họ có loa xách tay và ngồi nhậu mỗi tối, bật loa cho cả xóm nghe - đây gọi là "âm thí" hay "nhạc thí" nói nôm na là "bố thí âm nhạc" dù hàng xóm có thích nghe hay không. Họ uống bia và tự làm mồi nhậu, sống cộng đồng rất vui vẻ.

Tôi không thích nhậu nhẹt vì hiệu quả hạnh phúc thấp tệ hại.
Tôi cũng chẳng thích dân nhậu vì họ chẳng khôn ngoan lắm.

Có ai thật sự không hạnh phúc đâu nào? Ngày nay có đốt đuốc giữa ban ngày cũng chẳng còn tìm thấy người thật sự đau khổ nữa. Đau khổ nhất trong cuộc đời này, có khi lại chính là "người tù vĩnh cửu" không biết chừng. Cả xứ VN này ai cũng sống vui vẻ cả, và ai cũng định hướng là sống vui vẻ cả. Nếu có khiếm khuyết thì chỉ là họ ít khi nghĩ ngợi về tương lai, về nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ chiến tranh. Nhưng nếu bạn nghĩ ngợi về rủi ro, nguy cơ, thì sao có thể hạnh phúc vào lúc này?

Ai cũng cố gắng xây dựng một gia đình hạnh phúc, êm ấm, hòa thuận. Và thực sự bằng mọi giá họ đã, đang và sẽ làm điều đó như thể gia đình, con cái sẽ là phao cứu sinh cho cuộc đời. Và thế thì cũng đúng thôi. Bạn có thể đi làm quần quật cả tuần, cuối tuần dẫn cả nhà đi ăn uống, mua sắm, chen chúc - càng chen chúc càng vui - thế có phải đơn giản không nào? Hơi đâu mà nghĩ ngợi nhiều.

Bạn càng nghĩ thì bạn càng cảm thấy mình kém hạnh phúc. Có vẻ như hòa vào đám đông, tức là "hòa nhập" thì có vẻ vui hơn nhỉ?

Nhưng đấy không phải là lý tưởng về hạnh phúc của tôi. Cạm bẫy của họ thật sự là gì?

Đó là họ không thể hạnh phúc lâu dài vì một lý do:

Họ dùng quá nhiều thời giantiền bạc để tạo ra hạnh phúc

Tất cả những người tôi thấy thì quả thật là họ vui, họ hạnh phúc (nhưng thứ Hai đầu tuần sẽ mệt mỏi và căng thẳng, và đã bồn chồn sẵn vào Chủ Nhật) nhưng họ không thể duy trì lâu dài được. Vì để tạo ra hạnh phúc họ tốn rất nhiều THỜI GIAN + CÔNG SỨC + TIỀN BẠC. Vì thế, họ luôn phải làm việc quần quật - bên cạnh việc mưu sinh cơm áo gạo tiền, thường là những việc bản thân không thích, để có hạnh phúc. Và cuối mỗi tuần họ sẽ tiêu sạch thời gian trong việc tạo ra hạnh phúc.

Bằng cách đó, trình độ lao động của họ không tăng lên mấy. Càng về già và thời gian càng trôi thì càng cần nhiều tiền, thời gian, công sức để hạnh phúc hơn. NOT SUSTAINABLE = Không thể duy trì lâu dài được.

Những người nhậu nhẹt là điển hình của việc tiêu phí thời gian, tiền bạc vào việc tạo ra hạnh phúc. Nhưng có mấy ai hạnh phúc lâu dài đâu? Càng về già chất lượng sống càng kém và sẽ càng khó hạnh phúc hơn. Tới một lúc thì e rằng họ sẽ nhận thấy cuộc đời thật là khổ.

Vì thế mới hình thành khái niệm: ĐỜI LÀ BỂ KHỔ.

Ngoài ra, hạnh phúc của họ phải có sự tham gia của tập thể, cụ thể là gia đình hay bạn bè, nên càng khó duy trì. Và khi mối quan hệ đổ vỡ thì đột nhiên họ sẽ không thể hạnh phúc nữa, dù có bỏ tiền hay thời gian ra. Vì họ cần sinh hoạt tập thể, nói chuyện giao tiếp mới hạnh phúc được. Chỉ cần gia đình đổ vỡ là không còn cảm nhận được niềm vui nữa.

Vì thế lại sinh ra khái niệm VÔ THƯỜNG, tức là cuộc đời có thể chuyển từ vui sang buồn rất nhanh và chẳng hiểu lý do tại sao.

Kết cục là, cuộc đời khi về già gắn với hai khái niệm ĐỜI LÀ BỂ KHỔ và VÔ THƯỜNG, mà biểu hiện là sự mất niềm tin.

Vì thế, riêng về hạnh phúc thì tôi chẳng học gì từ người VN cả.

Vậy lý tưởng về hạnh phúc là gì?

Monday, September 25, 2017

Hội thảo du học Nhật Bản JASSO 2017

Hội thảo du học Nhật Bản “Study in Japan Fair” là hội thảo du học Nhật Bản do Pháp nhân hành chính độc lập – Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) tổ chức.

Thời gian và địa điểm tổ chức
(1) Hồ Chí Minh: ngày 30/9/2017 (thứ 7) 9:30 ~ 16:00
Rex Hotel, 141 Nguyễn Huệ, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

(2) Hà Nội: ngày 1/10/2017 (chủ nhật) 9:30 ~ 16:00
Lotte Hotel Hanoi, 54 Liễu Giai, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Nội dung chính yếu:
 - Học bổng du học Nhật Bản
- Thông tin các trường Nhật Bản
- Các khóa học bằng tiếng Anh tại Nhật
- Cơ hội đỗ đại học thông qua Kỳ thi du học Nhật Bản (EJU).
- Thủ tục xin visa du học Nhật Bản
- Kinh nghiệm du học của các anh chị đi trước

Vé vào cửa: Miễn phí

Jasso Vietnam Office: https://www.jasso.org.vn/


Danh sách đơn vị tham dự

Saturday, September 23, 2017

Rèn luyện khả năng ĐỌC HIỂU LUẬT PHÁP

Muốn sống an toàn trong xã hội thì bạn phải học khả năng ĐỌC HIỂU luật pháp. Để tránh làm sai và thậm chí là để tránh bị phạt sai. Ngoài ra, bạn hiểu luật pháp thì khi ra tòa thuê luật sư sẽ dễ thắng hơn. Việc lười đọc, hay không có khả năng đọc hiểu thường khiến người ta bị hệ thống luật pháp o ép và bị cáo buộc rất nhiều tội. Ở Mỹ cảnh sát có thể bắt nạt khá nhiều người thiểu số nhưng không thể bắt nạt người Do Thái, hay con cái của họ đơn giản vì họ hiểu luật và có luật sư. Khi bạn hiểu luật thì sống sẽ an toàn hơn nhiều, nếu có ai làm sai bạn có thể thuê luật sư và kiện họ ra tòa.

