Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, December 26, 2018

Cho tiền là hại người

Hướng dẫn tránh bị sempai quịt tiền khi du học

Tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm và trừu tượng. Vì thế, 97% gặp rắc rối về tài chính. Dù là thời đại nào, có lẽ con số này không thay đổi. Ngày nay, diễn giả thành công, diễn giả làm giàu tràn ngập thế giới, kiếm được rất nhiều tiền từ ... người nghèo. Vì thế mọi người đều giàu có? Không hẳn. Vẫn như cũ thôi. Diễn giả thì quả thật là giàu lên.

Vì vấn đề là phải hiểu NGHĨA ĐEN của tiền bạc, từ đó nhìn được sự trừu tượng của nó. Vì trong số các khái niệm, tiền là trừu tượng nhất. Tiền không phải là người yêu, có thể cào cấu cắn xé được, ví dụ tiền trong ngân hàng, chỉ là một con số, nhưng bạn vẫn biết nó là của bạn. Thậm chí bạn không có tiền mà có thẻ tín dụng, bạn vẫn nghĩ hạn mức của thẻ là "tiền của tôi" dù không phải như thế, đó chỉ là tiền ngân hàng cho vay để bạn không trả được và họ kiếm lời từ bạn.

Tiền là vật ngang giá, vật dự trữ vv toàn là những khái niệm cơ bản trong kinh tế học mà ai cũng có thể đọc được dễ dàng. Nhưng có một thứ quan trọng về tiền:

Tiền không phải là vật sở hữu mà là thước đo hiệu quả công việc của bạn.

Tiền không phải là nguyên nhân mà là hệ quả thôi. Bạn làm tốt thì người ta tự đưa tiền để bạn làm. Nếu bạn đầu tư cổ phiếu sinh lời cao, hàng ngàn người lấy tiền tiết kiệm của họ đưa cho bạn đầu tư. Bạn kiếm được nhiều từ là từ hệ quả bạn đầu tư hiệu quả hơn người khác.

Cũng như sản xuất và bán hàng, bạn sản xuất và bán hàng tốt thì kiếm được nhiều tiền. Không có cách khác kiếm tiền lâu dài ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Ngay cả cầu thủ bóng đá, thì điều quan trọng vẫn là hiệu suất thi đấu của anh ta (hoặc là ghi bàn, hoặc là ngăn đối phương ghi bàn).

Vì thế mà cho tiền là làm hại người khác.

Mà phổ biến nhất là người trong gia đình cho tiền nhau làm ăn, cho tiền nhau trả nợ vv. Điều này chỉ làm cho mô hình kinh doanh hoặc lối sống thua lỗ và phá sản kéo dài thêm, và cuối cùng mọi người đều mất tiền mà không học được bài học gì.

Cho vay tiền trong gia đình cũng là dạng cho tiền, vì thường là sẽ không trả lại. Nên hình thức là "cho vay", mà thực chất là "cho tiền".

Cho vay mà đòi lại được thì không có gì xấu. Ví dụ cho vay nhưng kèm với vật thế chấp, nếu họ không trả thì bạn lấy luôn tài sản thế chấp thì không sao.

Nhưng cho vay mà không có thế chấp thì chấp nhận là mất tiền. Thêm nữa, mất luôn tình cảm gia đình và bạn bè.

Bố thí làm từ thiện mà cho tiền cũng là hại người và hại bản thân. Vì bản chất là người bố thí không hiểu về tiền bạc, họ đã thua lỗ, phá sản do đánh bạc, hoặc không lao động (hoặc không thể lao động), vv.

Chỉ nên làm từ thiện bằng cách viện trợ nhân đạo tức là nhu yếu phẩm để tồn tại như thực phẩm thiết yếu, quần áo, thuốc men và phải đảm bảo họ không đem bán lấy tiền để làm việc khác.

Tóm lại, làm từ thiện hay bố thí thì phải quản lý được việc người ta thực sự ăn vào người, mặc vào người, chứ không phải tuồn ra chợ đen đổi lấy tiền. Như thế để tránh người ta đánh bạc tiếp, hoặc chi tiêu hoang phí, hoặc bị kẻ khác đứng sau chăn dắt, bòn rút.

Vì nếu như thế, người bố thí sẽ bị tổn thương vì bị lừa dối và sẽ tăng phức cảm tự ti, từ đó mà kém hạnh phúc hơn. (Người bị lừa dối thì ai cũng kém hạnh phúc đi, nên tốt nhất là bạn không nên bị lừa dối.)

Cho người nhà vay tiền làm ăn, cho bạn bè vay tiền là tệ nhất

Đây là cách khiến bạn mất tiền, mất niềm tin, người được cho vay chìm trong nợ nần thua lỗ và mất luôn mối quan hệ tốt đẹp.

Vì thường tiền cho vay dễ dãi kiểu này sẽ "một đi không trở lại". Nếu bạn là người dễ dàng cho vay, bạn sẽ gặp rắc rối tài chính. Nếu bạn nào thích đọc sách thì có thể đọc Người giàu có nhất thành Babylon.

Vì nếu họ đã vay bạn, nghĩa là họ đã vay của rất nhiều người khác. Họ đang thua lỗ và như con thiêu thân. Họ còn đã vay nợ xã hội đen (tín dụng đen) không biết chừng.

Lý do là vì họ không có tài sản thế chấp. Nếu không họ đã vay được ngân hàng rồi. Nếu bạn cho vay mà có tài sản thế chấp từ họ, và số tiền cho vay thấp hơn giá trị tài sản này thì không sao.

