Cách đi đứng của bạn sẽ thể hiện con người bạn có kỷ luật, có trách nhiệm và được giáo dục tốt hay không. Bạn có thể tìm kiếm với keyword 正しい歩き方 (cách đi bộ đúng).
Đi đứng thẳng hai mũi chân với nhau
Tốt nhất là bạn nên đi giày và nên đi sao cho các bước chân thành một đường thẳng như các cô người mẫu vẫn đi. Đây là hình minh họa:
Ở các gia đình quý tộc phương tây thì cách ăn uống thanh lịch, cách đi đứng thanh lịch được dạy từ nhỏ. Nhưng thật ra, điều cần dạy không phải là làm một cách máy móc, mà là LUÂN LÝ. Luân lý ở đây là vì sao bạn làm vậy. Người hiểu là người có luân lý, và sống vui vẻ trong kỷ luật. Người không hiểu thì không có luân lý và sẽ không thể áp dụng lâu dài, vì việc gì phải làm thế.
Cũng như luân lý về việc vượt đèn đỏ thôi. Người ta vượt đèn đỏ vì không hiểu luân lý, nên nếu tuyên truyền, xử phạt chỉ được một thời gian ngắn thôi. Vấn đề ở đây là GIÁO DỤC.
Sở dĩ bạn đi đứng thanh lịch là vì đó là điều đúng đắn: Khi bạn ra ngoài đường thì đó là nơi công cộng, bạn cần tôn trọng xã hội và mọi người. Đây là lý do chúng ta ra đường phải ăn mặc lịch sự, không tới mức khiến người khác thích ngắm nhìn nhưng không gây khó chịu, phản cảm cho người khác. Không thể mặc áo ngủ lôi thôi, nhếch nhác ra đường được.
Việc tuân thủ luật giao thông cũng tương tự: Khi ra ngoài đường bạn phải thể hiện sự TÔN TRỌNG, từ đó mà sẽ được tôn trọng. Những người vượt đèn đỏ là những người không hề có sự tôn trọng, vì thế họ phá luật, sống bê tha, bệ rạc và không được tôn trọng.
Vì khi bạn ra nơi công cộng (PUBLIC PLACE) thì để có những nơi như thế là công sức của rất nhiều người trong xã hội. Bạn đang hưởng lợi từ xã hội thì phải thể hiện sự tôn trọng. Giữ vệ sinh nơi công cộng là về vấn đề LUÂN LÝ nhiều hơn là LỢI ÍCH CÁ NHÂN. Những gia đình không hiểu điều này thì khuyến khích con cái xả rác ngoài đường không được mang về nhà. Họ sẽ gặp rắc rối với con cái họ và với chính bản thân họ, vì điều họ dạy là trái luân lý.
Đây là hình minh họa cách đi đúng và sai:
Khi đứng cũng nên thẳng mũi chân
Hình minh họa:
Khi đứng ở nơi công cộng, hay trước công chúng, bạn cũng không thể "xõa" mà vẫn phải Ý THỨC để đứng sao cho thanh lịch. Hãy nhìn cậu bé trong hình trên.
Ở các gia đình quý tộc phương tây thì giáo dục gia đình là rất nghiêm khắc trong đi đứng, ăn mặc, nói năng, cư xử, ăn uống vv. Nhưng bài học đầu tiên bao giờ cũng là LUÂN LÝ.
Do đó, trẻ em được giáo dục tốt làm ĐIỀU ĐÚNG chứ không làm ĐIỀU TƯ LỢI. Điều này dẫn tới cuộc đời hoàn toàn khác so với trẻ em thông thường.
Nếu bạn đi dép lê
Tốt nhất thì đi giày nhưng nếu đi dép lê thì KHÔNG ĐI LOẸT QUẸT. Hãy đi thẳng mũi chân như trên và nhấc hẳn chân lên khỏi mặt đất. Vì gây tiếng động, tiếng loẹt quẹt không phải là thanh lịch hay lịch sự.
Điều quan trọng khi đi, kể cả đi chân đất, là phải SẢI BƯỚC (STRIDE):
Sải bước chứng tỏ bạn là người tự tin vào bản thân và vì thế mọi người sẽ tôn trọng bạn hơn. Nếu bạn muốn thành công thì hãy sải bước trong cuộc đời. Đó là những bước dài, tự tin, người thẳng, nhìn thẳng về phía trước.
Tối kị: Chân đi chữ bát
Ở VN nói riêng và nước nho giáo nói chung thì người ta hay đi chân chữ bát. Vì ở nhà không được dạy cách đi đúng và bản thân cũng không Ý THỨC về cách đi đứng, ăn uống, ăn mặc vv.
Chân đi chữ bát thường chỉ chứng tỏ là người dễ dãi, không có kỷ luật, thậm chí là bê tha, bệ rạc. Nếu bạn bước chân chữ bát vào đời thì bạn sẽ có thể gặp nhiều rắc rối hoặc khó mà thành công. Vì người thông minh sẽ quan sát đánh giá rất kỹ qua thái độ, ứng xử và chẳng mấy ai tin người bước chân chữ bát cả.
Có câu "chân đi chữ bát, dứt khoát là trai" nhưng dạo này nhiều phụ nữ ở VN cũng đi chữ bát lắm.
Bạn nên ra ngoài quan sát sẽ thấy, người càng xuất hiện với học vấn thấp thì tỉ lệ đi chân chữ bát càng cao. Đúng ra thì việc đi chữ bát liên quan tới giáo dục gia đình hơn là học vấn trường học: Nhà càng đông con càng ít dạy con hoặc không dạy con thì con thường đi chân chữ bát.
Sở dĩ gọi là chân đi chữ "bát" vì xòe bai bàn chân ra như hình chữ BÁT 八 trong tiếng hán.
Ở Nhật, nếu mà bạn quan sát thì thấy các thiếu nữ lại thường đi theo dạng "chữ bát ngược" có lẽ để cho điệu đà:
Đi kiểu "chữ bát ngược"
Dù đi kiểu chữ bát ngược không xấu xí như đi kiểu chữ bát, nhưng nhìn là thấy mệt và khổ sở. Do đó, theo tôi, đi chân thẳng vẫn là ấn tượng tốt và thanh thoát nhất.
Các bạn đi du học thì nên quan sát xem người Nhật đi đứng, giày dép thế nào, phán đoán tính cách, cuộc sống của họ. Đấy cũng là niềm vui. Ở VN thì đại đa số đi chân chữ bát vì nhiều người dễ dãi, và cũng không tôn trọng công chúng mấy, nhưng quan sát cũng khá vui. Nếu bạn định lập thân thì nên lấy người đi đứng thẳng, vì họ đáng tin cậy và nhìn chung là hấp dẫn hơn.
Và quan trọng là bạn phải trở thành người hấp dẫn đã đúng không? Cả ở cách đi đứng và tính kỷ luật.
Mark
Hình ảnh:
少しのコツで集中力アップ!子どもの正しい姿勢&歩き方
http://www.meiko-community.jp/report/column/posture.html
Hình ảnh:
少しのコツで集中力アップ!子どもの正しい姿勢&歩き方
http://www.meiko-community.jp/report/column/posture.html
No comments:
Post a Comment