Ví dụ hôm nay là về vấn đề rọ mõm cho chó. Đây là "Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y":
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Chó Shiba. Ảnh: Dogtime.

Vì điều luật này mà nhiều người đòi phạt chó không rọ mõm, hoặc nhiều người gấp rút đi mua rọ mõm cho chó. Nhưng thật ra điều luật này không rõ ràng về ý nghĩa lắm.

Ở mục b) có hai hành động là (1) không đeo rọ mõm cho chó và (2) không xích giữ chó, không có người dắt. Từ đó dẫn đến 3 tình huống:

Tình huống 1: Không đeo rọ mõm VÀ không dắt bằng xích
Tình huống 2: Không đeo rọ mõm NHƯNG dắt bằng xích
Tình huống 3: Dắt bằng xích NHƯNG không đeo rọ mõm

Tình huống 1 thì chắc chắn vi phạm rồi khỏi cần bàn thêm, nhưng tình huống 2 và 3 thì có vi phạm không?

Cách hiểu thứ nhất: Theo đa số mọi người đọc sơ thì tình huống 2 và 3 cũng vi phạm và cũng bị sử phạt. Bởi lẽ nếu chỉ tình huống 1 bị xử phạt thì phải viết thế này:
b) Không đeo rọ mõm cho chó không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Cách hiểu thứ hai: Nhưng nếu tình huống 2 và 3 cũng vi phạm thì nên viết thế này cho dễ hiểu:
b) Không đeo rọ mõm cho chó khi đưa chó ra nơi công cộng.
c) Không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Vì thế rốt cuộc đây là văn bản pháp luật đã không được viết tốt và rõ ràng. Tóm lại là nếu chỉ dắt bằng dây mà không đeo rọ mõm cho chó thì có bị phạt không?

Tức là cách hiểu thứ nhất hay cách hiểu thứ hai đúng? Nếu cách hiểu thứ nhất đúng thì văn bản dùng sai từ nhưng không bị phạt, nếu cách hiểu thứ hai đúng thì bị phạt nhưng vì sao lại viết thành "một hành vi"?

Chữ "hoặc" ở đây là bổ nghĩa cho việc "phạt tiền" hay cho "hành vi"? Nếu bổ nghĩa cho phạt tiền thì tình huống 2 và 3 đều bị phạt tiền, còn nếu bổ nghĩa cho "hành vi" thì không.

Nếu bạn dắt chó đi nhưng không rọ mõm, và bị phạt tiền và sau đó bạn kiện ra tòa, thì có khả năng thắng kiện người phạt bạn không?

Tôi nghĩ là có. Bởi vì mặc dù văn bản không rõ ràng về ý nghĩa và đã không được viết tốt nhưng trước hết chúng ta phải hiểu MỤC ĐÍCH CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT và tranh luận về mục đích này.

Chúng ta hãy chú ý tới chỗ này: Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

Tức là điều này là để phòng bệnh về động vật. Sở dĩ phải dắt chó chứ không phải dắt mèo vì chó có thể lây bệnh dại nếu nó bị dại và cắn người. Như vậy các hành động là để tránh việc chó cắn người mà thôi. Còn mèo thì không cần, vì thật ra không phải mèo không bị bệnh dại mà mèo không cắn người.

Hoặc đơn giản là chó đã tiêm phòng, không bị bệnh dại, nhưng cắn người thì người bị cắn cũng lo sợ mà phải tiêm phòng và ảnh hưởng sức khỏe.

Như vậy, mục đích của Điều 7 này là để tránh chó cắn người, như vậy bạn chỉ cần rọ mõm HOẶC dẫn dây (và có người dắt) là đủ.

Nếu bạn làm một trong hai hành động (rọ mõm HOẶC dẫn dây) thì đã đảm bảo chó không cắn người và không vi phạm điều 7 rồi. Ở nước ngoài thì người ta cũng không yêu cầu rọ mõm chó mà yêu cầu dẫn dây (leash) thôi.

Đây là ví dụ về khả năng ĐỌC HIỂU PHÁP LUẬT. Tuy nhiên, không phải người thi hành luật pháp (lực lượng hành pháp) cũng có khả năng đọc hiểu tốt. Họ có thể phạt bạn chỉ vì bạn không rọ mõm chó mặc dù vẫn dẫn dây, vì họ ĐỌC KHÔNG HIỂU hoặc ĐỌC KHÔNG TỚI.

Bạn có thể tranh luận với họ nhưng họ vẫn phạt bạn. Vậy phải làm thế nào? Tất nhiên là phải thuê luật sư kiện họ ra tòa rồi. Vì tòa án là nhánh tư pháp, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nhánh hành pháp (cảnh sát vv). Chúng ta không thể đảm bảo người thi hành pháp luật luôn làm đúng, do đó, phải rèn luyện khả năng đọc hiểu và tư duy pháp luật.

Nhân tiện, nếu muốn trở nên thành công và giàu có bạn phải hiểu biết về pháp luật. Vì có rất nhiều kẻ sẽ tìm cách lấy tiền của bạn, kể cả cách phi pháp lẫn "hợp pháp". Bạn phải hiểu biết về pháp luật để thu thập bằng chứng phạm pháp của họ và tự bảo vệ của bản thân. Những kẻ không có khả năng đọc hiểu và hiểu biết pháp luật sẽ chỉ thua thiệt và bị tước đoạt (thậm chí bởi cả lực lượng hành pháp).

