Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, April 16, 2016

Động đất Kumamoto và những điều cần chú ý

Diễn biến động đất Kumamoto 4/2016

Rạng sáng ngày 14/4/2016 đã xảy ra động đất lớn tại Kumamoto với chấn độ 7 (cao nhất trong thang đo của Cục khí tượng Nhật Bản) và độ lớn (magnitute) 6.5 tức M6.5.

Tiếp sau đó, 1:25 phút sáng ngày 16/4/2016 lại xảy ra tiếp động đất tại Kumamoto với chấn độ 6 mạnh, nhưng độ lớn là 7.3 tức M7.3.

Chấn độ chỉ là chỉ mức độ rung lắc còn độ lớn (magunitude = マグニチュード) được đó theo thang logarithm mới diễn tả được cường độ động đất. Như vậy loạt động đất chấn độ 7 chỉ là 前震 zenshin [tiền chấn] tức là "chấn động ban đầu", còn loạt trận vào sáng ngày 16 với chấn độ 6 mạnh mới là 本震 honshin [bản chấn] tức là "chấn động chính".

前震 zenshin ⇒ 本震 honshin ⇒ 余震 yoshin

震度
shindo [chấn độ]
chấn độ, độ rung lắc
マグニチュード
magunichuudo [magnitude]
đo quy mô cường độ động đất
前震
zenshin [tiền chấn]
động đất trước động đất chính
本震
honshin [bản chấn]
động đất chính
余震
yoshin [dư chấn]
dư chấn (sau địa chấn chính)
土砂災害
dosha saigai [thổ sa tai hại]
tai họa do lở đất (động đất, mưa lớn, v.v..)
火山活動
kazan katsudou [hỏa sơn hoạt động]
hoạt động núi lửa
土砂崩れ
dosha kuzure [thổ sa băng]
lở đất

Với cường độ M7.3, trận động đất này đã sánh ngang với đại động đất Kobe 1995.
Cần chú ý là trong vòng 1 tuần còn có thể có 余震 yoshin [dư chấn] với cường độ 6 yếu.
Tại Oita, rạng sáng ngày 16 là động đất với chấn độ 5 yếu, cường độ M5.3.

Thoát ra ngoài và đề phòng dư chấn

Mục đích của việc ứng phó động đất là để THOÁT RA NGOÀI chứ không phải là mắc kẹt hay trú bên trong (vì nhà có thể sập, dẫn tới mắc kẹt, ngạt, chết vì cháy nổ ga). Chú ý là động đất thường có dư chấn, thậm chí có cả tiền chấn nên bạn còn không biết trận động đất mạnh nhất đã xảy ra hay chưa. Việc chui gầm bàn, gầm giường, .... những phút đầu tiên cho tới khi hết rung lắc chỉ là để tránh bị thương chứ mục tiêu cuối cùng vẫn là thoát ra.

Vì thế, nhiều người Nhật có nhà, chỗ trú ẩn nhưng họ vẫn ở bên ngoài không gian rộng (và không có nhà cao, cột cao, núi, ... có thể đổ xuống). Là vì họ sợ dư chấn sẽ gây sập nhà.

Cũng cần chú ý là phải kiểm tra xem chỗ bạn đứng có đất nền (địa bàn) mạnh hay yếu, vì đứng chỗ yếu thì có thể đứt gãy, nứt lở đất nên đứng bên ngoài cũng nguy hiểm.

余震 YOSHIN
DƯ CHẤN CŨNG NGUY HIỂM KHÔNG KÉM

>>Hãy xem thêm tại Cách ứng phó động đất (Yurika)

Vấn đề động đất và mưa lớn

Tại Kumamoto còn xảy ra mưa lớn (大雨 ooame) ước lượng lượng mưa 100 ~ 150ml. Do địa hình đã bị động đất làm cho yếu đi nên khi mưa rơi xuống rất dễ xảy ra tai họa lở đất (土砂災害 dosha saigai) nên cần chú ý không chỉ tai họa động đất mà cả các tai họa đi kèm nữa.

火山活動 kazan katsudou [hỏa sơn hoạt động] = "hoạt động núi lửa" không có bất thường. (Tại Kumamoto có núi lửa Aso)
土砂災害 dosha saigai [thổ sa tai hại] = "tai họa do băng lở đất do mưa lớn và động đất" cần phải chú ý. Đã có người chết vì 土砂崩れ doshakuzure (lở đất) vì mưa lớn và trận động đất này.

Theo báo chí đưa tin, tới ngày 16 đã có 28 người chết và gần70 ngàn người phải đi lánh nạn.

Bạn có thể cập nhật tin tức về động đất tại Kumamoto thông qua các trang tin tức thời sự Nhật Bản tại Read.

Một số hình ảnh động đất Kumamoto

Sập nhà. Ảnh: Mainichi Shimbun.
Đi lánh nạn = 避難 hinan [tị nạn]. Ảnh: Mainichi Shimbun.
Nứt đường. Ảnh: Mainichi Shimbun.
Xem bộ ảnh tại: http://mainichi.jp/graphs/20160415/hpj/00m/100/001000g/1

No comments:

Post a Comment