Nếu là nhà đầu cơ, họ sẽ quan tâm tới giá trị lâu dài của cổ phiếu, tức là công ty có ăn nên làm ra không, có trả cổ tức (lãi cổ phiếu) nhiều không. Nếu bỏ ra 100 đồng mà một năm thu về 6 ~ 8 đồng (cao hơn lãi trung bình bất động sản là 4%) thì là chấp nhận được. Tất nhiên là ở nơi lạm phát cao thì phải cộng thêm mức trượt giá lạm phát nữa.
Nhưng, thị trường chứng khoán vốn là để huy động vốn cho doanh nghiệp, không tiện để đánh bạc lắm. Vì bạn phải mua bán cổ phiếu thực (thuật ngữ chuyên môn trong chứng khoán phái sinh gọi là "chứng khoán cơ sở" vì giá của cổ phiếu này sẽ lấy làm giá cho cổ phiếu phái sinh), nên bán đi chưa chắc đã mua lại.
Điểm này thì giống như bất động sản.
Tôi ví dụ, anh Tran mua bất động sản năm 2017 giá 2 tỉ, tới năm 2019 nó tăng giá thành 3 tỉ, anh bán đi chốt lời 1 tỉ và nghĩ mình đầu tư thành công. Vấn đề là với 3 tỉ năm 2019, anh không mua lại bất động sản được nữa. Vì nhà anh tăng giá thì nhà khác cũng tăng giá. Anh bị loại khỏi cuộc chơi vì không mua được bất động sản tốt hơn ban đầu được nữa. Đây là bán đi mà không thể mua lại.
Cổ phiếu tốt cũng thế. Bán đi rồi chưa chắc đã có người bán để mua lại. Nhiều khả năng sẽ ngồi chơi xơi nước dài dài.
Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh không phải là chứng khoán thực mà chỉ là chứng khoán "ảo" dựa trên giá trị của chứng khoán thực. Tất nhiên, chứng khoán phái sinh không liên quan gì tới doanh nghiệp cả.Giá chứng khoán phái sinh được lấy bằng giá chứng khoán thật (chứng khoán cơ sở). Tức là giá trên sàn chứng khoán biến động thế nào thì giá của cổ phiếu phái sinh trên sàn phái sinh cũng thay đổi y như thế.
Như vậy thì đánh bạc bằng cách nào?
Sử dụng mua và bán "hợp đồng tương lai".
Hai người X và Y thỏa thuận mua và bán chứng khoán phái sinh với giá ngày hôm nay vào một ngày trong tương lai.
Ví dụ, chứng khoán phái sinh dựa trên chứng khoán có mã SEA đi. Giá hôm nay là 55k/cổ phiếu.
X và Y thỏa thuận hợp đồng tương lai:
2 tháng sau X sẽ mua từ Y 1000 cổ phiếu SEA (phái sinh thôi nhé), còn Y bán cho X 1000 cổ phiếu SEA.
Giả sử 2 tháng sau hôm nay, cổ phiếu SEA có giá là 65k tức là tăng 10k, thì X sẽ phải trả thêm 10k/cổ phiếu cho Y tức là trả cho Y 10k x 1000 = 10,000k.
Tất nhiên là phải trả lệ phí giao dịch vv cho sàn chứng khoán. Bạn vẫn phải đặt cọc tiền vào nhưng có thể dùng đòn bẩy (6 lần vv).
Nếu cổ phiếu SEA giảm giá thì Y sẽ phải trả tiền chênh cho X.
Như vậy, số lượng chứng khoán phái sinh, hay đúng hơn là hợp đồng tương lai, là không giới hạn. Bạn có thể mang cả gia tài ra đánh, miễn là có người giao dịch với bạn.
Ví dụ X và Y.
X nghĩ mình thông minh và chứng khoán SEA sẽ giảm giá sau 2 tháng nữa.
Y nghĩ mình thông minh và nghĩ chứng khoán SEA sẽ tăng giá sau 2 tháng nữa.
Do đó, X nghĩ nếu mua sau 2 tháng nữa thì sẽ có lời, tức là "bán hiện tại, mua tương lai".
Y nghĩ nếu bán sau 2 tháng nữa thì sẽ có lời, tức là "mua hiện tại, bán tương lai".
Sàn chứng khoán phái sinh sẽ là trọng tài, họ nhận tiền kỹ quỹ của hai bên, thực hiện việc lấy tiền của người này trả cho người kia. Đổi lại, họ nhận lệ phí làm tiền công.
Như vậy, để thắng bạc được bạn vẫn phải dự đoán đúng biến động của chứng khoán thực, tức là bạn vẫn phải nghe ngóng tin tức, phân tích bảng biểu vv. Vất vả đấy. Tôi không tham gia mà chỉ nghị luận. Đây không phải lĩnh vực của tôi và tôi không phải con bạc khát nước.
Đây cũng có thể là một LỐI SỐNG tiềm năng cho một số bạn muốn "thoát đĩa". Thoát đĩa có nhiều cách, đánh bạc bằng chứng khoán phái sinh là một cách. Nếu khéo có thể kiếm bộn từ những người "kém thông minh", "kém nhanh nhạy" hơn, sau đó làm diễn giả về chứng khoán phái sinh và lại kiếm bộn tiền từ những người thất bại. Tôi không tham gia vì tôi chẳng thông minh gì.
Mark
Ghi thêm: Chứng quyền (Covered Warrant)
Chứng khoán phái sinh thật sự không tồn tại mà đúng ra là hợp đồng tương lai thỏa thuận theo giá chứng khoán thật (chứng khoán cơ sở).
Chứng quyền thì tồn tại thật, do công ty chứng khoán phát hành (khác với cổ phiếu là do doanh nghiệp phát hành), IPO cho mọi người mua, sau đó mọi người giao dịch với nhau trên thị trường chứng quyền.
Chỉ khác với chứng khoán thật là chứng quyền có giá trị gắn liền với chứng khoán cơ sở (tức là giá luôn lấy bằng giá chứng khoán cơ sở). Tất nhiên là không có cổ tức vì không gắn với doanh nghiệp. Bạn có thể mua bán chứng quyền dựa trên tiên đoán về tương lại giá chứng khoán, và về độ thông minh của bản thân.
Dù thế nào, cơ bản là bạn sẽ mất sạch tiền.
No comments:
Post a Comment