Với các bạn đi du học thì sẽ có cơ hội ĐỌC HIỂU PHÁP LUẬT Nhật Bản: Vì các bạn sẽ quan tâm tới visa lưu trú nên sẽ đọc liên quan tới visa, lao động. Tôi đọc hiểu pháp luật Nhật Bản rất tốt vì tôi luôn tìm hiểu về pháp luật. Các văn bản pháp luật ở Nhật viết khá chặt chẽ, đọc khá đau đầu nhất là VÀ và HOẶC nhưng đọc nhiều sẽ quen thôi. Bạn nào du học mà học ngành luật ở Nhật cũng khá hay.
Mark

Thursday, September 21, 2017

Học ngành công nghệ thông tin (IT) tại Tokyo

Tư vấn du học Nhật Bản học ngành công nghệ thông tin tại Tokyo

Người tư vấn: iSea Saromalang.
Tư vấn xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin:
=> IT Communicator (thông dịch viên IT)
=> BrSE (kỹ sư cầu nối)
=> PM (Project Manager = quản lý dự án công nghệ thông tin)
=> Lập trình viên làm việc tại Nhật Bản (Programmer, Coder)
=> Ngành outsourcing (thuê ngoài hay offshore) trong công nghệ thông tin

Một số đại học danh tiếng về công nghệ thông tin tại Tokyo
Đại học
Loại trường
Ngành học IT
Department of Information Science
Department of Information and Communication Engineering
Đại học quốc lập
Information and Communications Engineering (Công nghệ thông tin và truyền thông)
Mathematical and Computing Science (Khoa học toán và tính toán / Toán tin)
Computer Science (Khoa học máy tính)
Đại học Điện Thông Tin (Electro-Communications, Tokyo)
Đại học quốc lập
Khoa học máy tính (Computer Science)
Điện tử thông tin
Thông tin truyền thông
Kỹ thuật toán thông tin
Thông tin học bảo mật (security)
Thông tin học phương tiện truyền thông (media)
Thông tin học cho kinh doanh, xã hội
Department of Information and Communication Sciences (Ngành khoa học thông tin và truyền thông)


Tìm hiểu về ngành IT tại Nhật


(C) iSea Saromalang

Nên mặc áo màu gì và như thế nào để ... ra tòa làm bị cáo?

"The night of"

Vì sao lại quan tâm tới thời trang khi ra tòa như thế?

Có ai quan tâm đâu, nhưng mà về mặt tâm lý học mà nói, bạn nên mặc áo gì thì người ta dễ tin bạn vô tội (not guilty) hay ít ra dù bạn có tội (guilty) thì cũng do hoàn cảnh xô đẩy và bạn chỉ là nạn nhân?

Trước hết hãy ăn mặc lịch sự, và hãy mặc sơ mi trắng, tốt nhất là cà vạt đen. Về tâm lý mà nói thì như thế trông bạn có vẻ "vô tội" hơn.

Sở dĩ quan tâm tới vấn đề này vì gần đây tôi thấy một số vụ án người ta ra tòa trông không chuyên nghiệp và ăn mặc chẳng ra sao cả. Họ mặc áo màu, áo đủ kiểu, cứ như thể họ sẽ tiện thể ra chợ mua cá vậy. Những người như thế chắc chắn là không hiểu về lễ nghĩa và thường bị xử nặng hơn. Vì ai cũng nghĩ họ có tội cả. Chỉ là xử họ tội nhẹ hay tội nặng mà thôi. Họ cũng có thể có luật sư mà luật sư của họ có vẻ cũng chẳng hiểu mấy về tâm lý học và cách xử thế.

Nói tóm lại là các vụ được coi là lớn và có đưa lên báo chí, truyền hình gần đây thì người ra tòa không tỏ ra chuyên nghiệp. Và vì thế họ gặp bất lợi ngay từ đầu vì tội "khó ưa". Quả thật là họ khó ưa thật, nhìn rất chán, ăn nói cũng không ra sao cả.

Đó không phải là "phẩm cách người ra tòa" và khó có thể đạt tới lý tưỏng người ra tòa được. Cho dù bạn làm gì thì cũng phải chuyên nghiệp, kể cả việc ra tòa.

Mặc sơ mi trắng, tốt nhất cà vạt đen

Wednesday, September 20, 2017

Bắt cơ thể có thói quen tiêu "tài sản tiết kiệm" (fat)

Mỡ trong cơ thể là một "tài sản". Nếu có chiến tranh, bệnh dịch xảy ra, hay có thảm họa thiên nhiên mà bạn không thể kiếm tiền hay kiểm thực phẩm thì lượng mỡ mà bạn tích được (tức là "fat") sẽ trở thành tài sản sử dụng dần.


Đây là lý do mà thời cổ đại phụ nữ đẫy đà (plump woman) được coi là hấp dẫn, tiêu chuẩn của cái đẹp. Vì họ sinh tồn tốt hơn mà. Ngày nay, vẫn rất nhiều người thích phụ nữ đầy đặn hơn, vì thể lực của họ thường tốt hơn.

Khi cơ thể bị đói thì cơ thể có xu hướng đốt cháy mỡ để sinh ra năng lượng để hoạt động. Nhưng vấn đề là người càng mập lại càng kém chịu đói. Vì thế họ cảm thấy đói nhanh và lại ăn để chống đói. Cơn đói có thể khiến họ mất ngủ nữa, khiến họ phải ăn khuya để có thể ngủ được. Vì thế họ lại càng mập. Sở dĩ như vậy là vì khả năng đốt mỡ yếu kém, phần lớn năng lượng nạp vào được chuyển thành mỡ (fat) tích tụ trong cơ thể. Còn mỡ được đốt thành năng lượng để hoạt động lại rất hạn chế, mà vì quá nặng họ lại ít vận động nữa. Đây là vòng luẩn quẩn của việc tích mỡ.

Trong cuộc đời toàn các vòng luẩn quẩn, nếu không thì thiên hạ thái bình thịnh trị lâu rồi. Nhưng vẫn có cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn: Chịu đau đớn khôn xiết.

Con người có ý chí có thể chịu đau để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Thật ra thì tôi đã thành công: Tôi bắt cơ thể phải tiêu "tài sản tiết kiệm" tức là đốt mỡ. Khi cơ thể hình thành thói quen này thì bạn sẽ rất khỏe, vì nó là quá trình tự động và việc giảm cân trở thành BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH.

Phân biệt "fat" và "lipid": "Fat" là "chất béo" thường là trong cơ thể động vật và là một dạng của lipid còn "lipid" nghĩa là hợp chất béo, và là hợp chất hữu cơ đa chức (chứa nhiều nhóm chức giống nhau). Tóm lại khi nói về "mỡ" thì chúng ta dùng "fat" còn nói về mặt hóa học các hợp chất béo thì dùng "lipids".

Suy cho cùng điều gì cũng phải trả giá: Nếu bạn ăn xả láng để sướng miệng và ngủ ngon, bám riết lấy tủ lạnh ngày và đêm, thì để đảo ngược bạn sẽ phải chịu nỗi đau tương xứng.

