Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, September 23, 2017

Rèn luyện khả năng ĐỌC HIỂU LUẬT PHÁP

Muốn sống an toàn trong xã hội thì bạn phải học khả năng ĐỌC HIỂU luật pháp. Để tránh làm sai và thậm chí là để tránh bị phạt sai. Ngoài ra, bạn hiểu luật pháp thì khi ra tòa thuê luật sư sẽ dễ thắng hơn. Việc lười đọc, hay không có khả năng đọc hiểu thường khiến người ta bị hệ thống luật pháp o ép và bị cáo buộc rất nhiều tội. Ở Mỹ cảnh sát có thể bắt nạt khá nhiều người thiểu số nhưng không thể bắt nạt người Do Thái, hay con cái của họ đơn giản vì họ hiểu luật và có luật sư. Khi bạn hiểu luật thì sống sẽ an toàn hơn nhiều, nếu có ai làm sai bạn có thể thuê luật sư và kiện họ ra tòa.

Ví dụ hôm nay là về vấn đề rọ mõm cho chó. Đây là "Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y":
Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Chó Shiba. Ảnh: Dogtime.

Vì điều luật này mà nhiều người đòi phạt chó không rọ mõm, hoặc nhiều người gấp rút đi mua rọ mõm cho chó. Nhưng thật ra điều luật này không rõ ràng về ý nghĩa lắm.

Ở mục b) có hai hành động là (1) không đeo rọ mõm cho chó và (2) không xích giữ chó, không có người dắt. Từ đó dẫn đến 3 tình huống:

Tình huống 1: Không đeo rọ mõm VÀ không dắt bằng xích
Tình huống 2: Không đeo rọ mõm NHƯNG dắt bằng xích
Tình huống 3: Dắt bằng xích NHƯNG không đeo rọ mõm

Tình huống 1 thì chắc chắn vi phạm rồi khỏi cần bàn thêm, nhưng tình huống 2 và 3 thì có vi phạm không?

Cách hiểu thứ nhất: Theo đa số mọi người đọc sơ thì tình huống 2 và 3 cũng vi phạm và cũng bị sử phạt. Bởi lẽ nếu chỉ tình huống 1 bị xử phạt thì phải viết thế này:
b) Không đeo rọ mõm cho chó không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Cách hiểu thứ hai: Nhưng nếu tình huống 2 và 3 cũng vi phạm thì nên viết thế này cho dễ hiểu:
b) Không đeo rọ mõm cho chó khi đưa chó ra nơi công cộng.
c) Không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Vì thế rốt cuộc đây là văn bản pháp luật đã không được viết tốt và rõ ràng. Tóm lại là nếu chỉ dắt bằng dây mà không đeo rọ mõm cho chó thì có bị phạt không?

Tức là cách hiểu thứ nhất hay cách hiểu thứ hai đúng? Nếu cách hiểu thứ nhất đúng thì văn bản dùng sai từ nhưng không bị phạt, nếu cách hiểu thứ hai đúng thì bị phạt nhưng vì sao lại viết thành "một hành vi"?

Chữ "hoặc" ở đây là bổ nghĩa cho việc "phạt tiền" hay cho "hành vi"? Nếu bổ nghĩa cho phạt tiền thì tình huống 2 và 3 đều bị phạt tiền, còn nếu bổ nghĩa cho "hành vi" thì không.

Nếu bạn dắt chó đi nhưng không rọ mõm, và bị phạt tiền và sau đó bạn kiện ra tòa, thì có khả năng thắng kiện người phạt bạn không?

Tôi nghĩ là có. Bởi vì mặc dù văn bản không rõ ràng về ý nghĩa và đã không được viết tốt nhưng trước hết chúng ta phải hiểu MỤC ĐÍCH CỦA VĂN BẢN PHÁP LUẬT và tranh luận về mục đích này.

Chúng ta hãy chú ý tới chỗ này: Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

Tức là điều này là để phòng bệnh về động vật. Sở dĩ phải dắt chó chứ không phải dắt mèo vì chó có thể lây bệnh dại nếu nó bị dại và cắn người. Như vậy các hành động là để tránh việc chó cắn người mà thôi. Còn mèo thì không cần, vì thật ra không phải mèo không bị bệnh dại mà mèo không cắn người.

Hoặc đơn giản là chó đã tiêm phòng, không bị bệnh dại, nhưng cắn người thì người bị cắn cũng lo sợ mà phải tiêm phòng và ảnh hưởng sức khỏe.

Như vậy, mục đích của Điều 7 này là để tránh chó cắn người, như vậy bạn chỉ cần rọ mõm HOẶC dẫn dây (và có người dắt) là đủ.

Nếu bạn làm một trong hai hành động (rọ mõm HOẶC dẫn dây) thì đã đảm bảo chó không cắn người và không vi phạm điều 7 rồi. Ở nước ngoài thì người ta cũng không yêu cầu rọ mõm chó mà yêu cầu dẫn dây (leash) thôi.

Đây là ví dụ về khả năng ĐỌC HIỂU PHÁP LUẬT. Tuy nhiên, không phải người thi hành luật pháp (lực lượng hành pháp) cũng có khả năng đọc hiểu tốt. Họ có thể phạt bạn chỉ vì bạn không rọ mõm chó mặc dù vẫn dẫn dây, vì họ ĐỌC KHÔNG HIỂU hoặc ĐỌC KHÔNG TỚI.

Bạn có thể tranh luận với họ nhưng họ vẫn phạt bạn. Vậy phải làm thế nào? Tất nhiên là phải thuê luật sư kiện họ ra tòa rồi. Vì tòa án là nhánh tư pháp, có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát nhánh hành pháp (cảnh sát vv). Chúng ta không thể đảm bảo người thi hành pháp luật luôn làm đúng, do đó, phải rèn luyện khả năng đọc hiểu và tư duy pháp luật.

Nhân tiện, nếu muốn trở nên thành công và giàu có bạn phải hiểu biết về pháp luật. Vì có rất nhiều kẻ sẽ tìm cách lấy tiền của bạn, kể cả cách phi pháp lẫn "hợp pháp". Bạn phải hiểu biết về pháp luật để thu thập bằng chứng phạm pháp của họ và tự bảo vệ của bản thân. Những kẻ không có khả năng đọc hiểu và hiểu biết pháp luật sẽ chỉ thua thiệt và bị tước đoạt (thậm chí bởi cả lực lượng hành pháp).

Với các bạn đi du học thì sẽ có cơ hội ĐỌC HIỂU PHÁP LUẬT Nhật Bản: Vì các bạn sẽ quan tâm tới visa lưu trú nên sẽ đọc liên quan tới visa, lao động. Tôi đọc hiểu pháp luật Nhật Bản rất tốt vì tôi luôn tìm hiểu về pháp luật. Các văn bản pháp luật ở Nhật viết khá chặt chẽ, đọc khá đau đầu nhất là VÀ và HOẶC nhưng đọc nhiều sẽ quen thôi. Bạn nào du học mà học ngành luật ở Nhật cũng khá hay.
Mark

No comments:

Post a Comment