Không, bạn không thể cho ai vay tiền mà không có thế chấp, kể cả cha mẹ. Với người trong gia đình, nếu bạn có thể cho mà không ảnh hưởng tới tài chính của bạn thì bạn cho thôi, không nên cho vay. Nhưng vẫn nên nhớ: Cho tiền là làm hại người khác.

Bạn chỉ đang làm hại họ, cổ xúy lối sống thua lỗ hoặc dùng tiền vô trách nhiệm, và họ sẽ lún sâu hơn vào nợ nần.

Cảnh giác sempai vay tiền khi du học

Sempai (先輩, nôm na là đàn anh hay đàn chị, hay tiền bối) mà vay tiền thì tuyệt đối không cho vay. Chiêu của các sempai này là sẽ nói chuyện đạo lý trước, rồi khi gặp riêng sẽ hỏi vay tiền. Trong cuộc sống, những người nói đạo lý với bạn thì đều sẽ vay và quịt tiền của bạn, không sớm thì muộn.

Vì nếu không nói gì thì bạn sẽ cảnh giác và từ chối. Đầu tiên là phải thao túng đầu óc của bạn, bằng cách nói những chuyện đạo lý, chuyện cao đẹp, luật nhân quả, sống tốt đời đẹp đạo đã. Không chỉ sempai, mà nhiều công ty du học, công ty xuất lao không uy tín vẫn làm việc này suốt.
>>Hướng dẫn đòi nợ công ty du học & công ty xuất lao

Chưa chắc họ đã có lý luận nhưng họ có kinh nghiệm: Càng nói đạo lý và "con mồi" cắn câu thì mức cảnh giác của "con mồi" càng thấp, vì thế càng dễ nộp tiền hơn.

Trong văn phòng, trong nhà họ treo nhiều tranh chữ "Tâm", chữ "Hiếu" (những thứ mà họ thật sự thiếu, vì sau khi quịt tiền thì người bị chửi đầu tiên là cha mẹ họ), mở miệng ra sẽ là đạo pháp, là luật nhân quả.

Bạn nào từng bị lừa chắc đã gặp cảnh này (bị lừa không hẳn là do bạn xấu hay ngu ngốc, mà là do bạn tốt nên nghĩ ai cũng tốt).

Khi đi du học, bạn sẽ gặp nhiều sempai vay tiền với lý do hợp lý ví dụ đi làm vất vả, chưa kịp nhận lương nên không kịp đóng tiền học, mà không đóng sẽ bị đuổi học.

Khi họ vay tiền của bạn, có thể họ đã vay rất nhiều người khác rồi.

Bạn không nên cho họ vay tiền, không đến lúc bạn cần tiền đóng học phí chính bạn sẽ không có và phải bỏ học.

Hãy tự hỏi thế này:
- Vì sao sempai có kinh nghiệm rồi mà không sắp xếp được tài chính?
=> Vì họ không quản lý tiền bạc, chi tiêu bừa bãi, hoặc chủ trương vay tiền của người khác (thường sẽ không có ý định trả, hoặc không trả ngay).

- Sempai có chỉ vay một mình bạn không, hay đã vay của rất nhiều người?
=> Thường là họ là chúa chổm, nên bạn cho vay tiền là mất, vì họ còn nợ cả trăm người khác.

- Vì sao sempai không nhờ gia đình giúp đỡ?
=> Khi gặp khó khăn, đầu tiên là người ta nhờ gia đình. Sempai không nhờ gia đình vì không có ý định trả (vì nếu quịt của gia đình sẽ hết đường về quê). Tất nhiên là sempai sẽ ca bài gia đình khó khăn thế này thế kia.

Nếu gia đình khó khăn về kinh tế thì sao còn du học?? Đây là câu hỏi ban đầu. Nếu đi du học mà không chuẩn bị tài chính tốt thì đấy là vấn đề của sempai và gia đình, không phải là vấn đề của bạn.

- Nếu bạn mất số tiền cho vay, bạn có ổn không?
=> Bạn không ổn. Vì bạn không phải là người dư dả, chưa kể, số tiền đó là bạn đi làm thêm vất vả mới có, mà chính bạn không dám hoang phí. Hoặc là tiền của gia đình bạn, do cha mẹ đổi thời gian làm việc mới có.

Vì thế, bạn tuyệt đối không nên cho sempai hay bạn bè vay tiền. Tất nhiên là chúng ta cũng nên giúp đỡ bạn bè. Tôi vẫn cho vay tiền nhưng chỉ cho người chính trực, có nghĩa khí vay, và ai cũng trả tiền đúng hạn. Bạn chỉ cần nhìn vào hành vi thường ngày là biết một người có nghĩa khí hay không. Nhưng đấy là nếu bạn dư tiền, và người cho vay phải nói rõ vì sao họ vay, khi nào họ trả, họ trả cách nào. Nếu bạn không yên tâm thì phải có vật làm tin.

Ý tôi là không nên quá cứng nhắc nhưng tuyệt đối không cho người mà bạn không biết rõ đạo đức, phẩm chất vay. Giúp người là việc tốt nhưng mất tiền không phải là việc tốt. Không tốt cho thế giới và cả sức khỏe, tinh thần của bạn.

Sempai thì họ có gia đình, bạn bè của họ, tại sao lại vay bạn??

Cứ nói là bạn "muốn cho vay nhưng không có tiền, vì bạn cũng đang vay" là được. Đấy là nếu họ dòm ví bạn thấy tiền. Gặp người vay tiền thì bí quyết là than nghèo kể khổ cho bi thảm thống thiết vào. Khóc càng tốt.
Mark

No comments:

Post a Comment