Đây là nguyên lý "đánh đổi" (TRADE-OFF) thôi. Do đó, để bắt thân thể phải đốt mỡ cưỡng ép thì bạn chỉ ăn rất ít, ít hơn mức vận động, tức là bạn vẫn vận động vừa phải nhưng ăn ít hơn mức đó để cảm giác hơi đói. Cơ bản là bạn sẽ quen đi theo thời gian và cơ thể sẽ tự động đốt mỡ đã tích tụ trong thân thể.

Bí quyết rất đơn giản: CHỊU ĐÓI.

Vì thế tôi đã đề ra lối sống dưới 5 USD/ngày (trong bài Capitalism). Bạn vừa tiết kiệm được tiền bạc, vừa bắt thân thể phải "đốt mỡ", còn gì tuyệt vời hơn?

Thật tuyệt khi bạn cảm thấy rất khỏe, và có thể tập gym đơn giản mà không thấy mệt. Cân nặng vẫn giảm được đều đặn. Bạn vẫn ăn, ngủ tốt, làm việc một cách dẻo dai và nói chung là cảm thấy rất "fit".

Hình mẫu lý tưởng

Làm gì cũng phải có hình mẫu (MODEL) thì mới dễ thành công. Hãy nhìn tù nhân chiến tranh (POW = prisoner of war). Mỗi ngày họ ăn hai chén cháo loãng và làm việc nặng nhọc. Chẳng ai có chút mỡ thừa nào cả. Thân thể họ tiêu sạch tiền tiết kiệm. Như vậy, cho dù bạn có đói và bắt thân thể tiêu "tiền tiết kiệm" (mỡ thừa) thì cũng sẽ không chết được. Và bạn biết là thân thể sẽ đốt mỡ khi cần, do đó chỉ cần bỏ đói nó chút ít là được.

POW (tù nhân chiến tranh) WW2

Thành công là một thói quen. Nếu bạn giảm cân thành công chứng tỏ bạn có ý chí và có thói quen tư duy thành công nên làm việc khác cũng dễ thành công hơn.
Mark

Saturday, September 16, 2017

Giảm cân (diet) và thời gian: Quy tắc thời gian

Muốn giảm cân thì phải hiểu rõ về mối quan hệ giữa giảm cân và thời gian. Bản chất của việc tăng cân, giảm cân là gì?

Tăng cân là bạn nạp thực phẩm vào, một phần để hoạt động và một phần tích thành mỡ (ngoài việc phát triển hệ cơ xương).

Giảm cân là khi bạn đốt năng lượng, hay đốt mỡ trong thân thể.

Muốn giảm cân thì phải đốt mỡ thật nhiều. Muốn đốt mỡ nhiều thì phải tăng nhịp thở (tăng ô xy), tăng vận động.

Nhưng một yếu tố quan trọng nữa là thời gian đốt mỡ. Thời gian đốt mỡ càng dài thì lượng mỡ đốt được càng nhiều.

Lượng mỡ đốt được = Thời gian đốt mỡ × Cường độ đốt mỡ (vận động vv)

Vì thế mà ăn trước khi đi ngủ là không tốt! Vì bạn chưa đốt được hết năng lượng thì đã đi ngủ, năng lượng dư sẽ chuyển thành mỡ. Nhất là đường, tinh bột vv thì rất dễ chuyển thành mỡ tích lũy trong cơ thể.

Nếu bạn chỉ vận động vừa phải thì phải tăng nhịp thở bằng các bài tập, đồng thời tăng thời gian đốt mỡ.
>>Trang giảm cân


Quy tắc về khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn

Các bữa ăn nên cách nhau ít nhất 5 tiếng. Không ăn trước khi đi ngủ 3 tiếng.

Ví dụ nếu trưa bạn ăn vào lúc 12 giờ trưa thì ít nhất 5 giờ chiều hãy ăn. Nếu bạn ăn sáng lúc 9 giờ thì hãy ăn trưa vào lúc 2 giờ chiều hoặc muộn hơn, nếu ăn trưa vào 2 giờ chiều thì hãy ăn tối vào lúc 7 giờ tối hoặc muộn hơn.

Nếu bạn làm muộn ăn tối lúc 11 giờ thì hãy đảm bảo là 2 giờ mới đi ngủ ^^

Ăn sớm hay muộn không quan trọng bằng việc tuân thủ khoảng cách thời gian giữa các bữa ăn và bữa ăn cuối ngày với lúc đi ngủ.

Giống như ngày xưa người ta thường nói người dậy sớm hạnh phúc hơn. Nhưng đâu phải thế! Bạn ngủ đủ thì sẽ hạnh phúc còn dậy lúc mấy giờ chả quan trọng. Nhưng nếu bạn phải đi làm sớm mà lại ngủ muộn thì sẽ thiếu ngủ, vì thế mới kém hạnh phúc.

Đừng có ăn vặt vào buổi tối. Chỉ nên uống trà hoặc nước lọc trong thời gian 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Mark
>>“Bữa sáng của vua và bữa tối như những kẻ khốn khổ” là cách tốt nhất để giảm cân
>>Bác sỹ nổi tiếng Nhật Bản đúc kết cách sống “không bệnh tật” chỉ bằng ăn, tập, thở, ngủ

Dịch vụ làm con dấu cá nhân (hanko) cho các bạn du học Nhật Bản

Phôi làm con dấu tại iSea Saromalang

Chi phí làm dấu: Dấu sừng trâu + Công khắc (S thuê ngoài) + Hộp
Các bạn iSea: 235k
Các bạn ngoài iSea: 285k
Giao tại quận 7. Chuyển phát: Sẽ tính phí chuyển phát hoặc người nhận trả.
Chuyển Uber/Grab delivery: Người nhận chịu.
Thanh toán: Trả tiền trước bằng chuyển khoản.
Thời hạn giao hàng: 1 tuần.
Hoặc chọn font chữ theo ý bạn như hướng dẫn bên dưới.

Lý do làm con dấu cá nhân (hanko) khi sang Nhật

Vì các thủ tục hành chính, ngân hàng vv đều cần (một số ngân hàng gần đây miễn con dấu cho du học sinh tuy nhiên có con dấu tiện hơn nhiều).

Thông số

Chất liệu: Sừng trâu (chất liệu tự nhiên)
Kích thước: Đường kính 12mm, chiều dài 58mm
Có hộp nhựa đính kèm như trong hình màu xanh blue / hồng pink. Trong hộp cũng có mực đóng dấu (tiếng Nhật gọi là 朱肉 "chu nhục" shuniku) nhưng ở Nhật ra hàng 100 yen shop thì bán đầy.

Nhân tiện, con dấu bằng nhựa composite bên Nhật thường có chi phí tầm 1200 tới 2000 yen. Đây là loại rẻ, loại đắt tiền có thể 10,000 ~ 100,000 yen. Đây là nói về con dấu khắc tên bạn.

Hoặc bạn ra hàng 100 yen và mua con dấu 100 yen, nhưng thường chỉ có tên người Nhật trừ khi bạn tên Bắc 北, Nam 南, Đông 東, Tây 西, Lâm 林, Đằng 藤, Sâm 森, vv thì may ra mới có con dấu tên bạn bằng chữ kanji.

Chất liệu sừng trâu siêu cứng nên rất khó chạm khắc, do đó mà cả chất liệu và tiền khắc bên Nhật sẽ rất đắt đỏ.

Với các bạn có nhu cầu thì iSea Saromalang sẽ khắc con dấu cho bạn với chi phí VN và nhân công VN nên sẽ tương đối rẻ (tiền thuê khắc có thể thay đổi nên cần liên hệ).

Trình tự khắc con dấu cá nhân tại iSea

Bạn tạo một file Word ghi rõ các option của bạn, mỗi option gồm có:
(1) Văn bản bạn muốn khắc đã được chỉnh font tương ứng
(2) Bên dưới ghi rõ font chữ là gì.

Gửi file Word cho Saromalang và nói rõ bạn muốn khắc theo option nào. Thật ra thì bạn sẽ chỉ gửi 1 option thôi, ở đây là ví dụ nên tôi đưa ra nhiều option để bạn xem mẫu cho tiện.


Để làm con dấu cá nhân thì hãy gửi email cho iSea Saromalang tiêu đề ghi rõ "Xin báo giá làm con dấu cá nhân (TÊN BẠN)". Nhớ đính kèm file Word nhé.

Tái bút: Saromalang cũng có thể làm các chữ cách điệu, ví dụ đây là chữ 如玉:


Nhìn sẽ ấn tượng hơn nhiều là chữ cứng. Con dấu ở Nhật thường là dạng chữ "ngoằn nghoèo" kiểu này. Càng huyền bí càng được tôn trọng!
(C) iSea

Wednesday, September 13, 2017

Đại học "Điện - Thông tin" (Tokyo) có gì đặc biệt?

Đây là đại học 電気通信大学 (Denki Tsuushin Daigaku, đại học điện khí thông tin). Đặc biệt vì trường còn chẳng có tên địa danh và tên của trường toàn danh từ chung. Trường thường gọi tắt là 電通大 Dentsuudai (đại học Điện Thông Tin). Đây là một trường đại học quốc lập nổi tiếng, nhất là về ngành kỹ thuật như công nghệ thông tin, điện, điện tử, truyền thông.

Về kỹ thuật, trường nổi tiếng có lẽ chỉ sau đại học Tokyođại học kỹ thuật Tokyo (trong nhóm Đại học quốc lập Nhật Bản).

Tên tiếng Anh: The University of Electro-Communications => Gọi tắt là UEC.
Địa chỉ: 1-5-1 Chofugaoka, Chofu, Tokyo 182-8585
Trang web: http://www.uec.ac.jp
Thành lập: 1949
Tỷ lệ chấp nhận: 23% (2014)

Campus đại học Điện Khí Thông Tin / Electro-Communications.
Ga gần nhất: 調布駅 Choufu Station / đi bộ 5 phút.

Thứ tự ưu tiên: Đại học Tokyo => Đại học kỹ thuật Tokyo => Đại học Điện Thông Tin (Electro-Communications)

Điểm đặc biệt của trường chính là mặc dù là một đại học quốc lập nổi tiếng nhưng tên trường rất chán, lại chẳng hề có địa danh như các đại học khác. "Đại học Điện Thông"?

Ngành học của đại học The University of Electro-Communications

Tuesday, September 12, 2017

[Thông báo] Lịch tuyển sinh du học Nhật Bản kỳ tháng 04 năm 2018

Các trường sẽ nhận đăng ký vào tháng 9 và làm hồ sơ vào tháng 10, tháng 11. Tuy nhiên, một số trường đại học có khoa dự bị đại học (khoa lưu học sinh, bekka) sẽ phải nộp hồ sơ trong tháng 9. Do đó, các bạn cần đăng ký và làm hồ sơ sớm.

Đại học Kansai

Chế độ tiến cử thẳng lên bậc đại học: Ngành sáng tạo chính sách, Ngành văn học (xã hội), Ngành kinh tế, Ngành thương mại (thương học), Ngành an toàn xã hội.
Chế độ tiến cử thẳng lên bậc cao học: Ngành nghiên cứu pháp luật, Ngành nghiên cứu văn học, Ngành nghiên cứu thông tin tổng hợp, Ngành nghiên cứu kinh tế học, Ngành nghiên cứu giáo dục học ngoại ngữ, Ngành nghiên cứu thương mại, v.v...

Đại học Kansai (Osaka) có chương trình dự bị đại học bekka

Bạn có thể được tiến cử lên thẳng nhóm ngành kinh tế >>Bài Logistics
(nếu thành tích ở bekka tốt)


Trường Nhật ngữ JCLI (Tokyo)

Hạn cuối nhận hồ sơ scan cho kỳ tháng 04/2018: Ngày 25 tháng 9, 2017
>>Thông tin trường Nhật ngữ JCLI

Trường Nhật ngữ Asuka (Oita)

Lịch phỏng vấn (trực tiếp) kỳ 04/2018: 19 tới 29 tháng 9, 2017
Tuy nhiên, thường theo thứ tự HCM => Huế => Hà Nội. Các bạn nào đăng ký thì phải liên lạc sớm để xếp phỏng vấn phù hợp.
>>Thông tin trường Nhật ngữ Asuka (Oita)

Đại học Sophia (dựa trên kết quả EJU)

Chỉ dành cho các bạn đã đăng ký EJU tháng 11 năm 2017. Môn thi phải phù hợp với ngành các bạn chọn.
Đăng ký qua web: Ngày 2 tháng 10 ~ ngày 26 tháng 10, 2017/07/26
Hạn gửi hồ sơ: Ngày 27 tháng 10
>>Thông tin ngành học đại học Sophia

Các trường Nhật ngữ khác

Các bạn cần đăng ký hồ sơ trong tháng 9 và gửi scan hồ sơ học lực qua trước nên phải chuẩn bị sẵn bản scan hoặc là bản sao các giấy tờ này.
Nguyên tắc là các bạn đăng ký sớm sẽ được giữ chỗ. Nếu đăng ký muộn quá mà trường đã nhận đủ hồ sơ đăng ký thì có thể bạn sẽ không đăng ký được nữa.
>>Hướng dẫn du học Nhật Bản

(C) Saromalang Overseas

Monday, September 11, 2017

"Tháng cô hồn" và cách nhìn (có lẽ tương đối) khoa học

Vì sao có "tháng cô hồn" và "tháng cô hồn" có đáng sợ không?

Tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch, tức là tầm tháng 8 dương lịch, gọi là tháng cô hồn vì đây là tháng hồn ma từ âm phủ tràn ngập lên, theo "lý thuyết" là thế. Tháng này đáng sợ vì có nhiều hồn ma, quỷ đói, vì thế người ta thờ cúng đám ma quỷ này.

Tôi chẳng thấy tháng cô hồn có gì đáng sợ, vì tôi không sợ ma quỷ hay bọn cô hồn. Nếu định sống kiểu "cô hồn" thì tôi vẫn làm tốt hơn đám ấy nhiều.

Theo "lý thuyết" thì người ta sợ ma quỷ, cô hồn. Nhưng chẳng phải những người thờ ma quỷ, thờ người chết cũng chính là cô hồn hay sao? Họ đang sợ chính họ, hay đúng ra, sợ chính cái bóng của họ. Một người mà sợ chính cái bóng của mình thì phải hỏi rằng lòng can đảm và dũng khí của họ ở đâu? Không thể sống trong sợ hãi mãi được. Ma quỷ sẽ chỉ đeo bám bạn và ám ảnh bạn nếu bạn sợ hãi chúng. Nếu bạn không sợ hãi và có thể nhìn thẳng vào mắt chúng, thì bóng ma sẽ lập tức tan biến. Đúng ra, ma quỷ phải sợ con người, một con người đúng nghĩa. Đây gọi là "chính nhân quân tử".

Vì bạn có sức mạnh của thượng đế, và vì bạn biết môn thần học (theology). Để không gặp rắc rối với người sống, bạn phải biết môn tâm lý học. Để không gặp rắc rối với bọn ma quỷ, hay đám cô hồn, bạn phải học môn thần học. Lý thuyết thì đơn giản vậy thôi.

You can't live in fear - "Ghost Rider".
Không thể sống trong sợ hãi.
Đó không phải là cách sống của chính nhân quân tử.

Vì sao người ta sợ tháng cô hồn?

Cũng như lý do họ sợ ngày trăng rằm và ngày Một âm lịch, nên họ thờ cúng. Ngày rằm là ngày mặt trăng gần trái đất nhất, ngày Một âm lịch là ngày mặt trăng xa trái đất nhất, những ngày này lực hấp dẫn thay đổi (tương ứng với phần hấp dẫn từ mặt trăng) nên con người ta bị ảnh hưởng về thể chất và tinh thần. Họ rơi vào trạng thái bất an vô cớ, hay dễ cáu giận mất kiểm soát. Số vụ án vào ngày trăng rằm được cho là tăng đáng kể so với ngày thường.

Đây là lý do mà ở phương tây có truyền thuyết về "ma sói" (tôi cũng vừa là cô hồn, vừa là ma sói đây). Còn ở phương đông người ta thờ cúng người chết, cụ thể là tổ tiên đã khuất của họ. Họ làm cỗ bàn và thắp hương. Vì cỗ bàn giúp tăng cường dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe còn mùi hương là mọi người trấn tĩnh lại.

Tức là về mặt khoa học thì hành vi tương đối hợp lý. Nhưng họ chỉ không biết vì sao có tục lệ đó, và vốn từ đầu họ không hiểu vì sao làm thế. Thấy cha mẹ làm thế thì làm theo thôi chứ chẳng hề hiểu gì. Và họ thấy nó "tốt" theo kiểu "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" mà không biết rằng mùi hương sẽ giúp họ trấn tĩnh và hóa ra, việc không làm gì là tốt nhất.

Vì với những người không hiểu gì thì không làm gì sẽ đỡ phá hoại. Càng làm càng hỏng, càng làm càng nát mà. Nhất là vào những lúc mệt mỏi như ngày rằm và mùng Một âm lịch.

Tương tự đối với tháng cô hồn. Vốn là tháng cô hồn là tháng 7 âm lịch và do đó thường là tháng 8 dương lịch. Tháng 8 dương lịch có gì đặc biệt?

Đó là tháng giữa mùa hè cực kỳ nóng. Con người cực dễ bị tổn thương thể chất, và từ đó tổn thương tinh thần. Tháng Tám rất khát nước. Vì dù bạn không làm gì thì người bạn cũng sẽ bốc hơi nước và bạn khát, thật sự khát. Tháng Tám cũng rất nóng nên rất khó ngủ, lại càng khiến người mệt mỏi.

Vì tháng Tám không tỉnh táo nên bạn làm gì cũng dễ xôi hỏng bỏng không. Các mối quan hệ thường trục trặc, người ta thường thất hứa vì nhiều lý do. Mọi việc có xu hướng bị chậm trễ vì ai cũng mệt mỏi.

Và vì thế họ bịa ra tháng cô hồn. Trước hết là tránh ra quyết định quan trọng, nhất là tiền bạc. Càng không làm thì càng không mất tiền. Sau đó là thờ cúng, vì thờ cúng thì sẽ có đồ ăn để nâng cao thể lực, ngoài ra thắp hương sẽ làm trấn tĩnh tinh thần.

Nếu làm gì không thành công thì họ sẽ đổ cho việc cô hồn quậy phá. Thế là cả xã hội không làm gì vào tháng cô hồn, đã nghèo lại còn nghèo hơn, mất đứt một tháng không làm ăn gì. Càng nghèo thì lại càng mệt vào tháng cô hồn, nên lại càng mê tín dị đoan hơn. Đây sẽ thành một vòng luẩn quẩn của xã hội nghèo.

Chứ xã hội phương tây có tháng cô hồn đâu. Họ chỉ có nắng nóng kéo dài và uể oải thôi.

Vì sao con người không sợ tháng cô hồn?

Bạn hiểu thì bạn không sợ. Hơn nữa, như đã nói, bạn không sợ ma quỷ vì bạn biết về thần học (theology). Ma quỷ sợ con người chứ việc gì con người phải sợ ma quỷ.

Và vì con người không thờ người chết, không thờ ma quỷ. Người ta thờ thứ gì thì sẽ sùng bái thứ đó và sẽ trở nên kính sợ thứ đó như một thói quen khó bỏ để thỏa mãn tâm hồn yếu đuối, nhút nhát bên trong.

Do bạn uống nhiều nước nữa. Vì tháng Bảy âm lịch thường rất nóng, cơ thể dễ mất nước. Đây cũng là lý do mà giảm ký thường thành công vào tháng Bảy mà.

Thêm lý do nữa là, giờ đã có máy lạnh, không thật sự nóng lắm nhỉ. Nhất là khi bạn ở tầng cao nữa. Cô hồn muốn trèo lên tầng cao cũng khó, trên những nơi cao thế này chỉ có ma cà rồng thôi. Mà ma cà rồng thì hoạt động quanh năm, đâu nhất thiết là phải vào tháng cô hồn?

Nhân tiện, bạn đâu phải kẻ nhút nhát sợ bất kỳ thứ gì người ta bịa ra? Nếu sống trong sợ hãi thì chính bản thân đã trở thành một cô hồn trong cuộc đời, sợ cả cái bóng của chính mình. Sống là không sợ hãi và ngẩng cao đầu như một chính nhân quân tử. Hãy đấu tranh cho công lý và trật tự bằng lửa và máu.

Hết chuyện.
Mark

Wednesday, September 6, 2017

Đại học Sophia: Khóa tiếng Nhật tập trung (non-degree, 15 tuần/30 tuần)

Khóa tiếng Nhật tập trung không cấp bằng chứng nhận (non-degree) dành cho các bạn muốn học tiếng Nhật ngắn hạn tại Nhật Bản.
Khóa học tại Đại học Sophia, một đại học tư lập danh tiếng tại Tokyo, Nhật Bản.
Thời gian: Học 1 hoặc 2 học kỳ.
Học kỳ xuân (tháng 4): 15 tuần từ tháng 4 - tháng 7
Học kỳ hè (tháng 9): 15 tuần từ tháng 9 - tháng 1
Đối tượng: Các bạn đang học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học tại VN
Đăng ký tư vấn tại Saromlang => Form đăng ký

Khóa tiếng Nhật tập trung không cấp bằng Summer Sesion - đại học Sophia
Học kỳ xuân (tháng 4): Tháng 4 ~ tháng 7 (15 tuần)
Học kỳ thu (tháng 9): Tháng 9 ~ tháng 1 (15 tuần)
Photo: Sophia University

Nội dung chi tiết khóa học

Học sinh của khóa học sẽ học tại trung tâm nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ (CLER) của đại học Sophia, học fulltime (toàn thời gian) lấy học trình môn tiếng Nhật nhưng không nhận cấp bằng.

Khóa học tiếng Nhật tập trung Course B

Học mỗi ngày từ thứ Hai tới thứ Sáu, 1 ngày 3 tiếng từ 9:15 tới 12:30. Yêu cầu đầu vào JLPT N3 hoặc tương đương trở lên. Khóa học có 3 cấp độ. Học xong 1 khóa bạn sẽ lấy được 8 học trình (unit). Có thi xếp lớp đầu vào (placement test) để phân lớp. Các học trình này được thừa nhận ở các đại học lớn trên thế giới.

Ngoài ra, trường còn có các khóa không yêu cầu N3:
- Khóa English track học bằng tiếng Anh
- Khóa Japanese Intensive Course chỉ cần N5 (hoặc 150 giờ học tiếng Nhật)
=> Xem các khóa Japnese Non-Degree tại đại học Sophia

Lịch năm học

Giới thiệu ngành học đại học Sophia

GIỚI THIỆU ĐẠI HỌC SOPHIA
Các chương trình du học tại đại học Sophia (Tokyo)

Học bổng đại học Sophia: Miễn giảm 30%, 50%, 100% học phí


ĐẠI HỌC SOPHIA

Tiếng Anh: Sophia University
Tiếng Nhật: 上智大学 Jouchi Daigaku [thượng trí đại học]
Sáng lập: 1913 / Thành lập đại học: 1928
Số học sinh: Bậc đại học: 12,575 (2017)
Bậc sau đại học: 1,332 (2017)
Lưu học sinh: 1,593 (2017)
Campus: 6
Yotsuya Campus
7-1 Kioi-cho,Chiyoda-ku,Tokyo,102-8554
Mejiro Seibo Campus
4-16-11 Shimo-Ochiai,Shinjuku-ku,Tokyo,161-8550
Ichigaya Campus
4 Yonban-cho,Chiyoda-ku,Tokyo,102-0081
Shakujii Campus
4-32-11 Kamishakujii,Nerima-ku,Tokyo,177-0044
Hadano Campus
999 Sannoudai,Kamiozuki,Hadano-shi,Kanagawa,257-0005
Osaka Satellite Campus
3-12-8 Toyosaki,Kita-ku,Osaka-Shi,Osaka,531-0072

Điểm nổi bật

Bạn có thể thi kỳ thi EJU tại Việt Nam và nộp hồ sơ vào trường. Chi tiết: Tư vấn tại Saromalang cho các bạn có tiếng Nhật JLPT N2 trở lên.
Ngành thần học thiên chúa giáo là thế mạnh của trường. Trường cũng có các ngành kỹ thuật như ngành công nghệ thông tin, vật liệu và sinh mệnh, kỹ thuật và ứng dụng.

Ngành học bậc đại học (Undergraduate Courses)

Saturday, September 2, 2017

Vì sao du học xong về nước?

Trong bài Du học xong thì phải chốt lời tôi đã có nói lý do du học xong rồi về nước.


Thật ra thì bạn làm việc và sống ở Nhật cũng chẳng sao. Miễn là đi làm (tương đối) liên tục để có visa ở lại, và kiếm đủ tiền để sống. Mà đi làm ở Nhật thì sống tương đối dễ, nước Nhật thích hợp cho những người năng lực trung bình miễn là nỗ lực cố gắng.

Mọi người luôn hỏi tôi vì sao lại về nước, sao không ở lại Nhật. Mặc dù tôi cũng có nói rằng "Đấy không phải là một câu hỏi đúng", vì du học có nghĩa là đi học, tương lai bạn sẽ về nước, nên câu hỏi như thế là vô hiệu.

Cũng có quan điểm là nên làm ở Nhật để tích lũy vốn, kinh nghiệm, vv. Tuy nhiên, việc này có thể lấy của bạn 10 ~ 30 năm, mà đã ở Nhật lâu thế rồi thì còn về làm gì nữa? Lương cũng tương đối khá, lại quen văn hóa Nhật, biết các trò ăn chơi, biết dùng tiền mua thời gian và sự tiêu khiển ... Về VN làm lại từ đầu không phải là ý tưởng tốt, chưa kể để về VN làm lại từ đầu cần một ý chí và sự quyết tâm mạnh mẽ.

Vì thế, tôi về nước ngay từ đầu! ^^

Thật ra thì tôi cũng có thực hiện tính toán (calculation) sơ sơ rồi, và kết luận là sau 10 năm cũng không tươi sáng mấy. Còn lại thì tôi dùng TRỰC GIÁC với lại về nước chứ có phải ra chiến trận đâu nhỉ? Dù về nước thì cũng phải làm quen lại cuộc sống ở VN, giống như ôn lại bài cũ.

Lý do cùng cực để du học sinh về nước

Để phân tích tới cùng thì chúng ta phải động tới cả "bản chất của cuộc đời", sẽ dài dòng nên tôi không thực hiện ở đây.

Lý do cùng cực để du học sinh về nước là có thể sống tốt hơn ở Nhật. Làm thế nào để sống tốt hơn ở Nhật? Nếu không có cái nhìn toàn cảnh, hiểu rõ văn hóa thì khó mà nhìn ra được.

Ở Nhật cũng tốt, nhưng bạn không có khả năng cạnh tranh mấy, dù nói rằng bạn biết tiếng Việt, bạn có cái nhìn đa chiều, bạn hiểu nhiều văn hóa, vv, thì những điều này không phản ánh mấy vào tiền lương. Bạn chỉ sống cuộc sống bình thường của người đi làm. Bạn vẫn sống tốt, vẫn có tích lũy - nhiều hơn nếu đi làm ở VN, nhưng nếu bạn dùng tiền mua thời gian hay hạnh phúc thì cực kỳ đắt đỏ. Ở Nhật thứ gì liên quan tới mua sức lao động con người thì đều cao cả. Chỉ có mua hàng nhà máy sản xuất hàng loạt là rẻ mà thôi. Nếu bạn chỉ sống, đi làm, nhận tiền như một cái máy, hay một robot làm việc, thì chắc chắn Nhật là thiên đường. Nhưng mấy ai làm được thế? Ai chả có nhu cầu vui chơi giải trí, giao tiếp bạn bè?

Dùng tiền mua thời gian

Sở dĩ tôi về nước là vì về nước tôi mua được rất nhiều thời gian, để làm việc vô bổ mà tôi thích (ví dụ như viết bài này ^^). Tôi không giàu cũng chẳng nghèo, tôi luôn đứng ở ranh giới. Tỉ lệ kiếm tiền theo giờ của tôi không hề tệ chút nào, nên tôi mua được nhiều thời gian (tham khảo Hệ số thời gian - tiền - thời gian).

Tôi luôn LỢI DỤNG giá lao động rẻ và thu nhập thấp ở VN:
- Tiền nhà rất rẻ so với nước ngoài
- Các dịch vụ tại VN rất rẻ so với nước ngoài

>>Vì sao Việt Nam là nơi đáng sống đối với người nước ngoài?

Nhưng tôi cũng LỢI DỤNG cả quá trình toàn cầu hóa (globalization) để kiếm tiền với hệ số thời gian - tiền - thời gian cao.

Bằng cách lợi dụng thời cuộc này, tôi mua được nhiều thời gian và sống khá ổn, chỉ bằng MINDSET và khả năng nhìn được toàn cảnh. Dù sao thì cũng nên nhớ là tôi lợi dụng thời cuộc thôi chứ tiền thì vẫn phải bỏ thời gian, công sức ra kiếm nhé. Tôi làm việc khá nhiều, có ngày dịch 40 trang/ngày và làm liên tục như vậy trong 1 tháng.
>>"Tôi đã tốt nghiệp chủ nghĩa tư bản" như thế nào?

Tiền có thể mua được hạnh phúc

Tiền mua được hạnh phúc. Từ thời trẻ tôi đã khẳng định thế, và ngày nay khoa học (đại học Havard) đã chứng minh thế. Tiền mua được hạnh phúc miễn là bạn biết cách mua, và tôi biết cách mua ngay từ khi du học trở về, chứng tỏ thời gian du học của tôi không tệ ^^

Nếu không có tiền thì tôi sẽ không hạnh phúc, và tôi coi điều đó là đương nhiên, nên thật ra cũng chẳng đau khổ mấy đâu. Vì có sức khỏe, có trí tuệ, có thời gian là sẽ kiếm được tiền thôi.

Ngày nay, tôi sống mức sống cố định 5 USD/ngày mà vẫn hạnh phúc. Ai bảo phải có nhiều tiền mới hạnh phúc nào?

Sở dĩ tiền mua được hạnh phúc là vì tiền mua được thời gian, thời gian làm việc (vô bổ) mà bạn yêu thích, hay thời gian gặp gỡ người (ngớ ngẩn) mà bạn yêu quý sẽ đem lại hạnh phúc thôi. Tiền không mua được danh dự, không mua được tình yêu đích thực, không mua được phẩm giá, nhưng thời gian hay hạnh phúc nhất thời, ngắn hạn, thì mua được đầy.

Điều quan trọng chính là THỜI GIAN. Người hạnh phúc đều có cả một mindset đầy đủ về mối quan hệ BẢN THÂN - TIỀN BẠC - THỜI GIAN.

Vì thế, người HỌC TẬP mới là người HẠNH PHÚC. Bạn đi du học là để học mọi thứ cần thiết để sống tốt hơn. Và bạn về nước vì với năng lực của bạn và khả năng thấu hiểu thời cuộc, bạn mua được nhiều THỜI GIAN hơn.

Về nước là một lựa chọn

Bạn không cần phải về nước, về nước chỉ là một lựa chọn. Bạn có thể làm mọi thứ bạn thích, hoặc đặt thời hạn ở bên Nhật, đếm hết lịch thì về nước chẳng hạn. Bất cứ khi nào bạn hiểu được bản chất của mối quan hệ BẢN THÂN - TIỀN BẠC - THỜI GIAN thì bạn sẽ đưa ra được quyết định tốt nhất.

Nếu thật sự bạn không định ở Nhật tới cuối đời, sống chết với nước Nhật thì việc đặt lịch về nước (sau X năm) là rất quan trọng. Nếu không thường bạn sẽ bị dòng đời cuốn trôi và mọi thứ có thể trượt khỏi tầm kiểm soát, tức là, tiền bạc (mức thu nhập ở Nhật) sẽ kiểm soát cuộc đời thay bạn. Như thế là khá tệ, không, đúng ra là rất tệ đấy.
Mark